Thịnh Hành 5/2024 # Những Cách Chữa Viêm Họng Cho Trẻ Dưới 1 Tuổi Hiệu Quả # Top 8 Yêu Thích

Các nguyên nhân gây viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ dưới 1 tuổi thuộc nhóm trẻ em sơ sinh (Infant). Viêm họng là một bệnh hô hấp thường ở trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm họng ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần nắm được những nguyên nhân này để chủ động phòng ngừa cho con bệnh cạnh cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Do cúm: có tới 80% trẻ sơ sinh bị viêm họng là do cúm. Cúm kéo theo những triệu chứng như sổ mũi, ho khan, quấy khóc, biếng ăn. Một số bé gặp phải tình trạng nôn mửa và tiêu chảy.

Nhiễm virus: Viêm họng do virus sẽ gặp một số triệu chứng như có đốm đỏ quanh miệng bé, phát ban đỏ ở bàn tay bàn chân, bé biếng ăn, bỏ ăn.

Herpangina: Herpangina là một bệnh truyền nhiễm có thể gây ra đau họng với một số triệu chứng như quanh miệng bé xuất hiện chấm xám và trắng, sốt cao, tiêu chảy, bỏ bú.

Dị ứng bụi: Do cơ địa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, lông thú, phấn hoa, gia vị có thể khiến cổ họng trẻ bị viêm.

Bệnh chân tay miệng: Giai đoạn đầu của bệnh chân tay miệng trẻ thường kèm theo chứng ho, sốt, đau họng.

Bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn: Trẻ bị cảm lạnh sẽ bị nhiễm khuẩn. Viêm họng ở trẻ sơ sinh có thể do vi khuẩn streptococcus (liên cầu khuẩn nhóm A) gây ra. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ gây ra hiện tượng ho sốt, đau họng, khó nuốt.

Dấu hiệu mắc viêm họng ở trẻ dưới 1 tuổi

Là người trực tiếp chăm sóc bé, cha mẹ cần lưu tâm những biểu hiện sau của trẻ khi có khả năng mắc viêm họng:

Quấy khóc: Bé quấy khóc nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi ăn. Biểu hiện này khá phổ biến với những bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Con cảm thấy bị đau và khó chịu khi bú và khi nuốt nước bọt nên quấy khóc.

Cổ họng sưng đỏ: Khi nghi ngờ con bị viêm họng, bố mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ để kiểm tra họng cho con sẽ thấy cổ họng của con bị sưng đỏ. Lời khuyên dành cho phụ huynh thay vì tự khám cho con hãy cho bé đến bác sĩ để thăm khám chính xác bệnh viêm họng.

Bé bực bội, hay cáu gắt: Khi bị viêm họng, bé sẽ cảm thấy rất khó chịu, gắt gỏng theo cơn. Tuy nhiên khi bé buồn ngủ hay đói bé cũng thường như vậy.

Sốt: Sốt là dấu hiệu nhận biết viêm họng của tất cả mọi người, không loại trừ trẻ nhỏ. Cha mẹ cần chú ý bởi nếu không thể hạ sốt có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nôn và tiêu chảy: Khi bị viêm họng hệ miễn dịch của con đã yếu nên có thể khiến con bị nôn mửa, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Ho: Ho cũng là một triệu chứng nhận biết viêm họng ở trẻ sơ sinh. Bé có thể ho khan, ho có đờm.

Những biến chứng nguy hiểm khi không xử lý viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi kịp thời

Những triệu chứng viêm họng ở trẻ em nếu cha mẹ biết cách giữ gìn và điều trị sớm sẽ hết sau 1 – 2 tuần. Nếu chủ quan không điều trị bệnh sẽ trở nặng, các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

Sốt cao không được hạ sốt có thể dẫn đến co giật rất nguy hiểm

Viêm họng do vi khuẩn kéo dài dễ biến chứng nhiễm trùng máu với các biểu hiện như: sốt cao, tim đập nhanh, hạ huyết áp…

Viêm họng để lại nhiều biến chứng nặng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm amidan, viêm tai giữa.

Ngoài ra các biến chứng viêm cầu thận, thấp khớp cấp, viêm khớp… hoàn toàn có thể xảy ra nếu như cha mẹ không sớm điều trị và chăm sóc tốt cho con.

Cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi

1. Chăm sóc trẻ đúng cách

Viêm họng ở trẻ nhỏ thường kéo theo các cơn sốt nóng. Nếu bé sốt dưới 38,5 độ, mẹ cần dùng khăn ấm lau người đặc biệt là vùng bẹn và vùng nách để hạ sốt cho con. Đối với trẻ sơ sinh sốt trên 38,5 độ, bé trên 6 tháng tuổi sốt 39 độ, mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Đối với các bé đang bú sữa mẹ, bé được cần bú nhiều hơn. Trường hợp bé đau quá mà bú ít, mẹ nên giảm lượng sữa mỗi lần bú lại và tăng cữ bú.

Nếu bé đang tuổi ăn dặm, thức ăn cho bé cần nghiền nhỏ, nấu loãng hơn để bé dễ nuốt hơn. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, dễ hấp thụ, dạng lỏng, sệt dễ nuốt như cháo, súp.

Giữ ấm cơ thể cho bé và đảm bảo độ ẩm phòng:

Giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là phần đầu, mũi họng, chân tay. Phòng nghỉ của trẻ cần đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, nhiệt độ vừa phải.

Không khí khô có thể làm cho da, mũi và cổ họng khô. Điều này sẽ làm cho dấu hiệu viêm họng ở trẻ sơ sinh thêm khó chịu hơn. Để không khí trong căn phòng nhỏ của bé luôn đảm bảo độ ẩm, bạn có thể sử dụng máy phun sương, đặc biệt nếu phòng của bé sử dụng điều hòa.

Mẹ hãy luôn ở bên bé khi bé bị đau họng, sốt. Làm như vậy bé sẽ cảm thấy thỏa mái, yên tâm hơn khi nghỉ ngơi. Giọng nói của mẹ sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn, tinh thần được cải thiện.

2. Cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi với các thực phẩm an toàn

Cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi với rau diếp cá

Rau diếp cá có khả năng kháng viêm tốt, lành tính đối với trẻ nhỏ nên mẹ có thể yên tâm khi sử dụng để giảm đau họng cho bé.

Cách thực hiện: Hái 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch nấu với cháo loãng, khi chín cho thêm chút đường để tạo vị ngọt cho trẻ dễ uống hơn. Cho bé uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần uống khoảng 10ml

Cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi với lá húng chanh và đường phèn

Lá húng chanh có vị cay, thơm giúp tiêu đờm, kháng viêm, giải cảm, kích thích tiết mồ hôi, hạ sốt cho bé.

Cách thực hiện: Thái nhỏ 1 nắm lá húng chanh, trộn với đường phèn rồi mang đi hấp cách thủy. Chắt phần siro cho bé uống mỗi ngày 3 lần.

Cách chữa viêm họng cho trẻ dưới 1 tuổi với lá hẹ và đường phèn

Lá hẹ có vị cay, tính ấm, tác dụng hành khí, tán ứ, giải độc, giảm ho và tiêu sưng. Vì vậy thảo dược này thường được dùng trong bài thuốc chữa cảm sốt, ho, hen suyễn, đau họng và cảm cúm. Trong đó cách chữa ho bằng lá hẹ được áp dụng rộng rãi, thích hợp với cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Cách thực hiện: chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá hẹ rửa sạch, thái thành các khúc nhỏ rồi trộn với đường phèn mang đi hấp cách thủy trong 20 phút. Cho bé uống phần nước siro mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 2 thìa sẽ giúp giảm đau họng.

Lá hẹ là thảo dược tự nhiên, có độ an toàn và ít gây kích ứng. Tuy nhiên, áp dụng mẹo chữa này cho trẻ 3 tháng tuổi. Khi này, hệ tiêu hóa của trẻ còn kém nên có thể xảy ra hiện tượng tiêu chảy và đau bụng.

Nếu thấy bé sốt cao liên tục, đã dùng các biện pháp mà không thấy hạ cộng thêm nhịp thở gấp gáp, chảy dãi nhiều, mũi khò khè cần đưa bé tới thăm khám tại các cơ sở y tế ngay.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bé uống thuốc theo tình hình bệnh tình của bé. Cha mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh về cho bé uống khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

15 tháng 08, 2024 – 537 Lượt xem