Đề Xuất 5/2024 # Bệnh Tiểu Đường Tuýp 1 Là Gì ? Nguyên Nhân Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 3 Yêu Thích

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 là do hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy một phần của tuyến tụy sản xuất insulin.

2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Hiện các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 1. Chỉ biết rằng các tế bào của hệ miễn dịch của cơ thể bình thường chỉ chống lại các tác nhân lạ gây hại vì lý do nào đó đã phá hủy cả tế bào tiết insulin. Nguyên nhân gây ra tình trạng đó vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu.

– Tiền sử gia đình : Gia đình có bố, mẹ hoặc người anh chị em nào bị bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc bệnh của cá nhân đó cũng cao hơn. Một số loại gen cũng là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh lớn hơn.

– Môi trường : sống có phơi nhiễm với các virus như Coxsackie, Rubella có khả năng phá hủy tế bào beta sản sinh insulin

– Tuổi tác : Tiểu đường có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên hai thời điểm rất đáng chú ý ở trẻ nhỏ mà ba mẹ cần quan tâm đó là trẻ từ 4 – 7 tuổi và trẻ từ 10 – 14 tuổi.

– Địa lý : Sống ở các nước có vị trí địa lý dễ mắc bệnh như Phần Lan, Thụy Điển.

– Khác: Người bị vàng da bẩm sinh, người uống nhiều nước chứa nitrat, sớm uống sữa bò, mẹ bị tiền sản giật khi mang thai,…

Đối với tiểu đường tuýp 1, bệnh xuất hiện khá đột ngột sau đó phát triển nhanh chóng chỉ trong vài tuần. Những triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu có thể sẽ khá mơ hồ và tương tự như bệnh cảm cúm thông thường, tuy nhiên khi bệnh chuyển biến xấu hơn thì những triệu chứng sẽ ngày càng rõ rệt. Bao gồm:

– Đi tiểu nhiều hơn 10 lần/ ngày, tiểu nhiều về đêm gây mất ngủ

– Khát nước: Do đi tiểu nhiều nên bệnh nhân dễ bị mất nước và luôn có cảm giác khát ngay cả khi vừa uống nước xong. .

– Giảm cân: Do cơ thể bị mất nhiều nước, đồng thời các glucose bị đào thải ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu nên người bệnh thường xuyên bị thiếu năng lượng, dẫn đến sụt cân, người gầy gò, xanh xao. Bệnh nhân ăn nhiều nhưng không hấp thụ được.

– Đói nhiều: Lượng đường glucose trong máu bị giảm quá nhiều, cơ thể không đủ năng lượng cho tế bào hoạt động, nên thường xuyên cảm thấy đói thậm chí là mới sau bữa ăn.

– Nhìn mờ: Do lượng đường rò tích trữ vào nhãn cầu khiến nhãn cầu sưng lên và thay đổi hình dạng. Điều này dẫn đến mắt khó tập trung hơn và làm mọi vật trông mờ nhạt.

Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện một số tình trạng như ói mửa, buồn nôn, người rất mệt mỏi khi lượng đường huyết trong máu tăng quá cao.

Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng tiểu đường tuýp 1, chúng ta mới biết được phương pháp điều trị tiểu đường phù hợp và hiệu quả.

4. Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không ?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng được xem là căn bệnh nguy hiểm. Do cơ thể bệnh nhân không có insulin nên buộc phải tiêm insulin mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ để duy trì sức khỏe. Trường hợp không kiểm soát được đường huyết trong cơ thể, bệnh nhân sẽ dẫn đến những hậu quả sau:

– Tình trạng nhiễm cetone acid gây hôn mê, có thể tử vong

– Biến chứng ở mắt: bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể

– Biến chứng ở chân

– Nhiễm trùng ở da, bộ phận sinh dục

– Bệnh suy thận

– Biến chứng thần kinh

– Bệnh tim, tai biến mach máu não

Với những nguy cơ gặp phải các biến chứng trên, bệnh nhân cần theo dõi căn bệnh thường xuyên, chữa trị đúng liệu trình và có lối sống khoa học nhất.

5. Tiểu đường type 1 có di truyền không ?

3. Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khác nhau như thế nào ?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đều có đặc trưng là mức đường huyết cao hơn bình thường, tuy nhiên nguyên nhân và sự phát triển bệnh lại biểu hiện khác nhau.

Bảng sau đây nên được xem như một hướng dẫn cơ bản về những khác biệt giữa bệnh đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Bạn lưu ý rằng đây không phải là quy chuẩn chung cho tất cả người bệnh.

4. Bệnh tiểu đường tuýp 1 sống được bao lâu ?

Trong đa số trường hợp, người bị tiểu đường tuýp 1 thường sẽ phát triển bệnh sớm hơn nhiều so với người bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 có thời gian sống cùng bệnh lâu hơn, nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường sớm hơn.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 sống được bao lâu ? Có nhiều người tiểu đường tuýp 1 sống được tới 85 tuổi.

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Hiệp hội tiểu đường Anh quốc (Diabetes UK) thì trung bình người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ bị giảm khoảng 10 năm tuổi thọ so với người khỏe mạnh.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc tuổi thọ người tiểu đường phụ thuộc vào cách quản lý bệnh tiểu đường của bệnh nhân đó, vì thế bệnh nhân phải biết cách kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt nhất qua chế độ ăn uống, vận động và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ điều trị.

5. Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa khỏi không ?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có chữa khỏi không ? tiểu đường tuýp 1 được xem là căn bệnh mãn tính nên không thể chữa khỏi dứt điểm. Cơ địa của người bệnh bị thiếu insulin trầm trọng nên tế bào cơ thể sẽ không được nhận được lượng đường cần thiết. Lúc này, cơ thể sẽ sử dụng chất béo để tạo nguồn năng lượng và tạo ra nhiều actone acid, ketone tăng trong máu và nước tiểu.

Đó là lí do vì sau bệnh nhân bị mắc bệnh nhiễm cetone acid dẫn đến hôn mê đột ngột. Để điều trị bệnh tiểu đường , chúng ta cần theo lộ trình chữa trị trước mắt và lâu dài. Mục tiêu trước mắt là chữa nhiễm cetone acid và mục tiêu lâu dài là phòng ngừa các biến chứng do cao đường huyết gây ra.

Thức ăn chứa tinh bột

Các loại bánh mì không pha trộn với các loại thực phẩm như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ,…Trong đó, lượng tinh bột chỉ nên bằng khoảng 50 – 60% so với người thường. Sử dụng thường xuyên các loại ngũ cốc thô, chà xát ít vì lớp vỏ có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.

Người bệnh nên hạn chế ăn các loại thức ăn chiên xào, các loại thức ăn có chứa tinh bột vì cơ thể khó hấp thu và làm tăng lượng đường huyết. Tốt nhất các bạn nên luộc hoặc nướng, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Protein có trong trứng, cá, thịt gà không da, sản phẩm sữa ít chất béo, các loại đậu (đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng) và đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, trừ sốt đậu nành vì nó chỉ chứa ít đậu nành và rất nhiều natri). Đây là thực phẩm rất quan trọng cho cơ bắp và xương chắc khỏe, chữa lành vết thương.

Người bệnh nên tuyệt đối tránh sử dụng các loại thực phẩm như da gà, da vịt bởi nó có chứa rất nhiều cholesterol. Đồng thời nên hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích,… Thay vào đó, bạn hãy ăn cá, trứng sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, đậu,…

Người bệnh tiểu đường tuýp 1 nên ăn gì ? nên lựa chọn chất béo không bão hòa đơn từ dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, các loại hạt, quả bơ; Omega-3 (acid béo không bão hòa đa) có trong cá, sò ốc, hạt lanh, và quả óc chó; Omega-6 trong hạt bắp, hướng dương, dầu đậu nành và các loại hạt.

Hạn chế chất béo bão hòa chủ yếu trong các sản phẩm động vật, bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo, cũng như dầu dừa và cọ. Hạn chế chất béo trans trong bánh nướng và thức ăn chiên, xúc xích, mì tôm, đồ ăn nhanh..

Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 nên tránh xa tuyệt đối các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, rượu,… Thay vì sử dụng các chất ngọt nhân tạo, bệnh nhân có thể sử dụng các loại đường dành cho người tiểu đường như aspartame, saccharin, sucralose,…

Các loại rau xanh, trái cây tươi là những nguồn cung cấp carb (chứa chất xơ không hòa tan) tốt cho người tiểu đường. Đặc biệt, bệnh nhân nên ăn cả xác hơn là ép lấy nước uống. Chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng làm giảm đường. Giúp làm chậm hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn. Bạn nên dùng tối thiểu 20-35 gram chất xơ mỗi ngày, nên chọn trái cây tươi họ cam, chanh như cam, quýt, bưởi, hoặc các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân…

6. Các loại thuốc điều trị tiểu đường tuýp 1

Mục tiêu duy nhất là đảm bảo lượng glucose trong máu ở mức ổn định giúp làm chậm hoặc giảm được các biến chứng của bệnh. Lượng đường trong máu ban ngày ổn định nếu nằm trong khoảng 80 đến 130 mg / dL (4,4 đến 7,2 mmol / L) khi đo trước bữa ăn hoặc không cao hơn 180 mg / dL (10 mmol / L) khi đo sau 2 giờ ăn.

Thuốc điều trị tiểu đường tuýp 1 Insulin

Một khi mắc tiểu đường tuýp 1, người bệnh sẽ cần đến insulin hầu như suốt đời, bên cạnh đó là một số loại thuốc khác được sử dụng theo chỉ định của bác sỹ.

Insulin gồm có các loại:

– Insulin tác dụng ngắn: gồm Humulin R, Novolin R

– Insulin tác dụng nhanh: gồm insulin glulisine (Apidra), insulin lispro (Humalog), insulin aspart (Novolog)

– Insulin tác dụng lâu dài: gồm insulin degludec (Tresiba), insulin detemir (Levemir), insulin glargine (Lantus, Toujeo Solostar).

– Insulin tác dụng trung gian: gồm NPH insulin (Novolin N, Humulin N)

Các loại thuốc tiểu đường tuýp 1 khác

Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể được kê toa thêm một số thuốc sau:

– Thuốc tăng huyết áp: Để giúp thận khỏe hơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc làm giảm men chuyển angiotensin hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB). Các loại thuốc này được dùng đối với những bệnh nhân tiểu đường có huyết áp hơn 140/90 mm Hg.

– Aspirin: aspirin giúp tìm bạn khỏe mạnh hơn, thuốc thường được bác sĩ khuyên dùng mỗi ngày.

– Thuốc hạ cholesterol: Sử dụng cholesterol đúng cách giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đối với người mắc bệnh tiểu đường. Ở Hoa Kỳ, các bác sĩ đưa ra lời khuyên rằng nên đảm bảo lượng cholesterol lipoprotein mật độ thấp nhỏ hơn 100 mg dL và lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao trên 50 mg/dL là tốt đối với phụ nữ và trên 40 mg/dL đối với nam giới. Lượng triglyceride lý tưởng khi thấp hơn 150 mg/dL.

Các loại thuốc này được kê theo toa, sử dụng dưới sự giám sát nghiêm ngặt về liều lượng của bác sĩ.

7. Cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 1 tránh biến chứng

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể diễn biến xấu đi rất nhanh cho nên bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh có thể cần được chữa trị tại bệnh viện. Bạn có thể cần phải kiểm tra lượng đường huyết mỗi tuần cho đến khi kiểm soát hoàn toàn. Những cách chữa bệnh tiểu đường tuýp 1 thông thường bao gồm :

Kiểm soát lượng đường trong máu

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 1 do đó tiêm insulin là cách tốt nhất để kiểm soát nhanh chóng lượng đường trong máu của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự tiêm insulin ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, thường 2-3 lần mỗi ngày và ghi chép lại kết quả để tiện theo dõi.

Nên thực hiện đo đường huyết trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn nhẹ, trước khi ngủ hoặc trước khi hoạt động thể chất, lái xe, kể cả khi bạn cảm nhận lượng đường trong máu thấp đi. Việc theo dõi thường xuyên này giúp kiểm soát được lượng đường trong máu ở phạm vi cho phép.

Vận động điều độ hàng ngày là điều thiết yếu trong cuộc sống cho mọi lứa tuổi và cần phải tạo một thói quen được duy trì thường xuyên vì tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chăm sóc chân và kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.

Bên cạnh việc điều chình chế độ ăn uống, vận động, dùng thuốc hợp lý, người bệnh tiểu tiểu đường tuýp 1 có thể tham khảo bổ sung thêm các loại thảo dược giúp cho bệnh nhân ổn định đường huyết để ngăn ngừa những biến chứng, đồng thời giúp đào thải độc tố trong tuyến tụy, cung cấp những dưỡng chất bổ sung cho tuyến tụy giúp tuyến tụy được hồi phục và hoạt động trở lại bình thường, Kích thích tuyến tụy hoạt động chuyển hóa hết lượng đường trong cơ thể. Một sản phẩm mang lại những ưu điểm vượt trội này phải kể đến viên uống tiểu đường Diagold.

Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, góp phần làm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bạn cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp.Việc ứng dụng các loại cây thuốc nam kết hợp trong thực phẩm chức năng được xem là giải pháp an toàn, hữu hiệu cho người bệnh và đang là xu hướng trong điều trị bệnh lý mãn tính : tiểu đường.