Thịnh Hành 5/2024 # Bệnh Trĩ Ngoại Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị # Top 9 Yêu Thích

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là bệnh được hình thành do sự căng giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch ở bên ngoài và xung quanh lỗ hậu môn. Một số trường hợp, búi trĩ ngoại được hình thành do tích tụ các cục máu đông. Khác với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại có gốc ở cửa hậu môn, phía cuối đường lược. Các búi trĩ ngoại chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên thường gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh ngay từ lúc mới hình thành. Theo các chuyên gia, bề mặt của các búi trĩ ngoại thường bị bao phủ bởi một lớp niêm mạc hậu môn, ít chảy máu.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Táo bón

Táo bón là nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại hàng đầu. Do táo bón khiến cho các khối phân trở nên khô và cứng. Khi đi qua hậu môn sẽ khiến cho thành hậu môn và đám rối tĩnh mạch bị căng giãn quá mức. Lâu dần không được đàn hồi co giãn trở lại và hình thành búi trĩ ngoại.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, mà còn là một trong những tác nhân gây bệnh trĩ thường gặp trong đấy có bệnh trĩ ngoại. Chế độ dinh dưỡng quá ít chất xơ, nhiều chất kích thích, các loại đồ ăn cay nóng sẽ khiến cho phân trở nên mất nước, hoặc gây ra các kích thích tại đường ruột. Từ đó làm tăng nguy cơ táo bón và dẫn tới bệnh trĩ ngoại.

Đại tiện không đúng cách

Mỗi khi bị táo bón, nhiều người thường xuyên có thói quen rặn mạnh khi đại tiện. Điều này làm cho thành hậu môn và đám rối tĩnh mạch chịu nhiều áp lực và sự căng giãn quá mức tại lớp niêm mạc hậu môn sẽ tạo ra các búi trĩ ngoại. Ngoài ra, đọc báo hoặc chơi game trong thời gian quá dài khi đi đại tiện cũng làm tăng áp lực tại hậu môn, trực tràng và hình thành bệnh trĩ ngoại.

Lười uống nước

Nước rất quan trọng đối với cơ thể của bệnh nhân nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Thiếu nước khiến cho nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả, đồng thời phân sẽ bị mất nước và trở nên khô cứng. Khi đi qua hậu môn sẽ gây ra áp lực tại hậu môn, trực tràng và hình thành các búi trĩ ngoại.

Do đặc thù nghề nghiệp

Những người làm dân văn phòng, người lái xe, thường xuyên đứng gác… Là đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ngoại nói riêng. Đây là đối tượng có đặc thù nghề nghiệp thường xuyên phải đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ khiến cho trọng lực của cơ thể bị dồn xuống hậu môn và tạo ra áp lực liên tục dẫn tới việc hình thành bệnh trĩ ngoại.

Quan hệ qua đường hậu môn là tác nhân gây bệnh trĩ ngoại

Hậu môn không phải là cơ quan thích hợp đối với việc quan hệ tình dục. Vì hậu môn không có khả năng co giãn để quan hệ hoặc tiết dịch nhầy bôi trơn. Nếu quan hệ qua đường hậu môn, thành hậu môn của bạn phải căng giãn để thích nghi với quá trình nam giới đưa cậu nhỏ vào bên trong cơ thể. Điều này gây ra nhiều áp lực, đồng thời, hậu môn cũng dễ bị tổn thương, trầy xước khi quan hệ và dẫn tới việc hình thành các búi trĩ ngoại.

Tuổi tác

Theo các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh, trẻ con và người già là hai đối tượng rất dễ mắc các loại bệnh trĩ trong đấy mắc bệnh trĩ ngoại thường khá phổ biến hơn. Do đây là hai đối tượng có sức đề kháng kém, hệ thống các cơ quan trong hệ tiêu hóa không ổn định, tĩnh mạch tại hậu môn, trực tràng cũng không thể đàn hồi và căng giãn như đối với người trưởng thành. Từ đó, dễ bị mắc các bệnh về hậu môn, trực tràng, trong đó có bệnh trĩ ngoại.

Phụ nữ mang thai sinh nở

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân là: Trong quá trình mang thai, kích thước của thai nhi liên tục tăng lên đáng kể. Từ đó, chèn ép trực tiếp đến các cơ quan trong vùng chậu, trong đó có hậu môn và trực tràng. Lâu dần có thể hình thành các búi trĩ ngoại. Khi sinh thường, nữ giới thường rặn mạnh khiến cho tĩnh mạch tại hậu môn, trực tràng liên tục chịu nhiều áp lực và bị căng giãn quá mức dẫn tới việc hình thành các búi trĩ ngoại.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của những bà bầu thường có xu hướng giảm thiểu chất xơ và tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Điều này khiến cho phân trở nên khô cứng, táo bón khiến áp lực tại hậu môn liên tục tăng lên.

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Theo các chuyên gia phòng khám trĩ, khác với bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại khó phân biệt các giai đoạn hơn. Vì ngay từ giai đoạn đầu, các búi trĩ đã xuất hiện bên ngoài hậu môn. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có những triệu chứng tương đối rõ ràng và có thể phân biệt được với các cấp độ khác nhau.

Trĩ ngoại độ 1

Là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ ngoại nhưng các búi trĩ đã xuất hiện bên ngoài hậu môn. Tuy nhiên, kích thước của chúng rất nhỏ và khó có thể phát hiện ra. Mỗi khi đi đại tiện, nhất là mỗi khi táo bón. Các khối phân va chạm, cọ sát vào thành hậu môn và các búi trĩ khiến cho bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân còn đối mặt với tình trạng chảy máu tại hậu môn.

Trong giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân sớm phát hiện và điều trị bệnh trĩ ngoại, không chỉ việc chữa trị đơn giản mà còn dễ đạt được hiệu quả. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên chú tâm tới tình trạng của sức khỏe bản thân và có những biện pháp điều trị khi phát hiện triệu chứng bệnh trĩ ngoại.

Trĩ ngoại độ 2

Bước sang giai đoạn 2, các búi trĩ ngoại trở nên ngoằn nghèo. Đại tiện ra máu diễn ra nghiêm trọng hơn, đồng thời bệnh nhân sẽ có cảm giác cực kỳ đau đớn mỗi khi đi đại tiện.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng đối mặt với tình trạng tiết dịch búi trĩ khiến hậu môn trở nên ẩm ướt, khó chịu. Nếu vệ sinh không sạch sẽ có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy tại hậu môn. Trong giai đoạn 2, bên cạnh việc chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bệnh nhân nên kết hợp với việc sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi để giảm các triệu chứng bệnh trĩ ngoại.

Trĩ ngoại độ 3

Lúc này các búi trĩ bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng và khó có thể điều trị bằng thuốc, hoặc các phương pháp thông thường khác. Hiện tượng đại tiện ra máu diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu không có biện pháp khắc phục, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ thiếu máu, choáng ngất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân.

Lúc này, các búi trĩ ngoại bị tắc mạch gây đau đớn cho bệnh nhân. Thậm chí, kể cả không có hiện tượng đi đại tiện, bệnh nhân vẫn có cảm thấy vô cùng khó chịu. Quan sát sẽ thấy các búi trĩ đôi khi có lẫn với những cục máu đông màu đỏ thẫm hoặc hơi tím.

Trĩ ngoại độ 4

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ ngoại và bệnh nhân nhất thiết phải sử dụng biện pháp cắt bỏ búi trĩ mới có thể chữa trị được bệnh trĩ ngoại triệt để. Sang giai đoạn 4, người bệnh sẽ cảm nhận rõ cảm giác cực kỳ vướng víu, khó chịu do kích thước của các búi trĩ ngoại khá lớn, thậm chí còn có thể to bằng cái nắm tay.

Tình trạng chảy máu và đau đớn mỗi khi đi đại tiện vẫn tiếp diễn. Ngoài ra, viêm nhiễm tại hậu môn diễn ra nghiêm trọng hơn gây trở ngại không nhỏ tới đời sống và tâm lý của bệnh nhân.

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không

Theo các chuyên gia phòng khám trĩ, người mắc bệnh trĩ ngoại thường đối diện với những nguy cơ sau:

Viêm nhiễm hậu môn

Các búi trĩ ngoại liên tục tiết dịch sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tại hậu môn có cơ hội để xâm nhập và gây viêm nhiễm. Từ đó, sẽ gây ra các bệnh da liễu, hoặc kích thích gây ngứa ngáy, khó chịu tại hậu môn. Điều này đã gây ra hàng loạt bất tiện trong đời sống công việc và sinh hoạt của vợ chồng của người mắc bệnh trĩ.

Ảnh hưởng đến tâm lý

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ ngoại thường có những triệu chứng điển hình như: Đau đớn, ngứa ngáy tại hậu môn, nhất là mỗi khi đi đại tiện. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của bệnh nhân. Đồng thời, việc liên tục mất máu sẽ tác động trực tiếp lên não bộ khiến cho các dây thần kinh chịu nhiều áp lực và trở nên căng thẳng.

Như vậy, tâm lý chung của những bệnh nhân mắc bệnh trĩ phải đối mặt là lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt, thậm chí, một số người còn có thể bị stress. Stress ngược trở lại tác động trực tiếp đến tình trạng bệnh trĩ của người bệnh khiến chúng tăng dần cấp độ. Liên tục trong vòng luẩn quẩn này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân.

Nhiễm trùng máu

Những vết viêm nhiễm tại hậu môn thường chứa nhiều vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng chứa trong phân và nước tiểu. Nếu không được khắc phục và chữa trị kịp thời, các loại vi khuẩn và độc tố này có thể xâm nhập ngược trở vào cơ thể và gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

Suy giảm ham muốn tình dục

Những đau đớn và vướng víu tại hậu môn do sự xuất hiện của các búi trĩ ngoại sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống tình dục của bệnh nhân. Theo đó, người mắc bệnh trĩ thường có xu hướng e dè, ngại tiếp xúc hoặc gần gũi với bạn đời. Từ đó, gây gián đoạn việc quan hệ, hoặc khiến cuộc yêu trở nên tẻ nhạt.

Trên thực tế, có rất nhiều cặp vợ chồng do không thể chia sẻ những rắc rối về sức khỏe bản thân với bạn đời. Đồng thời, né tránh việc gần gũi và quan hệ tình dục khiến cho đối phương hiểu lầm và dẫn tới tan vỡ hạnh phúc gia đình.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ

Lúc này các búi trĩ ngoại có kích thước rất nhỏ, hoàn toàn chưa gây ra nhiều đau đớn hoặc vướng víu cho bệnh nhân. Bạn có thể điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Kết hợp với việc sử dụng thuốc uống (Thuốc đông y), hoặc thuốc bôi có tác dụng co mạch và hạn chế viêm nhiễm (thuốc tây y).

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc đông y

Thuốc đông y là một trong những phuong phap chua benh tri mà được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng. Các chuyên gia cũng đánh giá đây là một trong những lựa chọn khá hiệu quả mà nhiều bệnh nhân nên áp dụng. Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc đông y rất thích hợp với những bệnh nhân bị bệnh trĩ giai đoạn đầu.

Nguyên lý điều trị của thuốc đông y là: Điều trị dứt điểm các triệu chứng bất thường của hệ tiêu hóa như: Táo bón, tiêu chảy… Từ đó ngăn ngừa tình trạng rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện. Củng cố tổ chức của lớp cơ dưới niêm mạc hậu môn, trực tràng và tăng cường chức năng đàn hồi của đám rối tĩnh mạch tại hậu môn. Thúc đẩy co mạch, chủ trị ứ máu tại tĩnh mạch, gây hình thành các búi trĩ.

Kiên trì áp dụng các bài thuốc đông y chữa trị bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân sẽ thấy tình trạng bệnh trĩ của mình được khắc chế đáng kể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu và người bệnh thường mất rất nhiều thời gian để điều trị mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng thuốc tây y

Thuốc tây y mặc dù không được đánh giá cao như các loại thuốc đông y trong việc chữa trị bệnh trĩ ngoại. Tuy nhiên, thuốc tây y cũng có nhiều ưu điểm như: Chấm dứt nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ, nhanh chóng đẩy lùi tình trạng đau đớn, ngứa ngáy tại hậu môn. Chi phí điều trị thấp, dễ dàng mua được trên thị trường.

Nguyên lý chữa trị bệnh trĩ ngoại của thuốc tây y là thúc đẩy chống viêm, tiêu sưng, hỗ trợ và làm bền chắc thành mạch, co mạch, chống lại các hiện tượng nhiễm trùng tại hậu môn. Có rất nhiều hình thức sử dụng thuốc tây y trong chữa trị bệnh trĩ, trong đó bao gồm: Thuốc bôi, thuốc đặt, thuốc uống… Mỗi loại thuốc và hình thức sử dụng lại có những tính năng riêng biệt.

Các chuyên gia khuyến cáo: Trước khi sử dụng thuốc tây y chữa bệnh trĩ ngoại, bệnh nhân cần thiết phải nhận được sự tư vấn và chỉ định, cũng như theo dõi sát sao của các bác sĩ chuyên khoa. Vì một số loại thuốc khi kết hợp với nhau có thể dẫn tới tình trạng dị ứng. Dị ứng kéo dài sẽ khiến cho tình trạng bệnh trĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách trị bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng bằng HCPT

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng, sử dụng thuốc không còn ý nghĩa đối với việc điều trị. Bệnh nhân cần phải sử dụng các biện pháp khác. Theo các chuyên gia, hiện nay phương pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại an toàn và hiệu quả nhất là phương pháp HCPT.

Chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp HCPT, hay còn gọi là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu. Kỹ thuật này có nguồn gốc từ Mỹ và được phổ biến ở nhiều quốc gia tiên tiến khác. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là phương pháp cắt bỏ lớp niêm mạc hậu môn nhưng không gây ảnh hưởng đến những vùng niêm mạc xung quanh, cũng như cơ vòng của hậu môn.

Từ đó, lớp niêm mạc búi trĩ ngoại sẽ được co lên và cố định lại, không bị sa xuống nữa. Nguyên lý của kỹ thuật HCPT là khâu niêm mạc trực tràng thành một vòng. Sau đó, đưa máy HCPT vào và thắt chặt các búi trĩ. Sử dụng sóng điện cao tần sinh nội nhiệt để làm đông và thắt nút mạch máu của búi trĩ.

Phương pháp này có những ưu điểm nổi trội như sau:

Điều trị bệnh trĩ ngoại dứt điểm, trong thời gian ngắn.

Sử dụng các loại trang thiết bị hiện đại trong điều trị. Kết hợp với hệ thống máy tính tự động kiểm tra và theo sát quá trình điều trị bệnh.

Điều trị bệnh trĩ không đau đớn, tổn thương nhỏ nhất, thời gian phục hồi nhanh và bệnh nhân không cần phải nằm viện.

Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng kỹ thuật HCPT đều có phản hồi tốt về hiệu quả của kỹ thuật. Các chuyên gia cũng đánh giá đây là phương pháp chữa trị bệnh trĩ an toàn, hiệu quả và thích hợp với hầu hết mọi đối tượng bệnh nhân, đặc biệt là những người bị bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng.

Cách phòng tránh bệnh trĩ ngoại

Uống đủ lượng nước cần thiết trong cơ thể mỗi ngày

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia, một người trưởng thành nặng khoảng 50kg cần cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày. Trẻ nhỏ có thể sử dụng ít hơn so với người trưởng thành. Những người thường xuyên vận động nhiều, hoặc lao động nặng nhọc nên sử dụng thêm nhiều nước hơn. Sử dụng nước giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả, phân trữ nước trở nên mềm bở và dễ đào thải ra ngoài. Từ đó, hạn chế nguy cơ táo bón và góp phần phòng tránh bệnh trĩ ngoại hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của mọi người. Bạn nên tích cực các loại thực phẩm có tính nhuận tràng, chứa nhiều chất xơ nhằm giúp phân trở nên mềm xốp, không bị khô cứng khi đi qua hậu môn.

Hạn chế các loại thực phẩm có tính cay, nóng, chứa cồn hoặc các chất kích thích như: Ớt, hạt tiêu, thuốc lá, rượu, bia… Vì những loại thực phẩm này sẽ tạo ra các gánh nặng tại hậu môn, trực tràng và dẫn tới việc hình thành các búi trĩ ngoại.

Tích cực tập thể dục thể thao

Thể dục thể thao góp phần quan trọng vào việc tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. Có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh trĩ ngoại. Đặc biệt, các chuyên gia cũng cho rằng: Những bài tập thể dục tại vùng chậu, vùng bụng là những bài tập rất tốt cho việc phòng tránh bệnh trĩ và bệnh nhân nên áp dụng.

Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ

Thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ sẽ khiến cho trọng lượng của cơ thể dồn áp lực lên hậu môn, trực tràng và vùng chậu. Từ đó, tĩnh mạch tại hậu môn chịu áp lực, bị co giãn quá mức và dẫn tới việc hình thành các búi trĩ ngoại. Chính vì vậy, bạn nên chủ động thay đổi tư thế của mình bằng cách cứ 30 phút lại đứng lên đi lại một vài vòng.

Đại tiện đúng cách

Bệnh nhân nên tập thói quen đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày. Không được rặn lâu khi đi đại tiện. Tránh kéo dài, hoặc trì hoãn thời gian đại tiện của mình bằng thói quen đọc báo, chơi game. Vì điều này có thể gây ra nhiều áp lực tại hậu môn, trực tràng và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là tại hậu môn sau khi đi đại tiện để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm tại hậu môn.

Kiểm soát cân nặng

Kiểm soát cân nặng giúp bạn kiểm soát các áp lực của cơ thể xuống hậu môn và trực tràng. Từ đó, góp phần hạn chế tình trạng căng giãn búi trĩ tại hậu môn và dẫn tới bệnh trĩ.