Đề Xuất 4/2024 # 6 Cách Chữa Bệnh Trĩ Ngoại Tại Nhà Hiệu Quả # Top 2 Yêu Thích

Trước khi tìm hiểu về những cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ tại nhà, bạn đọc cần phải nắm bắt được chính xác bản chất của bệnh trĩ ngoại là gì. Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Nhân Tuấn – Giám đốc Phòng khám Hưng Thịnh (380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở phía ngoài bờ của hậu môn bị phình to và căng giãn quá mức. Quan sát bằng mắt thường, người bệnh có thể nhìn thấy các tĩnh mạch rất nhỏ chồng chéo lên nhau. Trĩ ngoại có chứa dây thần kinh cảm giác nên người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau rát, vướng víu ở vùng hậu môn, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt cũng như chất lượng công việc của người bệnh”.

Cũng theo bác sĩ, có thể hiểu trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ xuất hiện bên ngoài bờ hậu môn, có thể quan sát bằng mắt thường nhằm phân biệt với trĩ nội xuất hiện bên trong ống hậu môn và không thể quan sát bằng mắt thường. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: sa nghẹt búi trĩ, tắc mạch, thiếu máu, hoại tử búi trĩ, mất tự chủ đại tiện, ảnh hưởng đến hệ thần kinh… Vì vậy, nếu được chẩn đoán mắc trĩ ngoại, người bệnh nên chủ động tiến hành các biện pháp điều trị càng sớm càng tốt nhằm bảo vệ hiệu quả sức khỏe của bản thân.

6 Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả hiện nay

Đa phần những trường hợp mắc bệnh trĩ mức độ nhẹ, khi búi trĩ chưa phát triển nhiều và gây ra các tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bệnh tại nhà. Theo đó, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân dùng thuốc đặc trị kết hợp với việc áp dụng một số mẹo chữa bệnh trĩ ngoại dân gian nhằm làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh, hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả.

1. Dùng thuốc Tây y chữa bệnh trĩ ngoại

Dùng thuốc chữa bệnh trĩ ngoại được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có búi trĩ không quá to nhưng đã gây ra các triệu chứng lâm sàng như: đau rát, khó chịu vùng hậu môn, chảy máu đại tiện, ngứa hậu môn… Thuốc được chỉ định thường ở dạng bôi, dạng uống hoặc đặt với các loại phổ biến sau đây:

– Thuốc điều hòa nhu động ruột: Thường được chỉ định cho những bệnh nhân thường xuyên gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: táo bón hoặc tiêu chảy. Với những người bệnh bị táo bón, thuốc có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, giúp phân dễ dàng thoát ra bên ngoài. Đối với trường hợp tiêu chảy nặng, thuốc sẽ làm chậm nhu động ruột, hạn chế tần suất đi đại tiện và giảm áp lực lên tĩnh mạch.

– Thuốc mỡ giảm đau rát, sưng nề hậu môn: Là các loại thuốc bôi sử dụng tại chỗ nhằm làm dịu búi trĩ, giảm viêm, làm trơn ống hậu môn để người bệnh đại tiện dễ dàng hơn. Đồng thời, một số loại thuốc còn bổ sung một số các loại kháng sinh giúp giảm sưng đau và ngăn ngừa bội nhiễm.

– Thuốc làm bền thành mạch: Với những người mắc bệnh trĩ ngoại, thành mạch sẽ phải chịu nhiều tổn thương, áp lực. Chính vì vậy, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc làm tăng trương lực của tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch và hạn chế tình trạng ứ huyết. Điều này nhằm làm tăng sức bền của thành mạch, phòng ngừa biến chứng vỡ búi trĩ.

Bên cạnh những loại thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại kể trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác, tùy theo mức độ và khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người. Cũng cần nhấn mạnh rằng việc dùng thuốc mang đến những hiệu quả nhanh chóng nhưng không thể dứt điểm được bệnh trĩ ngoại. Vì vậy, nhiều khả năng sau khi ngừng thuốc, các triệu chứng của bệnh lại quay trở lại. Do đó, bệnh nhân cần chú ý, thông báo ngay cho bác sĩ nếu bản thân có gặp phải các vấn đề bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.

2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng rau diếp cá

Rau diếp cá hay trong Đông y còn gọi là ngư tinh thảo là một loại rau khá quen thuộc với người Việt. Rau thường mọc ở những nơi ẩm ướt, chịu bóng với thân dễ mọc ngầm dưới mặt đất và sống được lâu năm.

Theo Đông y, rau diếp cá có vị chua cay, tính hàn, mùi hơi hăng, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng và chống viêm, thông hạch. Trong y học hiện đại, diếp cá có chứa nhiều hoạt chất isoquercetin, quercetin và dioxyflavonon có tác dụng làm giảm sưng phồng, giảm áp lực và tăng cường sức bền lên thành mạch. Ngoài ra, tinh dầu diếp cá còn có tác dụng giảm viêm, trị táo bón, ngứa ngáy, nhiễm trùng hậu môn. Nhờ đó, đây là một trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại dân gian được nhiều người áp dụng hiện nay.

– Ăn sống rau diếp cá:

Người bệnh có thể rửa khoảng 20 – 25g rau và ăn sống mỗi ngày. Cũng có thể ăn kèm với các loại rau sống khác như: tía tô, rau ngò, rau cải. Nếu thấy khó ăn (do diếp cá có mùi hơi hăng), bạn có thể chế biến rau vào các món ăn như: ăn rau diếp cá gỏi cuốn thịt bò, thịt vịt, salad rau diếp cá đậu phụ…

– Uống nước rau diếp cá:

Rửa sạch 50g rau diếp cá tươi, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng từ 5 – 10 phút. Tiếp đến cho rau và ít nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, lọc bỏ bã và uống nước. Mỗi ngày uống 2 – 3 cốc, sau một thời gian sẽ thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ thuyên giảm rõ rệt.

– Đắp rau diếp cá:

Rửa sạch 20g rau diếp cá rồi đem đi giã chung với ít muối hột. Sau đó đắp vào hậu môn và dùng băng gạc cố định lại để qua đêm. Sáng hôm sau gỡ bỏ miếng đắp và rửa sạch hậu môn bằng nước muối pha loãng.

3. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại đơn giản bằng lá trầu không

Từ xa xưa, lá trầu không đã được sử dụng nhiều trong việc rửa sạch vết thương, chữa đầy hơi, khó tiêu và viêm họng. Trong Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, quy kinh tỳ, có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, khu phong hạ khí. Đối với phụ nữ, lá trầu không còn có tác dụng chữa một số bệnh viêm nhiễm vùng kín khá hiệu quả.

Nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng trong 100g lá trầu không sẽ có chứa khoảng 2,4 % tinh dầu với các hoạt chất kháng sinh mạnh như: tannin, acid amin, cineol, carvacrol… có tác dụng kháng khuẩn, ức chế nhiều vi khuẩn như: coli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn… Chính những ưu điểm này mà lá trầu không được xem là một trong cách điều trị trĩ ngoại tiết kiệm nhưng hiệu quả hiện nay.

– Xông hơi lá trầu không:

Bạn lấy khoảng 10 lá trầu không loại không quá già hay quá non, sau đó đem đi rửa sạch nhiều lần. Đun lá với khoảng 5 lít nước và cho thêm ít muối và đun sôi trong khoảng từ 10 – 15 phút rồi cho nước vào chậu và tiến hành xông hơi hậu môn. Khi nước nguội nên tận dụng nước để rửa hậu môn nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Kiên trì thực hiện đều đặn ngày 2 lần vào sáng, tối để tình trạng đau rát, ngứa ngáy hậu môn nhanh chóng thuyên giảm.

– Ngâm rửa hậu môn:

Bên cạnh cách điều trị trĩ ngoại bằng xông hơi, người bệnh cũng có thể dùng lá trầu không để ngâm rửa hậu môn. Theo đó, người bệnh cũng đun sôi lá trầu không với nước muối sau đó pha thêm nước vào nồi đang sôi để giảm nhiệt xuống còn khoảng 30 độ C và tiến hành ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút. Mỗi ngày ngâm rửa hậu môn 1 – 2 lần sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu tới khu vực bị tắc nghẽn, làm giảm sưng các búi trĩ.

Lưu ý: Trước khi xông hơi, ngâm rửa hậu môn với lá trầu không, người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà tác dụng điều trị sẽ khác nhau. Trong trường hợp nếu bệnh không thuyên giảm thì nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau.

4. Lá ngải cứu giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh trĩ ngoại

Lá ngải cứu là một vị thuốc quý thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Trong Đông y, lá ngải cứu còn được gọi là ngải diệp là một loại lá có vị đắng, tính ấm có tác dụng giảm đau, cầm máu. Vì vậy, từ xa xưa đây đã là loại nguyên liệu được dùng để điều trị bệnh trĩ ngoại.

Bên cạnh khả năng giảm đau, cầm máu, lá ngải cứu còn được y học chứng minh là có chứa nhiều hoạt chất anabsinthine có tác dụng chống viêm và giảm đau. Cùng với đó, hoạt chất chống oxy hóa giúp phục hồi tổn thương ở tĩnh mạch, làm giảm tình trạng đau rát.

– Ăn lá ngải cứu:

Không chỉ làm thuốc, ngải cứu còn được coi là một loại rau góp mặt trong nhiều món ăn. Không chỉ làm giảm tình trạng ứ huyết ở tĩnh mạch, hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả, giảm tình trạng táo bón lá ngải cứu còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, lưu thông khí huyết . Đặc biệt, ở nữ giới lá ngải cứu còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.

Người bệnh có thể bổ sung lá ngải cứu vào trong chế độ ăn của bản thân bằng cách chế biến các món ăn như: trứng chiên ngải cứu, canh ngải cứu thịt, ngải cứu hầm trứng vịt lộn, cháo ngải cứu…

– Ngâm rửa hậu môn với lá ngải cứu:

Người bệnh cần rửa khoảng 1 nắm lá ngải cứu với nước muối loãng sau đó rửa sạch lại nước sạch khoảng 2 – 3 lần rồi để ráo nước. Tiếp đến đun ngải cứu với 2 lít nước cho đến khi sôi trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp và đổ ra chậu. Pha thêm nước mát và cho thêm 1 thìa muối biển vào khuấy đều và tiến hành ngâm rửa hậu môn trong khoảng 5 – 10 phút. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày sau khi đi đại tiện và trước khi đi ngủ để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.

– Chườm đắp lá ngải cứu:

Thêm một cách chữa bệnh trĩ ngoại nhẹ tại nhà với lá ngải cứu là việc kết hợp với lá diếp cá để chườm vào vùng hậu môn. Mẹo này vừa giúp làm giảm nhanh các triệu chứng như sưng tấy, ngứa rát vùng hậu môn vừa làm tăng sức bền thành mạch và hỗ trợ co búi trĩ hiệu quả.

Người bệnh cần chuẩn bị một nắm nhỏ lá ngải cứu và lá diếp cá sau đó đem đi rửa sạch và để ráo nước. Giã nát 2 loại lá và đắp lên vùng hậu môn trong 20 phút và sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày trong một thời gian sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm đi rõ rệt.

5. Cách chữa bệnh trĩ ngoại từ gel nha đam

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đặc trị, bệnh nhân có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ ngoại dân gian từ gel nha đam. Đây là nguyên liệu chứa nhiều khoáng chất và nước có tác dụng làm dịu vùng xung quanh hậu môn và hạn chế đau rát hậu môn hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy trong nha đam chứa nhiều enzyme bradykinase có tác dụng chống viêm, giảm đau và hỗ trợ phục hồi các tế bào niêm mạc bị tổn thương.

– Thoa trực tiếp gel nha đam:

Người bệnh cần rửa sạch nha đam, sau đó dùng dao gọt vỏ và lấy lớp gel bên trong thoa trực tiếp lên vùng hậu môn. Để yên trong khoảng 10 – 15 phút và rửa lại với nước. Chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ hậu môn và lau khô trước khi thoa gel nha đam để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Nếu da bạn nhạy cảm, xảy ra kích thích, ngứa ngáy hậu môn với nha đam thì không nên áp dụng cách này vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

– Uống nước nha đam:

Người bệnh có thể nấu nước nha đam và đường phèn để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp cơ thể thanh nhiệt, đẹp da. Theo đó, bạn cần rửa sạch nha đam, cắt bỏ vỏ, rửa sạch mủ và ngâm với nước muối trong khoảng 20 phút. Cắt bỏ nha đam thành từng miếng nhỏ, đợi khi nước sôi thì cho nha đam và đường phèn nấu trong 20 phút rồi tắt bếp. Đợi khi nước nguội bớt thì bạn đã có được một ly nước nha đam đường phèn thơm mát, hỗ trợ chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả.

6. Dùng dầu dừa để chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Dầu dừa vốn được xem là một loại nguyên liệu làm đẹp tự nhiên hiệu quả nhờ việc chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin E, D và các loại axit có lợi… giúp trẻ hóa làn da, làm mịn màng da. Đặc biệt, những nghiên cứu gần đây cho thấy bôi dầu dừa thường xuyên còn giúp ngăn chặn sự phát triển của búi trĩ ngoại, làm mềm da và hạn chế nhanh cảm giác ngứa rát, khó chịu ở vùng hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả nhất

Nếu búi trĩ ngoại đã phát triển với kích thước lớn hoặc việc dùng thuốc và áp dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian không mang lại hiệu quả, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để tiến hành phẫu thuật cắt trĩ ngoại.

Hiện nay, tại các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín, phẫu thuật chữa bệnh trĩ ngoại được chia làm 2 phương pháp lớn là phẫu thuật không gây mê và phẫu thuật gây mê. Tùy theo vị trí, kích thước búi trĩ, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật can thiệp phù hợp. Cụ thể:

Phẫu thuật không gây mê:

Đây là thủ thuật được nhận định là tương đối đơn giản, thực hiện ngay tại phòng khám của bác sĩ. Theo đó, bệnh nhân sẽ không cần gây mê mà chỉ cần nằm đúng tư thế yêu cầu để bác sĩ tiến hành thủ thuật. Thời gian thực hiện tương đối ngắn và ít gây ra tổn thương cho cơ thể nên người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, theo dõi 1 – 2 tiếng là có thể ra về:

– Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm một loại hóa chất trực tiếp vào trong búi trĩ có tác dụng làm cho búi trĩ co lại và dần bị xơ hóa. Điều này sẽ khiến cho máu không thể chảy vào trong búi trĩ và nuôi dưỡng chúng. Dần dần khi bị mất nguồn dinh dưỡng, búi trĩ sẽ teo lại và rụng đi.

– Thắt động mạch trĩ: Với cách chữa bệnh trĩ ngoại này, bác sĩ trước hết sẽ tiến hành siêu âm kỹ lưỡng để xác định vị trí các mạch máu lưu thông vào búi trĩ. Sau đó sẽ tiến hành khâu thắt chúng nhằm chặn đứng dòng chảy của máu đi nuôi búi trĩ, khiến búi trĩ ngày càng co nhỏ lại.

– Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp sử sụng sóng cao tần HCPT: Thủ thuật sử dùng thiết bị máy móc chuyên dụng có dẫn sóng điện cao tần ở nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu đi nuôi búi trĩ. Tiếp đến, bác sĩ sẽ sử dụng dao điện để cắt bỏ chúng.

Phẫu thuật cắt trĩ có gây mê được tiến hành cho những bệnh nhân mắc trĩ quá nặng, các búi trĩ đã phát triển với kích thước quá lớn, chèn ép toàn bộ lỗ hậu môn và lan ra cả khu vực bên ngoài. Lúc này, phẫu thuật cắt bỏ trĩ trực tiếp là cách được chỉ định nhằm hạn chế tối đa các rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh.

Theo đó, toàn bộ quá trình phẫu thuật cắt trĩ ngoại có gây mê sẽ được diễn ra trong phòng phẫu thuật với đầy đủ các thiết bị, dụng cụ y tế chuyên dụng và đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi. Bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ từ khu vực thắt lưng trở xuống để không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Nếu tinh thần người bệnh bất ổn, lo lắng, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm thuốc an thần.

Khi thuốc gây mê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ lần lượt sử dụng dao kéo để cắt bỏ các búi trĩ ra ngoài và tiến hành khâu lại các vết thương. Sau đó, vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ một lần nữa trước khi chuyển người bệnh sang phòng hồi sức. Thông thường, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần phải nằm lại cơ sở y tế khoảng vài ngày để các bác sĩ theo dõi tiến độ phục hồi của cơ thể. Nếu không có biến chứng xảy ra, người bệnh sẽ được xuất viện và tiến hành theo dõi tại nhà.

Lưu ý rằng phẫu thuật cắt trĩ ngoại là thủ thuật can thiệp ngoại khoa đòi hỏi những yêu cầu cao về năng lực, tay nghề của y bác sĩ cũng như hệ thống máy móc tham gia. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý khi lựa chọn các cơ sở y tế. Tốt nhất, chỉ nên lựa chọn cắt trĩ tại bệnh viện, phòng khám có uy tín, thương hiệu, được Bộ hoặc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động.

Những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh trĩ ngoại

Trước khi thực hiện các cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà trên, người bệnh cần xác định rõ ràng rằng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, hoàn toàn không có tác dụng chữa trị dứt điểm. Vì vậy, không thể thay thế các phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được các cách chữa trên. Nếu trong quá trình áp dụng tại nhà, bản thân người bệnh gặp phải các vấn đề bất thường thì cần nhanh chóng thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

– Hạn chế tối đa việc ngồi hoặc đứng quá lâu một tư thế vì dễ làm tăng áp lực cho các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn khiến búi trĩ ngày càng lớn và gây ra cảm giác đau rát, khó chịu.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng việc ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước ép hoa quả… giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt.

– Không uống các chất rượu bia, kích thích hoặc ăn các đồ cay nóng, đồ khô cứng… dễ gây kích ứng hậu môn, rối loạn tiêu hóa.

– Vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức, bê vác vật nặng.

– Tập thể dục hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ.

– Tạo thói quen đại tiện đúng giờ, không ngồi đại tiện quá lâu hoặc rặn mạnh khi đi vệ sinh.

– Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, không mặc đồ quá chật, bó sát.