Xu Hướng 5/2024 # Táo Bón Kinh Niên Và Những Điều Bạn Chưa Biết Về Nó # Top 5 Yêu Thích

Mặc dù táo bón là một triệu chứng thường gặp và không đến mức trầm trọng. Hầu hết bệnh nhân chỉ cần chăm sóc cơ thể hợp lý, thay đổi chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt là có thể cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên khi bị táo bón kinh niên thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hoặc một triệu chứng của một rối loạn tiềm ẩn nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây táo bón kinh niên, những đối tượng có nguy cơ bị táo bón kinh niên

Thông thường các sản phẩm chất thải của tiêu hóa hay còn gọi là phân đi qua đường ruột bằng cách co thắt cơ bắp. Trong ruột già hầu hết nước và muối trong hỗn hợp các chất thải này được hấp thụ lại bởi vì nó cần thiết cho rất nhiều chức năng của cơ thể.

Tuy nhiên khi ruột hấp thu quá nhiều nước hoặc nếu các cơn co thắt của ruột kết quá chậm phân sẽ trở nên khô cứng. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng táo bón.

Chúng ta cũng có thể dễ dàng mắc phải chứng táo bón kinh niên nếu đại tiện không đúng cách, thường xuyên nhịn đại tiện. Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bị táo bón kinh niên bao gồm:

Yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị táo bón kinh niên

Cơ thể không đủ lượng chất lỏng cần thiết hoặc bị mất nước trong thời gian dài.

Không cung cấp đầy đủ chất xơ cho cơ thể.

Thiếu các hoạt động thể dục thể thao.

Mắc phải hội chứng ruột kích thích.

Thay đổi lối sống kể cả khi cơ thể lão hoa, du lịch hoặc mang thai.

Thường xuyên lạm dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài.

Mắc phải một số bệnh như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh parkinson, bệnh trầm cảm, huyết áp cao và đang sử dụng thuốc để điều trị.

Tắc nghẽn đường ruột hoặc có túi thừa đường ruột.

Bị rối loạn nội tiết, tuyến giáp kém hoạt động.

Vết nứt ở hậu môn và trĩ có thể kích thích co thắt các cơ hậu môn.

Nôn mửa hoặc tiêu chảy trong thời gian dài.

Dây thần kinh tủy sống bị ảnh hưởng dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động của ruột.

Trong một số trường hợp bệnh nhân bị táo bón kinh niên có thể là triệu chứng báo hiệu khối u trong ruột hoặc đại tràng, bệnh tự miễn, nứt ống hậu môn.

Những đối tượng có nguy cơ bị táo bón kinh niên

Người lớn tuổi.

Người nằm liệt một chỗ không di động.

Người có giấc ngủ ít, ngủ chỉ 3-4 tiếng/ ngày.

Trải qua hóa trị.

Sau thời gian mang thai hoặc cho con bú.

Sử dụng một số loại thuốc nhất định như thuốc trầm cảm, thuốc tiểu đường, thuốc giảm huyết áp.

Chế độ ăn nghèo nàn chất xơ.

Cẩn trọng với chứng táo bón kinh niên

Táo bón là chứng bệnh tế nhị đối với nhiều người. Mặc dù không phải là bệnh khó chữa nhưng phần lớn bệnh nhân đều tỏ ra vô cùng thờ ơ với những bất thường của cơ thể, không điều trị dẫn đến bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Táo bón kinh niên có thể xuất hiện trong thời gian rất dài, khó điều trị hơn táo bón thông thường. Vì thế mà những ảnh hưởng của nó gây ra cho sức khỏe của người bệnh cũng không hề nhỏ.

Các bác sĩ chuyên khoa phòng khám trĩ Thành Đô chỉ ra một số những tác hại nguy hiểm của chứng táo bón kinh niên như:

Nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ:

Táo bón kinh niên khiến phân quá cứng và khô, người bệnh đại tiện thường phải cố sức rặn để đẩy phân ra ngoài hậu môn. Từ đó dẫn đến áp lực hậu môn tăng cao. Đám rối tĩnh mạch hậu môn phải chịu áp lực lớn dẫn đến hình thành lên những búi trĩ.

Táo bón kinh niên gây nhiễm độc cơ thể:

Táo bón khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng ngại đại tiện. Phân cứng và có kích thước lớn không được tống hết ra khỏi ruột già mà có thể đọng lại trong thành ruột, ngấm qua thành ruột và gây nhiễm độc cho cơ thể.

Tình trạng này kéo dài còn có thể gây nhiễm độc máu và kích thích hệ thần kinh trung ương. Cơ thể sẽ chán ăn, mệt mỏi, suy giảm sức khỏe và tâm sinh lý thất thường.

Táo bón kinh niên gây tắc ruột

Táo bón kéo dài khiến phân tích tụ lâu trong thành ruột và không thể đào thải ra bên ngoài được sẽ gây nên tình trạng tắc ruột.

Biểu hiện thường thấy khi bị tắc ruột là bệnh nhân sẽ thấy đau từng cơn, một số người còn bị giãn ruột, xuất huyết ruột. Bệnh tắc ruột do táo bón kéo dài sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, suy giảm sức khỏe thậm chí tử vong.

Táo bón kinh niên là nguyên nhân gia tăng ung thư hậu môn trực tràng

Táo bón kinh niên khiến cơ thể tích tụ nhiều chất độc hại trong nhiều tháng và nhiều năm. Những chất độc hại này có thể chứa các tác nhân gây ung thư. Theo một nghiên cứu được công bố gần đây nhất những bệnh nhân bị táo bón kinh niên sẽ có nguy cơ mắc phải ung thư đại tràng cao gấp 2,5 lần so với những người không bị táo bón.

Điều trị táo bón kinh niên như thế nào?

Táo bón kinh niên là bệnh mắc trong thời gian dài do vậy điều trị sẽ không đơn giản như chứng táo bón thông thường. Tuy nhiên trong điều trị táo bón nói chung bệnh nhân vẫn cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để điều trị táo bón kinh niên:

+ Ăn nhiều chất xơ: những người bị táo bón kinh niên nên ăn đầy đủ 25-30g chất xơ mỗi ngày. Chất xơ bao gồm các loại đậu, ngũ cốc, hoa quả.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ kích thích hoạt động của đường ruột.

+ Uống thật nhiều nước và các chất lỏng khác sẽ giúp làm mềm phân.

+ Dành nhiều thời gian để đại tiện, đại tiện ngay khi có nhu cầu.

Thuốc trị táo bón kinh niên:

Các loại thuốc nhuận tràng được xem như là một phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả bệnh táo bón kinh niên. Tuy nhiên khi sử dụng bệnh nhân cần phải thận trọng. Có một số loại thuốc nhuận tràng mà người bệnh có thể sử dụng như:

+ Chất kích thích: gây co thắt nhịp nhàng trong ruột.

+ Dầu mỡ bôi trơn cho phép phân di chuyển qua ruột già dễ dàng hơn.

+ Thuốc làm mềm phân và ngăn ngừa mất nước. Ví dụ như Colace và Surfak.

+ Thuốc nhuận tràng muối ví dụ như sữa của magie và MO.

Nếu rối loạn tiềm ẩn nào gây ra chứng táo bón kinh niên cần điều trị theo nguyên nhân cụ thể. Nếu các phương pháp điều trị kể trên không đáp ứng được thì phẫu thuật lại ruột già có thể được khuyến khích.