Thịnh Hành 5/2024 # 12 Cách Chữa Đau Khớp Gối Bằng Bấm Huyệt Tại Nhà # Top 9 Yêu Thích

1. Tác dụng của bấm huyệt chữa đau đầu gối

Đau khớp gối là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý về xương khớp ở đầu gối như viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối hay thoát vị đĩa đệm. Người bị đau khớp thường xuyên cảm thấy đau nhức và khó cử động tại các khu vực quanh khớp gối. Đặc biệt, bạn có biểu hiện đau nhức nhiều vào buổi sáng thức dậy hoặc khi đi đứng hay ngồi lâu.

Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh dân gian không dùng thuốc được thực hiện dựa trên nguyên lý dùng bàn tay tạo áp lực như ấn, day, lăn lên các kinh tuyến và huyệt vị trong cơ thể.

Mục đích là làm thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng tinh thần và thể chất. Từ đó giảm thiểu cơn đau nhức và các lợi ích cực kỳ có lợi cho cơ thể con người có thể kể đến như:

Kích thích quá trình lưu thông máu.

Giải phóng căng thẳng cơ bắp.

Giải tỏa thần kinh, giảm đau mỏi, thư giãn tâm trí và giảm căng thẳng.

Tăng cường dinh dưỡng bao hoạt dịch và tăng tiết dịch nhờn bôi trơn ở khớp.

Đào thảo độc tố trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

2. Hướng dẫn chữa đau khớp gối bằng bấm huyệt

+ Cách bấm huyệt chữa đau khớp gối thông thường

Đau khớp gối thông thường thường gặp ở những người lớn tuổi, người bị chấn thương hoặc làm công việc lao động nặng.

Bấm huyệt chữa đau khớp gối giúp giảm đau nhanh chóng, thư giãn, đồng thời kích thích tuần hoàn máu hiệu quả.

Bấm huyệt Huyết hải: Huyệt huyết hải nằm ở bờ trong đầu xương bánh chè thẳng lên thốn từ 4 đến 5cm. Cách thực hiện như sau: bệnh nhân cần được ngồi hoặc nằm, tư thế đầu gối hơi co, khi đó 1 tay đỡ trên gối và tay còn lại dùng ngón cái điểm huyệt huyết hải giúp cho khí huyết được lưu thông và điều hòa tốt hơn.

Bấm điểm 2 bên bánh chè: Bệnh nhân ngồi hoặc nằm, đầu gối hơi co lại, người bệnh bấm 2 ngón cái vào 2 điểm hai bên bánh chè.

Đè và đẩy dây chằng: Với cùng tư thế, người bệnh tiếp tục chéo 2 ngón cái đè lên dây chằng ở dưới khớp xương bánh chè, sau đó đẩy lên trên. Thực hiện động tác này nhiều lần.

Đẩy vuốt dưới xương bánh chè: Tiếp theo, người bệnh duỗi thẳng gối và đè 2 ngón cái vào dưới xương bánh chè sau đó đẩy dần lên và vuốt xuống lại. Lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần.

Ôm vuốt vùng gối: Chụm 2 bàn tay vào vùng đầu gối bị đau, sau đó dùng cạnh bàn tay đẩy vuốt khớp gối.

Ấn và vuốt vùng gối: Động tác này được thực hiện như sau: sử dụng 1 tay ấn và vuốt vào khớp gối.

+ Cách bấm huyệt chữa khớp gối do bị thoái hóa

Bấm huyệt Độc tỵ: Huyệt Độc tỵ nằm ở phần lõm giữa của xương bánh chè và đầu trên xương chày khi đùi và chân người bệnh tạo thành góc vuông. Sau khi đã xác định được vị trí huyệt thì bạn dùng ngón tay trỏ ấn mạnh và vuông góc với da. Vừa ấn vừa day huyệt liên tục khoảng từ 3 – 5 phút.

Bấm huyệt Tất nhỡn: Vị trí huyệt sẽ nằm đối diện với huyệt độc tỵ – tức là mặt sau bên trong đầu gối. Thao tác thực hiện: sử dụng ngón giữa ấn huyệt tất nhỡn cho tới khi tức lên rồi nhẹ nhàng day để khí huyết được lưu thông.

Bấm huyệt Dương lăng tuyền: Huyệt này nằm ở mặt ngoài bắp chân, tại vị trí lõm phía trước và phía dưới đầu nhỏ của xương mác. Thao tác thực hiện: người bệnh dùng đầu ngón tay trỏ day vào huyệt Dương lăng tuyền sau đó ấn mạnh và xoa bóp quanh khớp gối liên tục từ 3 – 5 phút. Huyệt Dương Lăng Tuyền trị khớp gối sưng viêm, đùi đau, lưng nhức mỏi, liệt nửa người,…

Bấm huyệt Âm lăng tuyền: Huyệt này nằm trên cẳng chân trong và ngay tại chỗ lõm bên dưới khớp gối. Bệnh nhân có thể nằm ngửa hoặc đứng thẳng. Người bệnh dùng tay nắm đầu gối trước và ấn mạnh đầu ngón tay cái lên huyệt Âm lăng tuyền để giúp tiêu trừ đau nhức mỏi đầu gối.

Bấm huyệt Huyết hải: Cách bờ trong đầu xương bánh chè thẳng lên thốn từ 4 đến 5 cm và nằm mặt trong đùi sẽ là vị trí huyệt huyết hải. Thực hiện thao tác bấm huyệt bằng cách: sử dụng ngón giữ của bên đối diện với đầu gối ấn vào huyệt này 1 phút rồi tiếp tục day nhẹ.

Bấm huyệt Hạc đỉnh: Huyệt Hạc đỉnh nằm ở giữa bờ trên của xương bánh chè. Người bệnh sử dụng ngón cái day mạnh rồi dùng cả lòng bàn tay xoa toàn bộ khớp gối. Huyệt này giúp trị đau nhức gối, cứng khớp và tê bì.

Người bệnh nên kiên trì thực hiện 2 các bấm huyệt chữa khớp gối mỗi ngày, để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối

Chữa đau khớp gối bằng bấm huyệt là phương pháp ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số đối tượng có thể không phù hợp với phương pháp này. Để tránh các rủi ro khi áp dụng, bạn cần lưu ý những điều sau:

Mỗi ngày, nên bấm huyệt chữa đau khớp gối 2 lần, mỗi lần thực hiện từ 20 – 30 phút để giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức đầu gối và cải thiện vận động ở khớp gối và đồng thời ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.

Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để mang lại được kết quả như mong muốn.

Khi bấm huyệt chữa đau nhức khớp gối, cần thực hiện cho cả 2 cạnh bên của đầu gối để cho hiệu quả tốt nhất.

Nên dùng lực bấm vừa đủ khi bấm huyệt, tránh đè hoặc ấn quá mạnh gây ra các tổn thương da dẫn đến đau nhức và bầm tím.

Không áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa đau khớp gối cho phụ nữ mang thai và người có các rối loạn đông máu, tinh thần không ổn định, trầm cảm.

Không nên bấm huyệt khi bụng đang đói hoặc quá no.

Khi bấm huyệt, bạn có thể kết hợp xoa dầu nóng như dầu tràm, dầu quế hay các thuốc xoa bóp chữa đau khớp gối, thảo dược thiên nhiên khác để mang lại kết quả chữa trị nhanh chóng hơn.

Ăn uống điều độ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là thực phẩm giàu canxi như xương sụn, tôm, cua, sữa tươi, sữa chua… và loại quả giàu vitamin C như nho, kiwi, xoài, quýt, đu đủ để xương khớp được chắc khỏe và tăng cường sức đề kháng.

Kiểm soát cân nặng của cơ thể hợp lý để tránh tình trạng quá tải khớp gối, khiến khớp gối bị thoái hóa sớm.

Khi bị đau khớp gối, người bệnh nên hạn chế vận động. Sau khi cơn đau giảm dần và khỏi hẳn thì mới hoạt động bình thường trở lại, kết hợp luyện tập thể dục và thể thao thường xuyên, tham gia đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga hay thiền để tránh tình trạng co cứng khớp.

Các bấm huyệt chữa đau khớp gối chỉ thích hợp với các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Với trường hợp đau nặng, bạn nên đến thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.