Phổ Biến 5/2024 # Trẻ Ho Có Đờm, Sổ Mũi, Mẹ Làm Đúng Các Cách Sau Đảm Bảo Khỏi Nhanh! # Top 7 Yêu Thích

Ho, sổ mũi là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân bên ngoài môi trường và các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, nhằm tống dị vật, đờm ra khỏi đường hô hấp.

Ho là phản ứng của cơ thể để tống đẩy các các chất xuất tiết, các dị vật gây kích thích,…

Nguyên nhân gây ho đờm chủ yếu do dị ứng thời tiết, thay đổi nhiệt độ đột ngột, hoặc do lây nhiễm virus qua đường hô hấp. Bệnh thường gặp nhiều nhất vào mùa thu đông, thời tiết lạnh và không khí khô hanh.

Triệu chứng thường phát nặng hơn khi về đêm, trẻ thở khò khè, tiếng thở lớn, chảy nước mũi, hắt hơi, sốt nhẹ. Khi có những triệu chứng này, trẻ thường hay nôn trớ, đau họng, lười ăn, gây ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng và cả tinh thần của trẻ.

Trẻ ho có đờm, sổ mũi uống thuốc gì?

Để xác định cho trẻ dùng thuốc gì, trước hết bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị ho và tình trạng hiện tại của trẻ. Tránh việc cho trẻ dùng kết hợp thuốc tiêu đờm với các loại thuốc gây ức chế ho hoặc thuốc chống dị ứng, vì khi đó thuốc tiêu đờm sẽ không có hiệu quả. Khi cho trẻ dùng thuốc tiêu đờm kết hợp với thuốc ức chế ho sẽ làm loãng đờm nhưng trẻ không có phản xạ ho thì không thể khạc đờm ra được, gây ứ đọng đờm ở cổ họng, khiến bệnh càng nặng hơn. Mặt khác, khi dùng kết hợp thuốc tiêu đờm với thuốc chống dị ứng dễ làm khô đờm và ứ đọng lại gây ho kéo dài, nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Cách chữa ho đờm cho trẻ hiệu quả

Trị ho có đờm cho trẻ bằng các bài thuốc dân gian

Hẹ hấp đường phèn – bài thuốc dân gian trị ho có đờm hiệu quả cho trẻ nhỏ

Khi trẻ có dấu hiệu thở khò khè, có đờm trong họng, bố mẹ đừng vội “cầu cứu” đến kháng sinh, thay vào đó hãy tự tay làm cho trẻ các bài thuốc dân gian đơn giản nhưng rất hiệu quả sau.

Cho 5-10 lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy, sau đó chắt lấy nước cho bé uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 2-3 thìa cà phê.

5-10 lá hẹ, 2-3 quả quất xanh, 1 nhánh hoa đu đủ đực (hoặc hoa hồng bạch), ½ thìa mật ong, hấp trong nồi cơm hoặc hấp cách thủy. Sau đó lấy nước cho bé uống ngày 1-2 lần. Lưu ý bài thuốc này chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi.

Chữa ho đờm cho trẻ bằng lá húng chanh: Rửa sạch 15-16 lá húng chanh, 4-5 quả quất xanh, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn. Sau đó thêm đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút, chắt lấy nước hco bé uống 1-2 lần mỗi ngày, liên tục đến khi hết ho.

Rửa mũi, giữ ấm cơ thể cho trẻ

Sổ mũi và ho dễ khiến trẻ bị ngạt mũi, nôn trớ, thậm chí có thể biến chứng sang viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa. Do đó, mẹ nên thường xuyên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý để giúp loãng đờm, long đờm, giúp làm ẩm niêm mạc mũi, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh mà không lo có tác dụng phụ. Trước khi nhỏ mũi, hãy hút sạch nước mũi để tránh nước mũi chảy ngược sâu vào trong khoang mũi, khiến trẻ viêm mũi nặng hơn.

Đồng thời bố mẹ cần chú ý không để trẻ bị nhiễm lạnh khiến tình trạng ho càng nặng thêm. Cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là khi đi ra ngoài và vào ban đêm. Mẹ cũng có thể dùng tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp massage lòng bàn chân cho trẻ mỗi tối trước khi đi ngủ.

Vỗ rung long đờm cho trẻ

Vỗ rung long đờm hàng ngày sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn

Phương pháp vỗ rung sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản dễ long hơn để thải ra ngoài.

Cách làm:

Đặt trẻ nằm nghiêng, sau đó mẹ khum lòng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ đoạn từ phổi hướng về phía cổ. Lưu ý sức vỗ không quá mạnh, dùng lực cổ tay vỗ nhẹ tạo thành tiếng “bộp bộp”, vỗ lần lượt từ dưới lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng.

Mỗi lần vỗ liên tục trong khoảng 3 phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay để móc nhẹ đờm ra cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn trẻ để trẻ tự khạc đờm.

Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy, khi trẻ chưa ăn sáng để tránh làm trẻ nôn trớ thức ăn. Hơn nữa, sau 1 đêm dài thường lượng lờm ứ đọng sẽ nhiều hơn. Trước khi vỗ rung, bố mẹ lưu ý hút đờm dãi khỏi mũi họng của trẻ.

Khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi, vỗ rung long đờm là liệu pháp hiệu quả được bác sĩ khuyên áp dụng hiện nay.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Nếu trẻ đang bú mẹ, hãy cho trẻ bú mẹ thường xuyên vì bên cạnh các dưỡng chất, sữa mẹ còn có các kháng thể tự nhiên giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch. Hơn nữa, cho trẻ bú mẹ thường xuyên sẽ giúp làm loãng dịch đờm, long đờm dễ dàng hơn.

Đối với trẻ lớn, nên cho trẻ ăn những món có nhiều nước, mềm, lỏng, dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng như súp, cháo, sữa,… Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần đảm bảo đủ 4 nhóm bột – béo – đạm – vitamin và khoáng chất, phù hợp với khẩu vị của trẻ. Cần tránh cho trẻ ăn các món chiên xào, đồ cứng, đồ lạnh,…

Cần tăng cường cho trẻ uống nhiều nước và ăn thêm các loại quả giàu vitamin C như cam, bưởi, chuối, táo, nho,…

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ – “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,…

Không những vậy, thành phần các acid amin và chất xơ trong NutriBaby Plus còn mang đến tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ phát triển cơ thể khỏe mạnh. “Người bạn đồng hành” NutriBaby Plus sẽ giúp bố mẹ vơi đi những nỗi lo lắng trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với các bé đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh, trẻ biếng ăn, chậm lớn,…

Với dạng cốm dễ hòa tan, vị thơm ngọt nhẹ như sữa, các mẹ chỉ cần pha NutriBaby Plus vào sữa hoặc nước ấm và cho bé dùng mọi lúc mọi nơi: ở nhà, ở trường hay trong những chuyến đi chơi, du lịch xa. Nhờ những ưu điểm này, NutriBaby Plus đã và đang được nhiều mẹ Việt lựa chọn để chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn trong những năm tháng đầu đời.

Một số lưu ý khác

Khi trẻ ho có đờm kéo dài trên 1 tuần và kèm theo các triệu chứng như sốt cao, đau tức ngực, khó thở, mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ bú,… các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa hô hấp để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.