Xu Hướng 5/2024 # Bí Quyết Trị Chàm Sữa Bằng Lá Trầu Không Cho Bé Mẹ Nên Biết # Top 4 Yêu Thích

Lá trầu không là loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng trong điều trị nhiều bệnh lý về da. Đặc biệt phải kể đến các cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không rất hiệu quả, được nhiều mẹ tin tưởng và sử dụng.

Lợi ích của lá trầu không với da

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong 100g lá trầu không có:

84.5% độ ẩm3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ, 6.1% carbohydrate.

Hàm lượng các khoáng chất và vitamin tốt cho sức khỏe như canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C… có công dụng tốt trong việc tái tạo và phục hồi các tổn thương của da do chàm, kích thích các tế bào da mới phát triển.

Ngoài ra trong lá trầu không có chứa cả tanin, diataza là chất hỗ trợ hồi phục và tái tạo làn da cho bé.

Đồng thời lượng tinh dầu dồi dào, chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm và kháng khuẩn, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại và các tế bào nấm cực kỳ hiệu quả.

Đặc biệt trong lá trầu còn chứa 1 dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt, ngăn cản sự lây lan của mầm bệnh.

Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không để trị chàm sữa cho con rất đơn giản với nhiều cách thực hiện khác nhau.

Trước tiên mẹ cần chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch và để ráo nước. Lưu ý, nên chọn những lá trầu không còn xanh, không quá già và cũng không nên non quá để đảm bảo các chất có trong lá trầu được tối đa.

Trong thực tế có nhiều loại lá trầu khác nhau như lá trầu mỡ, lá trầu quế. Tốt nhất mẹ nên chọn lá trầu quế sẽ cho hiệu quả điều trị cao nhất. Trường hợp không có lá trầu quế thì cũng có thể sử dụng lá trầu mỡ, tuy nhiên cần tăng thêm số lượng lá hơn so với lá trầu quế.

Mẹ có thể áp dụng 1 trong 3 cách sau đây để trị chàm sữa cho con.

Cách 1: Vò nát lá trầu không

Mẹ dùng 1 nắm lá trầu không đã sửa sạch, để ráo nước vò nát đến khi ngửi thấy mùi trầu nồng nặc là lúc tinh dầu trên lá trầu đã tiết ra đủ rồi chà lên vùng lá bị chàm sữa của bé.

Lưu ý, cần rửa sạch, lau khô vùng da bị chàm sữa trước khi thực hiện. Mẹ nên chà xát nhẹ nhàng lá trầu trong vòng khoảng từ 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Thực hiện cách làm này hàng ngày thì chàm sữa sẽ nhanh chóng biến mất.

Cách 2: Sử dụng nước lá trầu không

Lá trầu không sau khi rửa sạch, để ráo nước thì cho vào cối giã nhuyễn, chắt lấy nước.

Mẹ chấm nước lá trầu không lên vùng da bị chàm của con, để khô tự nhiên.

Với cách làm này, mẹ nên thực hiện vào buổi đêm, trước khi bé đi ngủ rồi để qua đêm, sáng hôm sau rửa lại bằng nước sạch để có hiệu quả tốt nhất.

Mẹ nên thực hiện cách này từ 3 – 5 lần/tuần.

Cách 3: Tắm bằng nước lá trầu không

Với cách làm này, mẹ đun thành nước tắm cho bé. Sau đó pha loãng với một lượng nước vừa đủ để nước âm ấm rồi tắm cho con. Trong quá trình tắm nên dùng bã trầu để chà nhẹ đến vùng da bị bệnh để tăng hiệu quả.

Tắm bằng nước trầu không không chỉ giúp điều trị chàm sữa mà còn rất tốt cho sức khỏe làn da của bé. Chính vì vậy mẹ có thể thực hiện cách làm này hàng ngày, ngay cả khi chàm sữa của con đã khỏi.

Thời gian áp dụng điều trị chàm sữa bằng lá trầu không

Ưu nhược điểm khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Những ưu điểm mà lá trầu không mang lại khi sử dụng để điều trị chàm sữa:

Lá trầu không là nguyên liệu phổ biến trong thiên nhiên, rất dễ tìm thấy, giá thành rẻ nên chi phí điều trị rẻ.

Là dược liệu thiên nhiên nên khá an toàn, không gây dị ứng hay phản ứng phụ khi điều trị.

Khả năng giảm ngứa, giảm viêm, sát khuẩn hiệu quả.

Có thể sử dụng lá trầu để điều trị toàn thân cho bé, không giới hạn ở bất kỳ vùng nào nhờ tính an toàn của nó.

Không những có tác dụng điều trị bệnh mà lá trầu không có diệt được cả mầm bệnh trên da.

2.Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên thì việc sử dụng lá trầu không để trị chàm sữa cũng có những nhược điểm như:

Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của từng bé.

Trên lá trầu cũng chứa các tạp chất, bụi bẩn, trứng côn trùng, do đó nếu sơ chế không kỹ khi sử dụng để điều trị bệnh có thể xảy ra hiện tượng kích ứng da.

Tuy khá an toàn khi sử dụng song cũng cần tránh sử dụng ở tai, mắt, mũi, miệng vì lá trầu có vị cay, nóng sẽ làm tổn thương con.

Hiệu quả điều trị của lá trầu tại các vùng da kín, vùng mông, bẹn không mang lại hiệu quả tốt.

Lá trầu chỉ có tác dụng tốt với các vết chàm sữa nhẹ, dưới 20 – 30cm. Đối với chàm sữa nặng hay mức độ lan rộng thì việc sử dụng lá trầu để điều trị không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Lưu ý khi trị chàm sữa bằng lá trầu không

Mặc dù lá trầu khá an toàn và lành tính, tuy nhiên trước khi sử dụng mẹ nên thử nghiệm trước ở một vùng da nhỏ của bé để xem con có bị dị ứng hay không.

Ngoài ra mẹ cũng không được tự ý sử dụng thêm kem bôi ngoài da, kem dưỡng ẩm… mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì nhiều loại kem bôi kỵ với lá trầu không.

Bên cạnh đó mẹ nên rửa sạch lá trầu trước khi dùng để tránh bụi bẩn, tạp chất, trứng côn trùng…

Ngoài cách dùng lá trầu không để trị chàm sữa ở bé thì các bạn có thể dùng sữa mẹ để chữa chàm cho bé. Chi tiết cách chữa chàm bằng sữa mẹ xin mời các bạn xem

Đánh giá chung về cách chữa tràm sữa bằng bằng lá trầu không

Bé bị chàm sữa ở vùng kín, mông, háng, bẹn,…

Vết chàm sữa to hơn 20 – 30cm, chàm lây lan quá nặng.

Bé bị chàm mãn tính.

Bé bị dị ứng với hải sản, tôm, cua, cá, ốc, hến, thịt gà, bia, rượu, sữa…. việc điều trị bằng lá trầu sẽ không thể chữa khỏi được nếu không kiêng kỵ đúng cách.