Thịnh Hành 5/2024 # Triệu Chứng Ung Thư Tuyến Giáp Giai Đoạn Cuối # Top 8 Yêu Thích

1. Các giai đoạn bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% trong các loại ung thư. Đây là ung thư tuyến nội tiết thường gặp nhất. Ung thư tuyến giáp phát triển khi các tế bào của tuyến giáp phát triển và phân chia một cách mất kiểm soát.

Ung thư tuyến giáp bao gồm 4 loại chính:

– Ung thư tuyến giáp dạng nhú: chiếm 70 – 80% trong tất cả các trường hợp bệnh ung thư tuyến giáp, bệnh thường phát triển từ các tế bào nang và có xu hướng phát triển chậm.

– Ung thư tuyến giáp dạng nang: chiếm khoảng 25% các trường hợp ung thư tuyến giáp, bệnh thường phát triển từ các tế bào nang.

– Ung thư tuyến giáp thể tủy: chiếm khoảng 4% của tất cả các bệnh ung thư tuyến giáp, bệnh thường phát triển từ các tế bào parafollicular (tế bào C) và có thể lây truyền trong gia đình.

– Ung thư tuyến giáp không biệt hóa: đây là dạng hiếm của ung thư tuyến giáp, chiếm 1% các trường hợp. Bệnh thường có xu hướng phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng đến người cao tuổi.

Bệnh chia thành 4 giai đoạn, bao gồm:

1.1. Giai đoạn I

Lúc này khối u mới hình thành, nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm và không phát triển bên ngoài tuyến giáp, không lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các vị trí khác.

1.2. Giai đoạn II

Khối u nguyên phát có đường kính khoảng 2 – 4cm. Có thể có một hoặc nhiều khối u nhưng các tế bào ung thư chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, các khối u chính lúc này có thể bắt đầu phát triển bên ngoài của tuyến giáp.

1.3. Giai đoạn III

Các khối u chính lớn hơn 4cm, có thể đã phát triển bên ngoài tuyến giáp nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết ở gần hoặc xa hơn.

Khối u có kích thước bất kỳ đã xâm lấn tới các bạch huyết ở cổ nhưng chưa di căn đến các cơ quan khác.

1.4. Giai đoạn IV

Giai đoạn IVA: Ung thư ở giai đoạn này đã phát triển vượt ra ngoài tuyến giáp và đã lây sang các mô lân cận. Ung thư có thể đã lây đến các hạch bạch huyết cổ và trên ngực.

Giai đoạn IVB: Các khối u nguyên phát đã phát triển tới thành xương sống hoặc vào gần các mạch máu lớn.

Giai đoạn IVC: tế bào đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như gan, phổi, xương, não.

2. Triệu chứng ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối

So với giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối thường có biểu hiện rõ ràng, người bệnh có các triệu chứng sau:

Ở giai đoạn này khối u xâm lấn ra phía trước hoặc sau cổ, nguyên nhân của tình trạng này là do khối u phát triển với kích thước lớn.

2.2. Giọng nói thay đổi

Ở giai đoạn này người bệnh cảm thấy khó thở, thay đổi giọng nói, khàn tiếng kéo dài nguyên nhân của tình trạng này là do khối u phát triển to lên, xâm lấn và chèn ép các cơ quan xung quanh cổ.

2.3. Cảm giác vướng tức, bó chặt ở vùng cổ

Đây là dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác vướng tức, bó chặt ở vùng cổ gây tình trạng khó nuốt, nuốt vướng.

2.4. Nổi hạch to

Khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn cuối, người bệnh sẽ thấy nổi hạch to ở vùng cổ, dọc hai bên khí quản…

Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể nhưng khi tiến triển tới giai đoạn muộn, các dấu hiệu bệnh rõ ràng hơn. Căn cứ vào các dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối kết hợp với các biện pháp chẩn đoán mức độ và giai đoạn bệnh cụ thể như siêu âm tuyến giáp, chụp X – quang, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối

Phẫu thuật không được thực hiện ở người bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối vì lúc này khối u đã di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể. Căn cứ vào mức độ di căn của tế bào ung thư, sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

3.1. Phương pháp hóa trị

Trong các loại ung thư tuyến giáp thì bệnh ung thư tuyến giáp không biệt hóa có mức độ ác tính cao, mức độ xâm lấn nhanh nên phương pháp hóa trị sẽ giúp kiểm soát sự phát triển của khối u, điều trị các triệu chứng. Các bác sĩ có thể sử dụng một loại hóa chất hoặc kết hợp nhiều loại hóa chất để mang lại hiệu quả điều trị ung thư tuyến giáp cao nhất.

3.2. Phương pháp xạ trị

Căn cứ vào loại ung thư bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xạ trị trong hoặc xạ trị ngoài. Các chuyên gia ung bướu cho biết các loại ung thư tuyến giáp có sự thích ứng với phương pháp xạ trị rất khác nhau. Đối với ung thư tuyến giáp không biệt hóa quá trình thực hiện phương pháp xạ trị ngoài có hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp dạng biệt hóa lại không thích ứng với tia xạ nên xạ trị được chỉ định kết hợp với các phương pháp khác để điều trị bệnh.

3.3. Điều trị phóng xạ I – 131

Các nghiên cứu đã cho thấy điều trị bằng iốt phóng xạ có thể cải thiện sự sống còn đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp khi các tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết hoặc đến các cơ quan trong cơ thể.

Các dạng phóng xạ I-131 sẽ được tuyến giáp tiếp nhận giống như iốt không phóng xạ. Iốt phóng xạ khi được hấp thụ ở tuyến giáp sẽ phá hủy ADN và tiêu diệt tế bào ung thư. Các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể do không hấp thụ I -131 nên sẽ ít chịu tác động của dược chất phóng xạ này. Vì vậy, đây là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị ung thư tuyến giáp.

3.4. Điều trị nhắm trúng đích

Điều trị nhắm trúng đích là phương pháp hiệu quả với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, giúp giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Dựa trên nguyên lý điều trị trúng đích bác sĩ đưa trực tiếp thuốc vào trong tuyến giáp với nồng độ cao, nhanh chóng tác động vào các tế bào tuyến giáp làm mất đi tính hoạt hóa của tế bào, thu nhỏ kích thước tế bào ung thư, ức chế quá trình phát triển của chúng.

4. Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp

4.1. Có chế độ ăn khoa học

Thiếu iốt trong chế độ ăn hàng ngày cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Mặt khác, một chế độ ăn uống thiếu cân bằng các chất dinh dưỡng cũng không có lợi cho sức khỏe, khiến cơ thể dễ dàng bị các tác nhân xấu tấn công, gây bệnh. Vì vậy, chế độ ăn uống cân bằng là điều cần thiết để phòng tránh ung thư tuyến giáp và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Theo các chuyên gia, người lớn nên ăn không quá 6 g muối một ngày, tương đương với một muỗng cà phê muối. Cần chú ý là lượng muối này đã có ở một số loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày như xúc xích, nước sốt cà…

4.2. Hạn chế tiếp xúc bức xạ

Tiếp xúc bức xạ là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh đối với ung thư tuyến giáp. Nguồn bức xạ có thể đến từ yếu tố nghề nghiệp, môi trường sống hay điều trị y tế…

4.3. Có chế độ sinh hoạt khoa học

Rượu bia, các chất kích thích không tốt cho sức khỏe nói chung và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khác, trong đó có tăng nguy cơ ung thư. Vì vậy, để phòng bệnh ung thư tuyến giáp, bạn nên tránh các loại đồ uống này. Ngoài ra, việc duy trì chế độ tập luyện thể thao khoa học, giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu kéo dài… cũng giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm ở tuyến nội tiết, ở giai đoạn cuối, bệnh thường di căn đến các cơ quan khác trên cơ thể, do đó để phòng ngừa và ngăn chặn mắc ung thư tuyến giáp điều quan trọng nhất là hãy tầm soát sớm và thăm khám sức khỏe định kỳ và ngay khi có những triệu chứng ung thư tuyến giáp hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, bởi tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu ở dạng thể nang, thể nhú, thể tủy sau 5 năm là 100%.