Phổ Biến 5/2024 # Sốt Xuất Huyết: Khái Niệm, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa # Top 7 Yêu Thích

Trước đây, bệnh chủ yếu xuất hiện ở trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người lớn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Thậm chí, tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Điều đáng nói là căn bệnh sốt do virus Dengue ( 1) này còn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì vậy khi phát hiện bệnh, bệnh nhân cần sớm nhập viện để được điều trị kịp thời nhất.

Những nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết ở người là do bị muỗi mang virus gây bệnh đốt, chích. Bằng cách này, virus gây bệnh sẽ được truyền từ muỗi sang cơ thể của chúng ta một cách nhanh chóng.

Loại virus mang bệnh Aedes aegypti ( sốt xuất huyết chính là virus Dengue. Virus này gồm có 4 loại DEN – 1, DEN – 2, DEN -3, DEN – 4. Loại muỗi mang bệnh và truyền bệnh chính là muỗi 2) hoặc muỗi Aedes albopictus ( 3).

Điểm đặc biệt của các loại muỗi này là chúng thường chỉ hoạt động vào ban ngày. Và chỉ có muỗi cái mới có thể chích và truyền bệnh cho con người. Môi trường hoạt động của chúng là các khu vực ao tù, nước đọng và khu vực bị ô nhiễm, nhất là vào mùa mưa.

Cách thức gây bệnh của loài muỗi này có thể được hiểu như sau:

Đầu tiên, muỗi cái sẽ hút máu của đối tượng mang bệnh. Như vậy trong cơ thể nó đã mang các loại virus Dengue.

Tiếp đó, virus Dengue sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 10 ngày.

Trong thời gian virus ủ bệnh và thời gian sau khi ủ bệnh xong, nếu bạn bị muỗi cái mang bệnh chích thì bạn sẽ bị lây bệnh. Khi bị chích, cơ thể sẽ bị phát bệnh sau 4 đến 13 ngày.

Vậy khi bị lây bệnh, cơ thể bạn sẽ có những triệu chứng hay dấu hiệu nào?

Triệu chứng và biểu hiện của bệnh

Ở giai đoạn đầu của bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng sốt. Triệu chứng này sẽ xuất hiện rõ rệt nhất ở khoảng thời gian 4 đến 13 ngày sau khi cơ thể bị muỗi mang bệnh đốt. Cùng với triệu chứng sốt, người bệnh còn có thể gặp phải những triệu chứng như:

Bệnh nhân bị đau đầu dữ dội ở vùng trán. Ngoài ra phần hốc mắt sau nhãn cầu cũng sẽ bị đau nhức âm ỉ.

Biểu hiện tiếp đó của bệnh là da nổi mẩn đỏ, phát ban

Chán ăn và buồn nôn cũng là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh giai đoạn đầu.

Giai đoạn nguy hiểm sẽ xuất hiện sau giai đoạn sốt một vài ngày và sau đó, triệu chứng của hai giai đoạn này sẽ “song hành” cùng nhau.

Thoát huyết tương. Hiện tượng này sẽ diễn ra khoảng 2 đến 4 ngày. Nếu trong trường hợp bạn thoát huyết tương quá nhiều, cơ thể sẽ cảm thấy bứt rứt, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm,…

Ngoài ra lúc này trong cơ thể của bạn còn xuất hiện các triệu chứng: tràn dịch màng phổi, gan to, cơ thể có cảm giác đau

Xuất huyết dưới da ở dạng các nốt xuất huyết (thường xuất huyết ở cánh tay, càng chân, mạn sườn, bụng, đùi).

Chảy máu mũi, tiểu ra máu, nôn ói ra máu.

Đau bụng, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng.

Giai đoạn hồi phục là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này bệnh sẽ tiến chuyển theo chiều hướng tốt lên và cơ thể sẽ xuất hiện những biểu hiện sau:

Cơ thể hết sốt, đi tiểu nhiều

Nhịp tim có thể chậm đi và điện tâm đồ có sự thay đổi.

Phương pháp điều trị bệnh

Hiện nay chúng ta chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Bên cạnh đó, bệnh cũng không có thuốc đặc trị. Do đó, mọi phương pháp chỉ được đưa ra khá đơn giản.

Nếu bạn phát hiện bệnh sớm, và thực hiện kiêng khem trong sinh hoạt, ăn uống thì bệnh sẽ tự khỏi. Các phương pháp điều trị bệnh đơn giản bạn cần tuân thủ bao gồm:

Uống nhiều nước trong ngày. Lượng nước cần hấp thu là 2 – 2,5 lít nước

Người bệnh cần tuyệt đối tránh các loại nước có ga, nước trái cây sẫm màu, nước củ dền,…

Người bệnh chỉ nên ăn những món ăn loãng như cháo, súp

Trong khi bị sốt do bệnh, bệnh nhân cần phải chườm khăn kèm lau người để hạ sốt và làm mát cơ thể.

Ngoài ra, khi điều trị bệnh , bác sĩ sẽ tập trung theo dõi để phòng tránh những biến chứng của bệnh. Bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng các loại thuốc hạ sốt như paracetamol ( sốt xuất huyết4).

Khi bạn khỏi bệnh, cơ thể sẽ tự tạo ra một hệ miễn dịch để phòng chống bệnh. Tuy nhiên, hệ miễn dịch này chỉ có thể kháng lại loại virus mà cơ thể đã mắc phải. Nếu lần mắc bệnh sau, muỗi cái mang virus khác thì bạn vẫn có nguy cơ mắc lại bệnh một lần nữa. Vậy làm sao để chúng ta có thể phòng tránh căn bệnh này?

Những biện pháp phòng tránh

Thực tế, chúng ta rất dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết. Chính vì vậy thay vì lo nghĩ đến cách điều trị bệnh, chúng ta hãy quan tâm đến cách phòng bệnh sao cho hiệu quả nhất. Các biện pháp giúp chúng ta phòng tránh căn bệnh truyền nhiễm này bao gồm:

Loại bỏ muỗi khỏi nơi sinh sống bằng cách thả cá vào các vật dụng chứa nước trong và ngoài nhà.

Bảo vệ môi trường xung quanh khu vực sinh sống: dọn rác, phát quang bụi rậm,…

Ngoài ra khi đi ngủ bạn nên mắc màn, dùng kem chống muỗi,…

Đặc biệt, khi nơi sinh sống có dịch bạn cần sử dụng hóa chất diệt muỗi diện rộng để đảm bảo dịch không lây lan đến ngôi nhà của bạn.