Xu Hướng 5/2024 # Các Yếu Tố Làm Tăng Rủi Ro Tim Đập Nhanh, Chậm, Không Đều # Top 4 Yêu Thích

Nguyên nhân gây tim đập nhanh, chậm, không đều

Trái tim có thể co bóp đều đặn hàng ngày là nhờ sự phối hợp của van tim, cơ tim và hệ thần kinh tim. Khi một trong ba yếu tố này bị ảnh hưởng, sẽ dẫn tới tình trạng tim đập nhanh, chậm hoặc không đều. Khi “nhịp điệu” của tim bị phá vỡ làm tim bơm máu kém hiệu quả, gây thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.

– Chứng ngưng thở khi ngủ

– Mất cân bằng điện phân trong cơ thể như cân bằng kali, natri, calci, magne…

– Uống quá nhiều rượu bia

– Hút thuốc lá, uống nhiều cà phê

– Căng thẳng, stress kéo dài

Phân loại tim đập nhanh, chậm, không đều

Các dạng rối loạn nhịp tim được đặt tên tùy theo vị trí, mức độ và tính chất cơn rối loạn.

Tim đập nhanh, không đều

– Rung nhĩ: Các xung điện hỗn loạn trong tâm nhĩ khiến tâm nhĩ đập nhanh hơn rất nhiều lần, nhưng không đồng bộ với tâm thất có thể dẫn đến đột quỵ.

– Rung thất: Là một trường hợp cấp cứu nguy hiểm có thể tiến triển nhanh chóng thành rung thất và dẫn đến nguy cơ tử vong.

– Cuồng nhĩ: Gần giống với rung nhĩ, nhưng các tâm nhĩ co bóp đều, ở tần số khá nhanh, khoảng 300 nhịp/phút.

– Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW): Xuất hiện một đường dẫn truyền phụ, thường là do bẩm sinh gây ra cơn nhịp nhanh.

– Nhịp nhanh xoang: Nút xoang bị kích thích đập trên 100 nhịp/phút, nguyên nhân thường là do gắng sức, stress, nhiễm trùng, sốt, mất nước…

– Hội chứng QT dài: Kết quả đo điện tâm đồ của người bệnh có khoảng QT kéo dài bất thường, nhịp tim nhanh và rất nguy hiểm khi vận động.

Tim đập quá chậm sẽ gây ảnh hưởng tới lưu lượng máu ra vào tim, đặc biệt là gây thiếu máu não, gây chóng mặt thậm chí là ngất xỉu. Nhưng với người thường xuyên vận động thể thao, nhịp tim dưới 60 nhịp/phút là hoàn toàn bình thường.

– Hội chứng nút xoang: Nút xoang bị tổn thương, bị suy giảm chức năng… khiến điện tim bị rối loạn. Đây là bộ phận phát đi tín hiệu điện tim, khởi nguồn của dòng điện giúp tim đập nhịp nhàng.

– Block tim: Là sự tắc nghẽn hoàn toàn, hoặc gần như hoàn toàn con đường dẫn xung điện từ tâm nhĩ xuống tâm thất để tim co bóp nhịp nhàng, từ đó gây ra một nhịp tim chậm.

Tim bỏ nhịp (ngoại tâm thu)

Tim có thể bỏ qua một, hai hoặc ba nhịp đập, gây cảm giấc hẫng hụt trong lồng ngực. Ngoại tâm thu được chia thành ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu nhĩ. Thông thường, ngoại tâm thu nhĩ là vô hại, hiếm khi phải điều trị, ngược lại với ngoại tâm thu thất thậm chí có thể gây đột tử.

Triệu chứng khi bị tim đập nhanh, chậm, không đều

Ngoài biểu hiện tim đập nhanh, chậm, không đều có thể thấy rõ ràng, thì tùy thuộc vào từng dạng rối loạn nhịp, chúng ta sẽ có những triệu chứng đặc trưng. Ví dụ tim đập quá chậm có thể khiến chóng mặt, dễ ngất xỉu, choáng váng. Khi tim đập quá nhanh, các triệu chứng này tuy vẫn xuất hiện do tâm thất chưa được đổ đầy máu, nhưng thường thêm dấu hiệu hồi hộp, trống ngực, khó thở…

– Đánh trống ngực: Là cảm giác khi thấy tim đập quá mạnh, rất thường gặp ở những người bị rối loạn nhịp tim. Mỗi người bệnh lại có những mô tả khác nhau về biểu hiện này:

+ Là cảm giác hụt hẫng khi tim co bóp sớm, do máu chưa được về tim, nên chỉ bơm được một ít máu vào vòng tuần hoàn.

+ Cảm giác tim bị ngưng mất vài giây, ngay sau đó là một nhịp đập mạnh, giống như có ai đó đấm vào ngực. Nguyên nhân là do một lượng lớn của máu được bơm ra khỏi tim, sau thời gian được đổ đầy nhiều hơn bình thường.

– Mệt mỏi, khó thở, ngộp thở: Hầu hết triệu chứng này đều xuất hiện ở tất cả các dạng rối loạn nhịp.

Nếu nhịp tim chậm không rõ nguyên nhân, không đáp ứng với thuốc điều trị, bạn sẽ được điều trị với máy tạo nhịp tim, giúp nhịp tim trở lại nhịp đập bình thường. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị nhỏ gọn, được cấy vào cơ thể để gửi xung điện đến tim, kích thích tạo nhịp tim bình thường.

– Nghiệm pháp Vagal: Là phương pháp kích thích dây thần kinh phế vị, sử dụng khi cơn nhịp tim nhanh vừa xuất hiện. Cách tập là hít một hơi dài, bịt mũi và cố gắng thở ra từ từ.

– Dùng thuốc: Một số loại thuốc chống loạn nhịp (concor, beta-lock…) có thể có tác dụng tốt, được chỉ định bởi bác sỹ chuyên khoa tim mạch.

– Sốc điện tim: Áp dụng cho các trường hợp nặng như rung nhĩ. Bằng hai điện cực lớn đặt trên ngực, sốc điện sẽ giúp khôi phục nhịp tim bình thường.

– Đốt điện: Sử dụng các loại ống thông qua mạch máu về tim, các điện cực ở đầu ống thông sẽ đốt các mô tim gây ra rối loạn nhịp tim.

– Máy khử rung tim hoạt động tương tự như máy tạo nhịp tim, gửi xung điện đến tim để đánh tan những dòng điện tim gây ra tình trạng rung thất.

Phương pháp điều trị phẫu thuật

– Phẫu thuật Maze: Dùng các vết rạch trên mô tim của tâm nhĩ để tạo thành mê cung, ngăn cản các xung điện bất thường – nguyên nhân của rối loạn nhịp tim

Một số phương pháp điều trị không dùng thuốc như yoga, thiền, kỹ thuật thư giãn, kết hợp với các loại thảo dược tốt cho tim sẽ giúp bệnh nhân cảm thấy khỏe mạnh hơn.