Xem Nhiều 5/2024 # Viêm Amidan: Cách Nhận Biết, Điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh An Toàn # Top 0 Yêu Thích

Amidan nằm ở phía sau cổ họng, vị trí ngã ba giữa phế quản và hầu họng. Đây là một tổ chức lympho có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp.

Amidan có thể tiết dịch, sản xuất các kháng thể IgG để ngăn chặn lại các virus, vi khuẩn, nấm tấn công đường hô hấp. Đây được coi là hàng rào miễn dịch của trẻ nhỏ. Khi bước qua tuổi dậy thì, chức năng này của amidan dần bị suy giảm và không còn quan trọng như trước đó nữa.

Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng và sưng tấy lên, khiến cho người bệnh cảm thấy đau họng. Bệnh có thể xuất hiện ở 1 bên hoặc ở cả 2 bên. Khi các tác nhân viêm tấn công vào đường hô hấp làm amidan không thể ngăn chặn lại được sự tấn công đó. Điều này dẫn tới vi khuẩn và virus cư trú lại amidan gây viêm.

Có 2 cấp độ viêm amidan thường gặp đó là:

Viêm amidan cấp tính: Là tình trạng tuyến amidan khẩu cái của người bệnh bị viêm mủ hoặc tổn thương viêm sung huyết. Trường hợp này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5 -15 tuổi hơn là người lớn. Viêm amidan cấp tính do vi khuẩn gây nên sẽ bị nặng hơn do virus.

Viêm amidan mạn tính: Bệnh còn được gọi là viêm amidan quá phát và ở cấp độ nặng hơn. Khi người bệnh bị viêm và tái lại nhiều lần của amidan khẩu cái. Dạng viêm amidan này xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan

Người bị viêm amidan sẽ có một số biểu hiện chung sau đây:

Cảm thấy họng đau rát.

Khi nhìn vào sẽ thấy vị trí amidan sưng đỏ, nếu nặng hơn sẽ có cả những chấm trắng bao phủ.

Người bệnh có thể bị sốt cao liên tục 39 – 40 độ C.

Họng đau rát có thể đau lan sang tai, ở phía bên bị đau.

Trẻ em có thể có các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, biếng ăn và hay chảy dãi.

Triệu chứng viêm amidan cấp tính

Với mỗi một cấp độ viêm amidan, người bệnh sẽ có những dấu hiệu riêng biệt. Cụ thể triệu chứng viêm amidan cấp tính đó là:

Bắt đầu phát bệnh một cách đột ngột, người bệnh có thể cảm thấy rét và sốt khá cao, trong khoảng 38 – 39 độ C.

Họng cảm thấy khô và rất nóng, rát, đặc biệt ở vị trí bên amidan bị đau. Khi ho hoặc ăn uống sẽ càng đau hơn, cảm thấy đau khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt, thậm chí cơn đau có thể lan đến tai.

Cảm thấy trong người mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đôi khi thấy nước tiểu có màu đỏ. Khi để lâu hơn, người bệnh có thể thêm triệu chứng nghẹt mũi.

Môi cảm thấy khô hơn, lưỡi trắng.

Viêm amidan lan xuống phế quản khiến cho người bệnh bị ho, có đờm nhầy, sáng dậy bị khàn tiếng và ngực cảm thấy đau tức. Từ đó, người bệnh cảm thấy khó thở, hơi thở khò khè và lúc ngủ sẽ ngáy to.

Triệu chứng viêm amidan mạn tính

Với viêm amidan mạn tính, ngoài các triệu chứng của viêm amidan cấp tính thì người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng sau:

Bệnh nhân thường xuyên sốt vặt, da xanh xao, thường sốt về chiều.

Các hốc amidan có mủ trắng, với người lớn khi bị viêm sẽ làm amidan teo lại chứ không phình to ra (triệu chứng viêm amidan xơ chìm).

Viêm amidan xuất hiện khiến cho các khối amidan sưng to, gần như lấp kín họng và có thể mưng mủ trắng, thường thì trường hợp này gặp ở trẻ em.

Có mủ trong hốc amidan, khiến cho hơi thở của người bệnh có mùi hôi, dù cho có vệ sinh răng miệng thường xuyên thì mùi hôi vẫn không thể hết.

Họng của bệnh nhân cảm thấy đau rát, giọng nói không trong, hay bị khàn.

Các cơn ho của bệnh nhân xuất hiện nhiều vào buổi sáng, thường là bị ho khan, thi thoảng sẽ có đờm tiết ra trong họng và cảm thấy vướng. Vì vậy, nhất là trẻ em, khi ngủ sẽ ngáy to và thở khò khè và có thể bị ngưng thở khi ngủ.

Các triệu chứng của viêm amidan mạn tính thường sẽ gần giống với bệnh lao amidan hay ung thư amidan. Người bệnh cần hết sức lưu ý để có thể phân biệt được và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây ra viêm amidan

Một số nguyên nhân chính khiến người bệnh dễ mắc viêm amidan là:

Họng bị nhiễm lạnh do thường xuyên ăn uống nhiều đồ lạnh như nước đá, kem,…

Do vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp, nhất là đối với trẻ em hay có thói quen cho tay vào trong miệng.

Trong cơ thể của người bệnh có sẵn các vi khuẩn hoặc virus, nhất là các vi khuẩn gây viêm mũi họng khiến sức đề kháng yếu dần và dễ mắc bệnh

Do vị trí của amidan nằm ở ngã ba giữa đường ăn và đường thở, là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, virus. Với người lớn, vi khuẩn/virus dễ dàng làm tổn thương nơi này hơn

Cấu tạo của amidan có nhiều các khe, nhiều hốc và ẩm ướt, tạo điều kiện cư trú tốt cho vi khuẩn và để chúng phát triển.

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như người bệnh vệ sinh răng miệng kém, thời tiết khắc nghiệt hay thay đổi đột ngột (thời tiết chuyển lạnh, mưa ẩm), môi trường bị ô nhiễm,…

Viêm amidan có nguy hiểm không? Biến chứng bệnh

Viêm amidan thường không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Nhưng về lâu dài, căn bệnh này lại gián tiếp tác động đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể chia các biến chứng thường gặp của viêm amidan như sau:

Biến chứng viêm amidan tại chỗ: Viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần, có thể khiến viêm lan rộng hơn, gây ra biến chứng viêm tấy amidan, viêm hoại tử hoặc áp – xe amidan. Với trẻ nhỏ có thể bị ngưng thở khi ngủ, khó nuốt khi ăn và khó phát âm.

Biến chứng viêm amidan gần hay kế cận: Người bệnh ngoài bị tổn thương vùng amidan, cơn đau sẽ lan sang và viêm nhiễm các vùng xung quanh. Một số bệnh là biến chứng của bệnh là viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm áp-xe thành họng, viêm thanh-phế quản, viên hạch dưới hàm,…

Biến chứng viêm amidan xa hay toàn thân: Viêm amidan lâu ngày có thể lan sang các bộ phận khác trên khắp cơ thể, gây nên các biến chứng như viêm cầu thận, viêm nội mạc tim, viêm màng ngoài tim cấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp,… Đôi khi người bệnh còn nôn mửa và bị nổi hạch.

Viêm amidan bao lâu thì khỏi là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân. Tùy vào tình trạng của bệnh sẽ quyết định đến thời gian và phương pháp điều trị. Có thể thấy, nếu bệnh không kịp thời được chữa trị, người bệnh cũng có thể gặp phải biến chứng vô cùng nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bản thân người bệnh.

Cách chẩn đoán, điều trị bệnh viêm amidan

Dựa theo các triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện việc chẩn đoán viêm amidan bằng cách:

Khám lâm sàng: Bác sĩ dùng đèn và dụng cụ y tế quan sát họng của bệnh nhân xem có các dấu hiệu sưng đỏ hay không. Dựa theo lời kể của bệnh nhân về triệu chứng gặp phải, bác sĩ có thể đưa ra kết luận.

Xét nghiệm: Nếu bác sĩ chưa thể đưa ra các kết luận với tình trạng của bệnh nhân (có thể nghi ngờ là một bệnh khác), bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm khác. Xét nghiệm phổ biến đó là xét nghiệm máu, xét nghiệm tìm liên khuẩn cầu streptococcus để kết luận chính xác về tình hình của bệnh.

Amidan có vai trò vô cùng quan trọng, nhất là đối với trẻ nhỏ. Do đó, hiện nay có rất nhiều các loại thuốc và cách chữa viêm amidan để giúp hạn chế phải cắt bỏ amidan như trước đây.

Các phương pháp chính điều trị viêm amidan phổ biến là:

Điều trị bằng thuốc Tây y

Sau khi khám lâm sàng hoặc thực hiện các phương pháp xét nghiệm cần thiết để đưa ra chẩn đoán. Ngoài ra, căn cứ vào cấp độ viêm, tình hình sưng họng, sốt,… để bác sĩ thực hiện kê đơn thuốc.

Các loại thuốc được kê trong chữa trị viêm amidan là:

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nếu người bệnh đang ở trong tình trạng sốt cao, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc aspirin, paracetamol,… Thuốc paracetamol sẽ được sử dụng phổ biến hơn bởi nó có thể dùng cho hầu hết các đối tượng người bệnh bị sốt. Tuy nhiên, không nên dùng thời gian dài liên tục vì gây ra các tác dụng phụ.

Các loại thuốc kháng sinh: Thuốc dùng để tiêu diệt các vi khuẩn có hại ở họng. Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng là nhóm beta-Lactam, nhóm macrolid, medaxetine,… Thuốc thường được sử dụng trong khoảng 10-14 ngày để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn và ngăn ngừa tái phát.

Dung dịch thuốc súc miệng: Các loại nước muối sinh lý NaCl 0.9% hay thuốc súc miệng kháng viêm như Betadine, Lysopaine,…

Thuốc làm giảm sưng, phù nề, xung huyết: Một số thuốc như alpha choay, amitase sẽ giúp giảm sưng, viêm hiệu quả, khiến họng giảm tấy đỏ, đau rát.

Thuốc Tây y điều trị viêm amidan được đánh giá vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, đau dạ dày, tăng men gan,…

Điều trị viêm amidan bằng phẫu thuật

Bác sĩ chỉ định cắt bỏ khi viêm amidan trong các trường hợp sau:

Bị tái phát nhiều lần (trên 4 lần/năm).

Sử dụng thuốc uống không có khả năng kiểm soát được bệnh.

Bệnh gây ra các biến chứng và ảnh hưởng đến các hoạt động thường nhật của người bệnh như nuốt, thở.

Các phương pháp cắt Amidan thường được sử dụng là:

Phương pháp truyền thống: Gây tê tại chỗ và phẫu thuật bằng phương pháp Sluder và Anse.

Phương pháp hiện đại: Áp dụng các tiến bộ trong khoa học công nghệ, các bác sĩ trực tiếp phẫu thuật bằng dao điện đơn/lưỡng cực, cắt bằng laser hay dùng phương pháp Coblator,…

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật cũng có những rủi ro nhất định. Một số đối tượng sau sẽ không được chỉ định phẫu thuật như bệnh nhân có bệnh lý về đông máu, phụ nữ có thai, mắc các bệnh mãn tính khác, nhiễm khuẩn toàn thân,…

Điều trị viêm amidan bằng thuốc Đông y

Trong Đông y cũng có các bài thuốc chữa bệnh viêm amidan hiệu quả nhờ vào các thảo dược tự nhiên đó là:

Bài thuốc 1:

Nguyên liệu: 8g hoàng liên, 16g kim ngân hoa, 12g hoàng cầm, 14g liên kiều, 12g ngưu hoàng tử, 10g cát cánh, 10g bạc hà.

Cách dùng: Sắc thang thuốc trên với 6 bát nước, đun lửa nhỏ tới khi còn 2 bát thì ngừng. Lấy nước chia làm 3 phần, uống 3 lần 1 ngày, mỗi lần 1 phần và uống 10 ngày liên tiếp.

Bài thuốc 2:

Nguyên liệu: 8g cam thảo, 5g bạc hà, 16g kim ngân hoa, 5g kinh giới, 12g trúc điệp, 16g huyền sâm, 12g ngưu hoàng tử, 12g liên kiều.

Cách dùng: Sắc một thang thuốc với 6 bát nước như trên. Sau khi sắc xong chia làm 3 phần để uống trong một ngày. Uống 10 ngày liên tiếp để thuốc đạt hiệu quả hơn.

Khi điều trị bằng Đông y, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để giảm rủi ro và tuân thủ đúng liệu trình điều trị mới khỏi bệnh.

Cách điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian

Ngoài các cách điều trị trên, trong dân gian cũng có rất nhiều cách chữa viêm amidan tại nhà hiệu quả thông qua các vị thuốc quen thuộc. Một số mẹo dân gian sau người bệnh có thể sử dụng để giảm bớt đau họng và ngăn ngừa bệnh là:

Sử dụng nước chanh mật ong: Người bệnh có thể ngâm nước chanh hoặc quất với mật ong, có thể ngậm hoặc pha với nước ấm để uống trong nhiều ngày, hiệu quả tốt với người bị viêm họng.

Chữa viêm bằng rau diếp cá: Đem rau diếp cá giã với muối, lấy nước cốt uống 2 lần/ngày để chữa viêm.

Dùng húng chanh, đường phèn: Hấp cách thủy khoảng 20g húng chanh và 20g đường phèn. Dùng nước uống, sau 4 – 5 ngày thấy hiệu quả dần. Hiệu quả điều trị tích cực ngay cả khi mọc mủ.

Dùng nghệ: Pha bột nghệ với sữa có thể chữa viêm amidan hiệu quả cho trẻ nhỏ

Dùng huyền sâm và trám chua: Sắc tầm 4 quả trám chua với 9g huyền sâm. Lấy nước uống hàng ngày (uống như uống trà) sẽ giảm viêm hiệu quả.

Phòng ngừa viêm amidan và lưu ý cho người bệnh

Tuy việc chữa viêm amidan không còn khó khăn như trước nhưng bệnh vẫn có thể tái phát lại nhiều lần. Bên cạnh đó, bệnh có thể chuyển biến thành mạn tính, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa tái lại. Một số cách phòng ngừa viêm amidan là:

Bảo vệ vùng cổ họng bằng cách không ăn/uống những đồ lạnh như kem, nước có đá.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc các nước thuốc khử khuẩn chuyên dụng như Betadine để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào họng.

Bảo vệ sức khỏe khi thời tiết chuyển lạnh, mặc áo khoác và quàng khăn để giữ ấm người. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường để tránh các khói bụi, vi khuẩn, dịch bệnh xâm nhập.

Giữ gìn môi trường sống sạch, đặc biệt là không được để trẻ em cho tay vào miệng, khiến vi khuẩn/virus dễ dàng xâm nhập.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và virus tấn công. Nhất là đối với người lớn bởi amidan lúc này không còn hoạt động tốt như lúc nhỏ.

Ăn uống, sinh hoạt điều độ để tăng sức đề kháng, đảm bảo hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Nên ăn nhiều các loại rau củ, trái cây, thịt, cá, sữa,…

Thường xuyên thăm khám các bệnh lý về tai mũi họng, răng miệng để ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh.

Viêm amidan là bệnh có khả năng chữa được, tuy nhiên có thể tái đi tái lại nếu người bệnh chủ quan. Vì vậy, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, nên đến gặp các bác sĩ ngay để được thăm khám, điều trị đúng cách, hạn chế các nguy cơ lâu dài.