Thịnh Hành 5/2024 # Nhiệt Miệng Và Cách Chữa Nhiệt Miệng Dứt Điểm # Top 9 Yêu Thích

Một số cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Nước cốt dừachữa nhiệt miệng: Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Chữa nhiệt miệng với hạt rau mùi

Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.

hoặc có thể dùng lá húng chó để trị nhiệt miệng bằng cách nhai 5 đến 6 lá rau húng nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày 5-6 lần.

Cà chua sống:ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng

Cách chữa nhiệt miệng bằng cách uống nước khế chua

Khế chua tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước và đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Khế chua giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Cỏ mực (nhọ nồi) chữa nhiệt miệng

Dùng cỏ mực rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần

hoặc dùng lá rau ngót rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.Cách chữa nhiệt miệng này có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi (cỏ mực)

Với Củ cải đem giã củ cải sống khoảng 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

Phòng chống bệnh nhiệt miệng

– Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2…

– Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…

– Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng

*5 cách tự nhiên giúp chữa nhiệt miệng

1. Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày có thể chữa được nhiệt miệng.

2. Ăn sữa chua: Sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và trong cơ thể. Ăn sữa chua sẽ giúp nhanh liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới.

3. Súc miệng bằng nước thảo mộc tự nhiên: Súc miệng bằng nước của một trong những thảo mộc tự nhiên như nước lô hội, nước chiết xuất từ hạt nho, nước mận hoặc dầu trà giúp nhanh khỏi nhiệt miệng.

4. Tỏi và đu đủ: Đắp trực tiếp những vị thuốc tự nhiên này lên chỗ viêm giúp đẩy nhanh quá trình lành vết loét

5. Bổ sung các vitamin: Bổ sung thêm vitamin B, C, sắt và acid folic có thể giúp phòng loét miệng và làm lành vết thương.

*Bài thuốc hay trị nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ chảy máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền, có những cơn bốc hỏa toát mồ hôi, ăn uống kém, táo bón kéo dài, căng thẳng thần kinh. Theo Ðông y, nguyên nhân chính là do tâm hỏa cang thịnh và do tỳ vị bị tích nhiệt. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị chứng bệnh này.

Nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh:Người bệnh có những nốt loét ở đầu hoặc thân lưỡi, gây đau rát, xót, vì vậy người bệnh nhiều khi bỏ ăn vì sợ đau, uống nước nguội thấy dễ chịu. Kèm theo đau đầu, sốt, đại tiện thường táo, tiểu tiện đỏ lượng ít, mất ngủ, nếu là nam giới dễ bị di hoạt tinh, cơ thể suy nhược. Phép trị là tả tâm hỏa, bổ thận thủy kèm chống viêm thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài 2: cỏ mần trầu 16g, rau diếp cá 20g, bồ công anh 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, chi tử 12g, sinh địa 12g, đương quy 12g, nhân sâm 10g, sâm đại hành 16g, huyền sâm 12g, mơ muối 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: đào nhân 10g, hồng hoa 10g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, sa sâm 16g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, đương quy 12g, sinh địa 12g, bạch thược 12g, hắc táo nhân 16g, phục thần 10g, cát căn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Rau má là vị thuốc trị nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh.

Nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt:Người bệnh có biểu hiện lợi sưng đau, dễ chảy máu, lưỡi đỏ, có những nốt loét trong khoang miệng, người bệnh đau đớn không ăn uống được kèm theo đại tiện táo kết, bụng đầy trướng, hơi thở nóng, tâm rạo rực, thích uống đồ mát… Phép trị là thanh nhiệt lương huyết, chống viêm kết hợp dưỡng tâm tỳ. Dùng một trong các bài:

Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 10g, cỏ mực 20g, cát căn 20g, sinh địa 12g, trần bì 10g, đại táo 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 2: cát căn 20g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đinh lăng 20g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, sài hồ 12g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Bài 3: sinh địa 12g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, chi tử 12g, mã đề 16g, trúc diệp 16g, rau má 16g, huyền sâm 12g, sa sâm 16g, đinh lăng 16g, đại táo 10g, lạc tiên 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Ngoài uống thuốc, nên kết hợp ăn uống để hỗ trợ điều trị:

Canh rau cần – óc lợn: óc lợn 1 cái, táo Tàu 10 quả, rau cần 100g, gia vị vừa đủ. Óc lợn và táo Tàu nấu trước cho chín mềm, sau đó cho rau cần đã rửa sạch thái ngắn vào, đun thêm một lát, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm. Công dụng: dưỡng não, bổ tâm tỳ, thanh nhiệt chống viêm, trừ phiền.

Chè bí đỏ – đậu đen: bí đỏ 150g, đậu đen 80g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng to. Đậu đen cùng bí đỏ cho vào nồi nấu cho thật chín mềm, cho đường vừa ăn, múc ra bát, để nguội ăn. Công dụng: thanh nhiệt, bổ âm, mát huyết, chống viêm.

Không khí oi bức, nóng nực khiến ai nấy đều mệt mỏi, ngại ăn uống và dễ mắc các bệnh do nhiệt, trong đó có bệnh nhiệt miệng. Bệnh tưởng nhẹ nhưng nhiều khi chữa không khỏi, tái phát nhiều lần, gây khó chịu khi ăn uống.

Nhận biết nhiệt miệng

Triệu chứng nhiệt miệng thường bắt đầu với sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi.

Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi… gây khó chịu, đau, xót mỗi khi nói, ăn uống.

Bị nặng, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm, rối loạn tiêu hóa….

Các vết loét này thường tự biến mất sau 1- 2 tuần dù không điều trị nhưng rất dễ tái đi tái lại theo chu kỳ (tức viêm loét miệng mạn tính). Mỗi đợt tái phát thường xuất hiện 1- 3 vết loét hoặc nhiều hơn, thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt dưới lưỡi, lợi, sàn miệng.

Theo Tây y, “thủ phạm” của tình trạng này thường là do thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và axit folic; do rối loạn nội tiết khi hành kinh, mang thai, ở độ tuổi mãn kinh; các rối loạn về tiêu hóa, các nhiễm khuẩn ở răng miệng, amidan, chấn thương ở niêm mạc miệng. Còn theo đông y, bệnh phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận, hay gặp nhất là ở tỳ vị.

Trị và phòng bệnh

Đối với các chứng nhiệt miệng do các nguyên nhân khác thì cần phải tìm đúng căn nguyên và điều trị từ gốc.

Đối với nhiệt miệng do ăn uống, cần tăng cường các loại rau quả để bổ sung các yếu tố vi lượng, vitamin như C, PP, B2… và hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, tỏi, ớt… sẽ giúp làm chậm diễn tiến của bệnh và bệnh nhanh lui. Đây cũng là cách phòng tái phát bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, có thể uống các loại thuốc thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương Thanh vị tán, Cẩm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt bì thang,… được làm từ các vị thuốc được sao tẩm khắt khe theo nguyên lý Y học cổ truyền như: Hoàng liên, Sinh địa, Bạch mao căn, Đương qui, Đan bì,… có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, phòng bệnh tái phát.

Trong đó, Hoàng Liên có chứa kháng sinh thực vật, Đương Qui, Sinh địa cung cấp các vitamin và khoáng chất thường bị thiếu trong bệnh nhiệt miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng.