Phổ Biến 5/2024 # Hiểu Rõ Về Phương Pháp Mổ Ung Thư Trực Tràng # Top 7 Yêu Thích

Phẫu thuật hiện vẫn là một trong ba phương pháp chủ yếu trong việc điều trị ung thư nói chung và ung thư trực tràng nói riêng. Tuy vậy, phương pháp phẫu thuật mổ ung thư trực tràng luôn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về biến chứng sau mổ cũng như các biện pháp chăm sóc cho người bệnh sau khi mổ ung thư trực tràng.

1. Phương pháp mổ ung thư trực tràng

Mổ ung thư trực tràng có thể tiến hành đơn độc hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như xạ trị ung thư trực tràng và hóa trị ung thư trực tràng. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm sự phát triển của khối u, mức độ xâm lấn của khối u, sức khỏe của bệnh nhân, sự đáp ứng của các phương pháp điều trị.

1.1. Đánh giá và xác định khả năng phẫu thuật

Trước khi tiến hành mổ ung thư trực tràng, bệnh nhân sẽ được thăm khám và đánh giá mức độ phát triển của bệnh, để từ đó xác định được khả năng phẫu thuật.

Việc đánh giá mức độ phát triển (xâm lấn) của ung thư trực tràng sẽ được thực hiện chủ yếu qua việc thăm trực tràng và soi trực tràng. Việc này sẽ giúp xác định được vị trí khối u, khả năng di động của khối u, cũng như mô, cơ quan mà khối u dính vào (là xương cùng, bàng quang hay tuyến tiền liệt,…).

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chụp X quang đường tiết niệu để xác định xem có tình trạng di căn đến đường tiết niệu hay không. Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, trọng lượng cơ thể, cổ chướng, siêu âm gan, X quang tim phổi cũng có thể được thực hiện để đánh giá tình trạng di căn xa.

1.2. Các phương pháp mổ được thực hiện trong điều trị ung thư trực tràng

Trong điều trị ung thư trực tràng, dựa vào những đánh giá trên, bệnh nhân có thể được chỉ định một trong những phương pháp sau: phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở hoặc điều trị tạm thời [ 1]

Phẫu thuật nội soi

Đây là phương pháp được sử dụng khi bệnh ở những giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ và chưa có hiện tượng di căn.

Trong quá trình này, một ống dài linh hoạt kèm một máy quay nhỏ sẽ được đưa vào hậu môn của người bệnh để đi tới trực tràng. Dựa vào hình ảnh từ máy quay, khối u sẽ được cắt bỏ. Khi polyp hoặc khối u trực tràng được lấy ra theo cách này, bệnh nhân sẽ không cần phải phẫu thuật mở thành bụng. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không thể cắt bỏ các hạch bạch huyết lân cận trực tràng.

Phẫu thuật mở cắt trực tràng

Khi bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt bỏ cả u và cả các hạch bạch huyết lân cận, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật mở ổ bụng, với giới hạn ở đoạn trực tràng là trên cách bờ khối u 15 cm và phía dưới cách bờ khối u 2.5 cm.

Toàn bộ hệ thống bạch huyết theo đường trĩ trên sẽ được cắt bỏ triệt để. Các mô và tổ chức xung quanh trực tràng đến tận cân trước xương cùng, khoang chậu trực tràng với hai cánh giữa, từ trực tràng đến thành sau âm đạo (ở nữ), sát bàng quang và túi tinh (ở nam) cũng sẽ được lấy bỏ.

Trong trường hợp khối u có bờ dưới cách mép hậu môn < 8 cm, áp dụng biện pháp phẫu thuật Miles – W.E 1908: cắt cụt trực tràng qua đường bụng, tầng sinh môn làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn ở đại tràng sigma.

Trong trường hợp khối u có bờ dưới cách mép hậu môn từ 8 – 12 cm, có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật Miles hoặc áp dụng biện pháp Babcock – Bacon: cắt bỏ trực tràng cùng với khối u, và nối đại tràng với phần cơ thắt hậu môn đã được bóc hết niêm mạc

Điều trị tạm thời (điều trị giảm nhẹ)

Được áp dụng trong những trường hợp ung thư giai đoạn muộn, ung thư trực tràng di căn ra nhiều cơ quan hay bệnh nhân có thể trạng yếu. Bệnh nhân sẽ được cắt bỏ các khối u (nguyên phát ở trực tràng và thứ phát ở các cơ quan khác), nối tắt hoặc làm hậu môn nhân tạo với mục đích làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh, hạn chế sự phát triển của ung thư và kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được điều trị kết hợp với các phương pháp khác như hóa trị, xạ trị,…

Tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa phương pháp mổ ung thư đại tràng và ung thư trực tràng tại bài viết: Những điều cần biết về mổ ung thư đại tràng

2. Biến chứng sau mổ ung thư trực tràng

Cũng như bất kỳ các phương pháp điều trị khác, mổ ung thư trực tràng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ biến chứng. Các biến chứng này gây ra những thất bại trong việc điều trị, khiến bệnh nhân cần phải can thiệp phẫu thuật lại, và thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân,

Những biến chứng thường gặp trong mổ ung thư trực tràng có thể kể đến như:

Khi bạn thức dậy sau khi phẫu thuật, bạn sẽ bị đau và sẽ cần dùng thuốc giảm đau trong vài ngày. Trong vài ngày đầu tiên, bạn có thể không thể ăn hoặc bạn nên ăn thức ăn dạng lỏng vì trực tràng cần một thời gian để phục hồi.

Tổn thương các cấu trúc, mô và cơ quan lân cận

Xì miệng nối

Rò âm đạo – trực tràng (đối với bệnh nhân là nữ)

Chảy máu, mất máu

Áp xe ổ bụng

Nhiễm trùng (đặc biệt là nhiễm trùng màng bụng, nhiễm trùng máu)

Viêm phúc mạc

Hẹp miệng nối

Tạo mô sẹo gây tắc ruột

Biến chứng về tim mạch, hô hấp ở bệnh nhân lớn tuổi

3. Chăm sóc sau mổ ung thư thực tràng

Việc mổ ung thư trực tràng sẽ có rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó, sau phẫu thuật, bệnh nhân và người nhà phải thực hiện các chế độ chăm sóc phù hợp để nhanh hồi phục sức khỏe cũng như phòng chống ung thư tái phát.

Chế độ ăn uống

Về chế độ ăn uống, bệnh nhân và người nhà cần chú ý những điều sau:

Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, thanh đạm như cháo, nước rau, hoa quả,…

Hạn chế tiêu thụ chất béo động vật, thay vào đó nên dùng dầu oliu, dầu lạc,…

Không cho bệnh nhân uống sữa vì có thể gây tiêu chảy hoặc chuột rút.

Tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E và các nguyên tố vi lượng như rau củ quả tươi, cá, nấm,…

Đối với chế độ sinh hoạt của người bệnh

Sau khi phẫu thuật, đa phần sức khỏe bệnh nhân đều khá yếu, tuy nhiên cần khuyến khích bệnh nhân vận động vừa sức khi có thể. Việc vận động sẽ kích thích nhu động ruột và làm máu lưu thông dễ dàng hơn.

Thông thường, sau khi phẫu thuật 1 – 2 ngày thì nên cho bệnh nhân tập ngồi, sau đó tăng dần lượng vận động cũng như việc đi lại cho bệnh nhân. Quá trình này sẽ do bác sĩ điều trị chăm sóc cùng với sự khích lệ và hỗ trợ từ phía người nhà.

Đối với hậu môn nhân tạo

Một trường hợp bệnh nhân phẫu thuật ung thư trực tràng sẽ cần đặt hậu môn nhân tạo – điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc chăm sóc cho bệnh nhân với hậu môn nhân tạo cũng cần đặc biệt lưu ý.

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng, cách tắm và vệ sinh trước khi mổ và sau khi mang túi chứa, và cách giữ vệ sinh cho bộ phận sinh dục.

Người nhà bệnh nhân sẽ cần phải tập cho bệnh nhân quen dần với việc mang hậu môn nhân tạo và cách sử dụng túi chữa. Tránh cho người bệnh ăn các loại thực phẩm khó tiêu, tạo khí vì có thể gây táo bón, thoát hơi và tiêu chảy nhiều sau khi phẫu thuật.

Bên cạnh đó, cần theo dõi thường xuyên hậu môn nhân tạo và tình trạng của người bệnh để có thể phát hiện biến chứng kịp thời.

Theo dõi chặt chẽ sau mổ

Theo dõi tình trạng sau mổ là việc rất quan trọng để phát hiện sớm biến chứng, thất bại trong điều trị cũng như phòng ngừa ung thư tái phát.

Trong hai năm đầu tiên sau điều trị, bệnh nhân nên thăm khám lâm sàng lại 3 – 6 tháng/lần; trong các năm tiếp theo, nên thăm khám lâm sàng 6 tháng/lần. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tiến hành xát nghiệm CEA mỗi 3 – 6 tháng trong hai năm đầu, nội soi đại – trực tràng 3 – 6 tháng trong 3 năm đầu và mỗi sáu tháng cho 2 năm tiếp theo, chụp CT mỗi năm để có thể sớm phát hiện ung thư trực tràng tái phát.

4. Một số câu hỏi thường gặp về phẫu thuật ung thư trực tràng

4.1. Ung thư trực tràng có nên mổ không?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng và gần như là bắt buộc ở mọi giai đoạn bệnh ung thư trực tràng. Do đó, sau khi được chẩn đoán mắc ung thư thì người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Việc phẫu thuật sớm sẽ giúp nâng cao tỉ lệ thành công, giảm nguy cơ về biến chứng và có thể điều trị triệt để bệnh ung thư trực tràng

4.2. Sau mổ ung thư trực tràng có tái phát không?

Ung thư trực tràng có tỉ lệ tái phát rất cao, ngay cả khi đã điều trị khỏi hoàn toàn thì bệnh vẫn có thể xuất hiện trở lại trong vòng 5 năm đầu. Ung thư trực tràng tái phát có thể xuất hiện lại tại ngay vị trí ban đầu, tại các hạch bạch huyết lân cận, hoặc tại các cơ quan ở xa trực tràng.

Nguy cơ tái phát phụ thuộc rất nhiều vào mức độ phát triển của bệnh trước mổ, phương pháp điều trị được sử dụng cũng như quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, sau khi điều trị, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ, ít nhất là trong vòng 5 năm đầu sau phẫu thuật để có thể sớm phát hiện bệnh tái phát, để từ đó có thể tiến hành điều trị sớm.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả và rau xanh, sữa chua kết hợp với chế độ tập luyện khoa học để tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát ung thư trực tràng.

4.3. Chi phí mổ ung thư trực tràng khoảng bao nhiêu?

Chi phí mổ ung thư trực tràng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm: giai đoạn bệnh, kích thước khối u, tình trạng của người bệnh, phương pháp điều trị ngắn hay dài ngày, mức độ đáp ứng với điều trị, thời gian nằm việc, bệnh viện nơi bệnh nhân điều trị, các dịch vụ đi kèm…

Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị ung thư ở những giai đoạn sớm thì chi phí điều trị sẽ đỡ tốn kém hơn. Trung bình, chi phí cho một ca mổ ung thư trực tràng nằm trong khoảng từ 5 triệu ( trong trường hợp mổ polyp trực tràng) cho đến 25 triệu đồng, chưa tính đến các chi phí khác kèm theo.

Trong suốt quá trình điều trị và phòng tái phát ung thư trực tràng, ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về phương pháp điều trị, người bệnh cần kết hợp xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tâm lý tích cực, luyện tập tăng cường sức khỏe và sử dụng Fucoidan Nhật Bản hỗ trợ điều trị.

King Fucoidan là sản phẩm được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus. Sản phẩm thường được các bác sĩ bệnh viện Ung Bướu Việt Nam khuyên bệnh nhân nên sử dụng trước, trong và sau quá trình điều trị. Sử dụng Fucoidan Nhật Bản kết hợp với tuân thủ theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng, tâm lý và tập luyên khoa học giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị, kiểm soát và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bạn dễ dàng mua Fucoidan cô Liên đã sử dụng bằng 2 cách sau:

Cách 1: bạn gọi đến tổng đài (miễn cước), hoặc số số ngoài giờ hành chính 02439963961 để được hướng dẫn cụ thể. Với khách hàng khu vực miền Nam vui lòng liên hệ liên hệ tổng đài 02839316468 được tư vấn và mua hàng trực tiếp từ nhà nhập khẩu chính thức sản phẩm.

Cách 2: Xem các địa chỉ nhà thuốc tin cậy để mua sản phẩm gần nhà nhất.

Dược sĩ: Võ Văn Bình

Lưu ý sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không nên sử dụng Fucoidan đơn độc mà bỏ qua các phương pháp hóa – xạ trị hay phẫu thuật bác sĩ đã chỉ định.