Xu Hướng 4/2024 # Bệnh Nhiệt Miệng Ở Trẻ Em # Top 4 Yêu Thích

Những vết loét này sẽ to dần khiến trẻ khó chịu, bị đau, gây trở ngại cho việc ăn uống hàng ngày. Thông thường, các vết loét thường kéo dài từ 7 – 10 ngày và có thể tự lành mà không để lại sẹo nếu không xảy ra biến chứng.

Khi không may trẻ bị nhiệt miệng cha mẹ nên lường trước về nguy cơ trẻ trở nên kém ăn hơn thường ngày. Hiểu đầy đủ về bệnh sẽ giúp cho việc chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Theo Đông y, nguyên nhân gây nhiệt miệng là do hỏa độc và nhiệt cơ tùy vị. Hỏa độc có nghĩa là nhiệt độ bên ngoài quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến thân nhiệt của trẻ từ đó dẫn đến lở loét, đau nóng rát ở miệng. Còn nhiệt cơ tỳ vị tức là do trẻ ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ăn nhiều chất béo cộng với nhiệt độ của nước miếng gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc.

Theo y học hiện đại, nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ em có thể do một số yếu tố sau:

Triệu chứng thường gặp của nhiệt miệng ở trẻ em

Do trẻ ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng làm cho trẻ bị nóng trong dẫn đến viêm loét niêm mạc miệng.

Do vệ sinh răng miệng kém hoặc mắc một số bệnh lý về răng như: sâu răng, viêm chóp răng, viêm chân răng hoặc viêm tủy… cũng là những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ. Khi mắc các bệnh lý về răng cơ thể sẽ phản kháng và hình thành các vết loét trong miệng gây ra nhiệt miệng.

Stress, căng thẳng trong học tập, áp lực từ gia đình.

Do trẻ tự cắn trúng môi, má, lưỡi trong quá trình ăn, nô đùa…

Do một số vật cứng gây chấn thương vùng niêm mạc: bàn chải đánh răng (dọ trượt tay trong khi đánh răng), tăm, hoặc các vật nhọn khác đâm vào.

Bỏng do ăn thức ăn nóng.

Suy giảm hệ miễn dịch do căng thẳng trong học tập, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển từ đó tấn công gây bệnh răng miệng cho trẻ trong đó có bệnh nhiệt miệng.

Kích ứng từ thuốc sát trùng mạnh như nước súc miệng không phù hợp.

Do chức năng gan bị suy yếu hoặc bị tổn thương nên không thể lọc hết độc tố có hại như asen, chì ra ngoài. Những độc tố này sẽ tích tụ ở niêm mạc lâu ngày gây ra viêm loét miệng.

Nhiễm trùng miệng.

Do bé bị nhiễm khuẩn HSV, HHV và vi rút VZV, CMV…gây ra.

Phản ứng với một số loại thuốc.

Do trẻ bị thiếu hụt sắt, vitamin B12, iron.

Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Chắc hẳn người lớn ai cũng đã từng bị nhiệt miệng nên việc nhận biết trẻ bị nhiệt miệng khá đơn giản. Mẹ chỉ cần quan sát trong miệng của bé sẽ thấy xuất hiện một vài đốm trắng hoặc vàng, bao quanh bởi viền đỏ khiến cho trẻ bị đau buốt tức là con đang bị nhiệt miệng. Ban đầu những đốm trắng có kích thước khoảng 1-2mm sau đó sẽ lớn dần khoảng 8-10mm, sau vài ngày thì những đốm trắng này sẽ bị vỡ bọc nước và gây viêm loét miệng.

Vị trí của chúng những đốm trắng này rất đa dạng, nó có thể xuất hiện trên vòm miệng, trên nướu răng, trong má, lưỡi. Con sẽ càng bị đau đớn hơn khi ăn phải đồ cay, mặn. Nghiêm trọng hơn là một số bé còn chẳng muốn ăn gì cho đến khi tình trạng bệnh tốt hơn. Tuy nhiệt miệng không gây nguy hiểm cho trẻ nhưng nó vẫn luôn là vấn đề gây đau đầu cho các bậc cha mẹ khi con không ăn uống được gì, quấy khóc nhiều trong những ngày này.

Trẻ bị nhiệt miệng sẽ quấy khóc, lười ăn hoặc thậm chí là bỏ ăn.

Miệng chảy nhiều nước dãi.

Nếu bị viêm loét nặng còn có thể gây nhiễm trùng và sốt.

Sưng đỏ quanh vết loét và có thể chảy máu.

Trẻ bị đau trong miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cũng như người lớn, nhiệt miệng ở trẻ em có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu con bạn xuất hiện một số biểu hiện sau cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám xem có phải do bệnh lý nào không:

Sử dụng gel hoặc thuốc trị nhiệt miệng: Gel và thuốc có thể giúp bé nhanh khỏi nhiệt miệng. Tuy nhiên, bạn cần nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng để tránh bị dị ứng hoặc kích ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng ít nhất 4 lần mỗi ngày để tránh bị viêm nhiễm nặng cho đến khi các vết loét lành hẳn.

Cho trẻ sử dụng bàn chải mềm giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải vết loét hoặc mẹ có thể giúp con đánh răng trong thời gian này.

Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng: Khi bị nhiệt miệng trẻ sẽ bị gặp trở ngại trong quá trình ăn uống vì thức ăn cọ vào vết loét làm cho trẻ đau đớn. Do vậy, mẹ nên chuẩn bị cho con những món ăn dạng lỏng như súp, cháo… để bé dễ nuốt hơn. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý không chế biến món ăn mặn hoặc cay, chua vì có thể làm vết loét nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước: Cho con uống nhiều nước hơn vì nếu không bổ sung nhiều nước các vết loét sẽ bị khô và gây đau đớn hơn.

Cách trị nhiệt miệng ở trẻ em tại nhà

1. Cách trị nhiệt miệng cho trẻ bằng mật ong

Sau 14 ngày mà vết loét không lành

Đau nhiều và mức độ đau nặng hơn

Trẻ bị khó nuốt

Quanh vết loét có dấu hiệu bị nhiễm trùng như: xuất hiện mủ, sưng đỏ, tiết dịch…

Dấu hiệu mất nước: trẻ thường xuyên bị khô miệng, tiểu ít, hay chóng mặt…

Bị sốt, co giật do sốt.

Giảm cân nhiều

Đi tiêu ra máu hoặc chất nhầy.

Loét quanh hậu môn.

2. Sử dụng củ nghệ để chữa trị nhiệt miệng cho trẻ

Nghệ là loại gia vị không thể thiếu trong tủ bếp của mỗi gia đình. Bên cạnh đó, thành phần Curcumin trong củ nghệ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và sát trùng nên mẹ có thể dùng nghệ để trị loét miệng cho bé. Mẹ có thể sử dụng nghệ riêng hoặc kết hợp với mật ong đều mang lại kết quả điều trị tốt.

Dừa có thể có ích trong việc điều trị vết loét. Bạn có thể bôi dầu dừa nguyên chất lên vết loét. Tuy nhiên, không sử dụng dầu dừa cho bé nếu bé nhỏ hơn 1 tuổi.

Lá bạc hà có chứa tinh dầu và menthol có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ khoang miệng khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh nên cũng là một phương thuốc tuyệt vời giúp điều trị loét miệng cho trẻ.

Cam t hảo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tỳ vị, nhuận phế nên cũng được sử dụng để điều trị nhiệt miệng. Vì nhiệt miệng có thể do nguyên nhân nóng trong.

Ngoài đặc tính chống viêm, cam thảo còn giúp giảm đau và sưng ở xung quanh vết loét. Vì vậy mẹ có thể cho trẻ uống nước cam thảo trong thời gian bị nhiệt miệng. Ngoài ra, mẹ có thể làm nước súc miệng từ cam thảo cho bé bằng cách ngâm vài rễ cam thảo trong cốc nước để cho bé súc miệng. Khuyến cáo, chỉ nên sử dụng cam thảo cho những trẻ lớn, không dùng cho trẻ sơ sinh.

Mẹ cần bổ sung cho bé một chế độ dinh dưỡng cân bằng để ngăn ngừa nhiệt miệng và cho bé ngủ đủ giấc để cơ thể được khỏe mạnh. Bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt cho bé hợp lý bằng cách:

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp hạn chế được vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Mẹ nên hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương thêm vùng niêm mạc. Bên cạnh đó, mẹ có thể tập cho con thói quen súc miệng nước muối ấm hàng ngày để sát trùng và làm sạch khoang miệng, amidan, họng.

Hầu hết các loại dược liệu trị nhiệt miệng cho trẻ đều có thể giúp tăng tốc độ phục hồi cho trẻ nhưng tốt hơn hết là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào vì trẻ con sức đề kháng và hệ miễn dịch còn kém.

Với những bé chưa biết súc miệng, mẹ có thể vệ sinh khoang miệng cho con bằng cách rơ lưỡi, rơ lợi với nước muối sinh lý ấm.

Với những trẻ lớn có thể tự đánh răng, mẹ nên lựa chọn cho con sản phẩm kem đánh răng phù hợp để ngăn ngừa nhiệt miệng và tránh mắc các bệnh lý về răng miệng.

Thiết lập chế độ ăn đủ chất, thực đơn đa dạng phong phú. Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

Cho trẻ ăn các món luộc, hấp, mềm tránh các món xào, rán, nhiều dầu mỡ. Trong quá trình chế biến mẹ nên nêm nếm gia vị hơi nhạt hoặc vừa miệng, tránh nấu mặn, chua hoặc cay có thể làm cho các vết loét nghiêm trọng hơn.

Không cho trẻ uống đồ uống có gas, đồ uống có chứa nhiều đường.

Tăng cường bổ sung những thực phẩm có tính mát giúp giải nhiệt cơ thể như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê…

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.

Thiết lập cho bé thói quen ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, không cho bé thứa khuya.

Quan sát bé khi chơi, không cho bé ngậm tay hoặc vật sắc nhọn để tránh bị tổn thương thêm ở vùng miệng.

Sản phẩm dành cho trẻ em trên 6 tuổi, được nghiên cứu bởi đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm. Dưới sự tham vấn của các bác sĩ Nha khoa, sản phẩm bào chế phù hợp với cấu tạo nướu, quá trình thay răng ( mọc, rụng răng) của trẻ. Hơn nữa, sản phẩm còn không ảnh hưởng đến sinh lý thay răng tự nhiên và cấu tạo răng của trẻ.

Mẹ hãy hướng dẫn bé cách đánh răng bằng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em, mỗi ngày 2 lần để ngăn ngừa nhiệt miệng cũng như bệnh lý răng miệng khác tốt nhất cho con bạn.

Lưu ý, với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ sử dụng một lượng nhỏ bằng hạt đậu dưới sự hướng dẫn của người lớn.

Nhiệt miệng ở trẻ em không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng khiến trẻ khó chịu, biếng ăn làm các bậc cha mẹ lo lắng. Khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ chỉ cần kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị để giúp giảm đau cho trẻ bớt khó chịu. Ngoài ra, mẹ cũng cần theo dõi các triệu chứng của trẻ nếu có gì bất thường cần đưa con đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Websiet: https://duoclieungocchau.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/KemdanhrangDuoclieuNgocChau