Đề Xuất 5/2024 # 4 Cách Trị Sổ Mũi Cho Trẻ Hữu Hiệu Nhất Hiện Nay # Top 3 Yêu Thích

Sổ mũi ở trẻ thường xảy ra vào mùa đông. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý của con mà cha mẹ có thể sử dụng một số phương pháp tại nhà, mẹo dân gian hoặc dùng thuốc để giúp con cải thiện triệu chứng. Cùng tìm hiểu thêm về các cách trị sổ mũi cho trẻ trong bài viết sau đây.

Chữa sổ mũi cho bé bằng cách chăm sóc tại nhà

Nếu tình trạng sổ mũi ở trẻ nhỏ không nghiêm trọng, phụ huynh có thể giúp con khắc phục triệu chứng bằng một số phương pháp tại nhà sau đây:

Massage mũi

Để giảm sổ mũi, khi massage cho trẻ, bố mẹ hãy dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi và day nhẹ trong vài phút. Bố mẹ chỉ cần kiên trì thực hiện ngày 3 – 4 lần, triệu chứng sổ mũi của trẻ sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Thoa dầu vào lòng bàn chân của trẻ

Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi và hắt hơi, bố mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm để thoa vào lòng bàn chân cho trẻ. Sau khi thoa, bố mẹ hãy dùng tay day nhẹ lòng bàn chân của trẻ khoảng 1 phút rồi mang vớ vào cho trẻ. Để nâng cao hiệu quả, ngoài lòng bàn chân, bố mẹ cũng nên dùng dầu để thoa vào phần ngực và lưng cho trẻ.

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Trẻ bị sổ mũi nên được nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày. Trong trường hợp sổ mũi dai dẳng, bố mẹ có thể tăng số lần nhỏ mũi trong ngày lên 6 – 7 lần. Tuy nhiên, nếu trẻ chảy quá nhiều nước mũi thì bố mẹ cần hút sạch nước mũi trước khi nhỏ để tránh tình trạng nước mũi chảy ngược vào khoang mũi và gây ra tình trạng viêm nhiễm.

Cách chữa sổ mũi cho trẻ bằng mẹo dân gian

Bố mẹ cũng có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản để trị sổ mũi cho trẻ, chẳng hạn như:

Trị sổ mũi cho trẻ bằng lá hẹ

Hẹ là loài thực vật có tính ấm, vị chua và cay nhẹ. Theo y học cổ truyền, lá hẹ có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêm đờm và chứa rất nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên. Với những đặc tính đó, lá hẹ vẫn thường được dân gian sử dụng trong điều trị sổ mũi, cảm cúm, viêm mũi và viêm họng. Để chữa trị sổ mũi ở trẻ bằng lá hẹ, bố mẹ có thể dùng một trong các cách sau:

Lá hẹ tươi rửa sạch, cắt khúc, cho vào một chiếc bát lớn, hấp cách thuỷ trong vòng 30 phút.

Trước khi hấp cho thêm một lượng mật ong nguyên chất vào bát sao cho vừa ngập phần lá hẹ.

Khi lá hẹ đã chín nhừ, chắt lấy nước để cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày. Để nâng cao hiệu quả điều trị, bố mẹ nên khuyến khích trẻ ăn luôn cả phần lá hẹ.

Trị sổ mũi cho trẻ bằng tỏi

Tỏi là loại gia vị có chứa nhiều allicin – một hoạt chất kháng sinh có công dụng diệt khuẩn, giảm viêm và bảo vệ niêm mạc đường hô hấp. Với những tác dụng như vậy, tỏi vẫn thường được sử dụng để điều trị sổ mũi, cải thiện miễn dịch và ngăn ngừa cảm cúm cho trẻ.

Để đẩy lùi tình trạng sổ mũi, bố mẹ có thể để trẻ xông mũi bằng tỏi hoặc cho trẻ dùng hỗn hợp nước ép từ tỏi, cà chua, chanh và muối ăn.

Lá tía tô là một loại dược liệu có tính ấm, vị cay và có công dụng ngăn ngừa cảm mạo, hen suyễn, trị ho, sổ mũi và chảy nước mũi. Để điều trị sổ mũi ở trẻ, bố mẹ có thể cho trẻ xông hơi bằng lá tía tô hoặc cho trẻ dùng hỗn hợp lá tía tô lá hẹ, hoa đu đủ đực và hoa khế chưng đường phèn.

Bài thuốc trị sổ mũi cho trẻ từ hoa hồng trắng

Theo Đông y, hoa hồng trắng là vị thuốc có tính ấm, có công dụng giảm viêm, tiêu thũng, trừ ho, bổ phế và ngăn ngừa cảm lạnh. Đồng thời, loại thảo dược này còn chứa rất nhiều vitamin, giúp giảm tình trạng sổ mũi và nghẹt mũi bằng cách làm loãng lượng đàm nhầy tích tụ trong khoang mũi.

Để chữa trị sổ mũi cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng các cách sau:

Cho khoảng 15gr cánh hoa hồng trắng vào chén sứ

Rải thêm vài muỗng đường phèn lên mặt hoa rồi mang đi chưng hấp cách thủy. Với 15gr hoa hồng trắng, trẻ có thể sử dụng 3 lần mỗi ngày.

Trị sổ mũi cho trẻ bằng lá húng chanh (tần dày lá)

Theo nghiên cứu, lá của cây húng chanh là bộ phận chứa rất nhiều tinh dầu, có tác dụng sát khuẩn, tiêu thũng, tiêu đờm, hạ sốt và giảm ho. Bên cạnh đó, lá húng chanh còn được biết đến như một loại dược liệu trị sổ mũi, cảm lạnh, cảm cúm cho trẻ em vô cùng an toàn và hiệu quả.

Bố mẹ chữa sổ mũi cho con bằng cách dùng khoảng 20gr lá húng chanh và 20gr đường phèn để chưng cách thuỷ và chắt lấy nước cốt. Phần nước cốt lấy được, bố mẹ có thể cho trẻ dùng từ 3 – 4 lần mỗi ngày.

Cách trị sổ mũi cho trẻ nhỏ bằng thuốc Tây y

Sổ mũi ở trẻ em thường được điều trị bằng các loại thuốc Tây y sau:

Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt

Nếu sổ mũi khiến trẻ sốt từ 38,5 o C trở lên, bố mẹ có thể cho bé dùng các loại thuốc hạ sốt thuộc nhóm paracetamol. Hiện nay, paracetamol được xem là nhóm thuốc giảm đau và hạ sốt an toàn nhất dành cho trẻ em.

Ở liều lượng bình thường, paracetamol có khả năng dung nạp khá tốt và ít gây tác dụng phụ. Ngược lại, khi sử dụng quá liều, thuốc có thể gây tổn thương gan, nôn ói, đau bụng… Do đó, bố mẹ nên cẩn trọng và tuân thủ đúng liều lượng khi cho trẻ dùng các loại thuốc này.

Nhóm thuốc kháng histamin H1

Kháng histamin H1 là thuốc trị sổ mũi thường được dùng cho trường hợp có nguyên nhân do viêm mũi dị ứng. Công dụng chính của thuốc kháng histamin H1 là phong bế các thụ thể H1 ở ngoại biên và ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào.

Trẻ bị sổ mũi có thể dùng các loại thuốc kháng histamin H1 như clorpheniramin maleat, loratadin, fexofenadin hydroclorid, desloratadin… Tuy nhiên, theo khuyến cáo, mỗi đợt điều trị bằng thuốc kháng histamin chỉ nên kéo dài không quá 2 tuần.

Nhóm thuốc kháng sinh

Trong một số trường hợp, sổ mũi ở trẻ em cần phải được điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ nên được sử dụng trong trường hợp trẻ bị viêm nhiễm nặng do vi khuẩn gây ra. Đồng thời, để tránh tình trạng đề kháng kháng sinh, kháng sinh nên được dùng kết hợp, không dùng một loại kháng sinh để điều trị cho tất cả các trường hợp.

Thuốc kháng sinh trị sổ mũi phải được kê đơn và điều chỉnh phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Để tránh gây độc, trẻ em không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh như cloramphenicol, tetracyclin, quinolon, fluoroquinolon….

Cách trị sổ mũi cho bé bằng thuốc Đông y

Tình trạng sổ mũi của trẻ có thể nhanh chóng được kiểm soát nhờ các bài thuốc thuốc Đông y. Tuỳ vào tình trạng cụ thể, nguyên nhân gây sổ mũi mà các lương y, thầy thuốc sẽ kê đơn thuốc phù hợp với trẻ. Cha mẹ nên cho con thăm khám và sử dụng thuốc đúng hướng dẫn. Một số bài thuốc gợi ý:

Sổ mũi do phong nhiệt

Triệu chứng: Chảy nước mũi vàng đục đi kèm nghẹt mũi, sốt, khát nước, mạch phù sắc và sợ gió.

Đối với tình trạng bệnh này, trẻ có thể được điều trị bằng bài thuốc sau:

Liều lượng: Mỗi ngày 1 thang sắc uống chia làm 3 lần sau bữa ăn 30 phút.

Sổ mũi do thấp nhiệt

Triệu chứng: Nước mũi dính đục, có mùi khó chịu, đầu căng đau, ngực bụng khó chịu, miệng đắng, kém ăn, mất ngủ, rêu lưỡi vàng nhớt…

Đối với tình trạng nhẹ, bố mẹ có thể dùng hoắc hương tán thành bột rồi trộn với mật lợn làm thành hoàn và cho trẻ uống chung với nước sắc đặc từ quả ké đầu ngựa.

Sổ mũi, nghẹt mũi do hàn tà xâm phạm làm nghẽn tắc phế khí

Triệu chứng: Chảy nước mũi trong, sốt, hắt hơi, sợ lạnh, nói nặng tiếng…

Khi gặp phải tình trạng này, bố mẹ cần cho trẻ sử dụng các vị thuốc có tính cay, ấm nhằm thông khiếu tán hàn giải biểu. Bài thuốc giúp thông khiếu tán hàn giải biểu thường được sắc bằng các vị thuốc sau đây:

Tuy nhiên, trước khi cho trẻ dùng thuốc, bố mẹ cần đưa trẻ đến các bác sĩ Đông y để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây sổ mũi. Phụ huynh không nên tự ý áp dụng các bài thuốc khi chưa xác định rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh.