Phổ Biến 4/2024 # Bệnh Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Trị Hiệu Quả # Top 7 Yêu Thích

Bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Bệnh chàm bội nhiễm là một dạng biến chứng từ bệnh chàm da thông thường, đặc điểm dễ nhận ra nhất là tình trạng nổi mụn nước chi chít, mưng mủ, chảy dịch vàng nhiều một cách bất thường. Nhất là khi bạn tiếp xúc hoặc tắm quá lâu sẽ rất hay gặp tình trạng chảy mủ trở lại, dù trước đó bạn đã thấy lớp vẩy khô lại, đóng mài rồi.

Theo y học phương tây, bạn nào bị mắc bệnh chàm da đi kèm với sự phát triển mạnh của nhóm virus, vi khuẩn herpes simplex (HSV), tụ cầu khuẩn vượt quá mức cân bằng của cơ thể, sẽ dẫn đến nhiều tổn thương trên bề mặt da lẫn bên dưới da.

Triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm là gì?

Chàm bội nhiễm có thể bùng phát ở ngay khi vừa mới bị chàm da, nấm da tấn công, hoặc phải sau một thời gian dài bị bệnh mà điều trị không dứt điểm thì mới bị biến chứng mà ra. Tuỳ vào tình trạng cơ địa, môi trường sống và rất nhiều yếu tố khác nhau mà tình trạng bệnh và triệu chứng cũng sẽ khác nhau.

Thường bị ở cổ tay, cổ chân.

Đối tượng thường gặp là mẹ bầu, sau sinh và trẻ em.

Nhất là mẹ nào mang thai ăn quá nhiều hải sản, đồ tanh, đồ biển khó tiêu hoá.

Ban đầu chỉ là những đốm đỏ nhỏ xíu tầm 1-2cm.

Dần dần lan rộng ra xung quanh đôi chút và da bị khô dần.

Đôi khi sẽ ngứa ngáy vào ban đêm.

Do vô tình gãi trong lúc ngủ, thành ra bị lở loét, viêm nhiễm nặng hơn, lan nhanh hơn.

Các đốm mụn nước đầu trắng bắt đầu hình thành, lúc đầu chỉ tầm 2-5 hột mà thôi.

Nó sẽ tự vỡ hoặc do bạn vô tình làm vỡ, rồi khô mài, đóng vảy, bong da, lành.

Sau khi tắm hoặc tiếp xúc với nước quá lâu.

Hoặc ra mồ hôi nhiều, nhưng không vệ sinh liền.

Bạn tự nhiên thấy mụn nước nổi chằn chịt khắp cổ chân, cổ tay của mình.

Thậm chí là thấy rỉ rỉ ra nước vàng rất kinh.

Dùng bông gòn chấm mãi mà không hết, ướt sũng cả miếng bông gòn.

Nguyên nhân bị bệnh chàm bội nhiễm thường gặp?

Có một số đối tượng sống trong môi trường nước bẩn thường xuyên, hoặc sống ngoài biển nên thực phẩm chủ yếu chỉ có đồ biển, tôm, cua, ốc, cá. Mà cơ bản những thực phẩm này có tốc độ tiêu hoá và hấp thụ rất chậm, đi kèm với đó là ngày qua ngày bạn đều nạp vào thêm, thành ra chức năng gan của bạn dần dần bị suy giảm, dẫn đến vi nấm chàm bội nhiễm bắt đầu tấn công và tích tụ mầm bệnh ẩn dưới da.

Tổng hợp những nguyên nhân bị bệnh chàm bội nhiễm mà bạn nên biết:

Ăn xôi, bắp, nếp trong lúc bị chàm da thông thường.

Kích ứng xà bông, vải sợi khô ráp chưa được xử lý kỹ.

Chất tẩy rửa mạnh, một số hoá chất.

Dị ứng hải sản, tôm, cua, ốc, cá biển, cá sông, cá đồng tại một thời điểm nhất định.

Lạm dụng quá nhiều cà phê, thuốc lá, bia, rượu và nước tăng lực.

Đi kèm với đó là áp lực trong công việc.

Hoặc căng thẳng và ốm nghén liên tục trong quá trình mang thai.

Dị ứng với các loại bụi bẩn, nước hoa, phấn hoa, lông thú cưng trong nhà.

Sau quá trình tích mầm bệnh ẩn này thì bệnh sẽ bùng phát rất mạnh, nhưng các bạn yên tâm, kiên trì loại bỏ thực phẩm tích mầm bệnh ẩn mới, diệt nấm và ức chế vi nấm gây bội nhiễm trên bề mặt, đồng thời duy trì việc kích mầm bệnh ẩn hàng tuần 2 đến 3 lần.

Bệnh chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?

Nhìn từ bề ngoài thì bạn có thể nhận biết rõ ràng bệnh chàm bội nhiễm nặng hơn rất nhiều so với bệnh chàm ngoài da thông thường, đây là một trong nhiều dạng biến chứng thường gặp của bệnh nấm da này. Tình trạng này diễn ra do cơ thể tích tụ một lượng lớn vi khuẩn herpes simplex (HSV) và một số tụ cầu khuẩn tấn công vào nơi bị chàm da trước đó của bạn tạo thành những mụn nước chi chít và tái phát nhiều lần (cứ mụn vừa lặn lại tái phát, chứ không phải hết hẳn rồi mới tái phát như các trường hợp nấm da thông thường).

Chính vì những lý do này, bệnh chàm bội nhiễm gây khó khăn, phản cảm, mất thẩm mĩ và làm bạn bị tư ty, khó chịu khi phải giao tiếp với người đối diện, nhất là bệnh chàm bội nhiễm thường gặp ở cổ tay, cổ chân là chính và đối tượng thường gặp trường hợp biến chứng này nhất đó là những mẹ bầu bị chàm da. Mẹ bầu trong giai đoạn này thường có sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm một cách trầm trọng, không những thế thói quen ăn uống thay đổi một cách bất thường trong việc nạp hải sản, tôm, cua, ốc, cá biển, cá sông tăng nhiều, trong khi thói quen bình thường của nhiều mẹ trước khi mang bầu rất ít dùng những món này.

Khoảng bao lâu thì chàm bội nhiễm mới khỏi ?

Đối với cơ thể khoẻ mạnh, không bầu bì gì thời gian điều trị chàm bội nhiễm sẽ nhanh hơn rất nhiều so với các mẹ bầu, trung bình chỉ mất từ 7-8 tuần điều trị sẽ dứt hẳn được tình trạng bội nhiễm, chảy dịch, mưng mủ, nổi mụn nước chi chít cứ mỗi lần tiếp xúc với nước. Sau đó chỉ là vấn đề điều trị chàm da thông thường, thường xuyên kích mầm bệnh ẩn, tạo kháng thể sau khi điều trị và kiêng cử trong với sau khi điều trị như bình thường là được.

Còn với cơ thể của mẹ bầu bị chàm bội nhiễm thì thời gian điều trị rất khó nói trước, do có rất ít loại thuốc kháng sinh được cho phép dùng đối với bà bầu, nên tình trạng ngăn chặn mưng mủ, rỉ dịch vàng sẽ khó khăn hơn rất nhiều, mà nếu có dùng chỉ dùng được liều lượng thấp để tránh nguy cơ ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng cũng như chất lượng sữa mẹ sau khi sinh em bé.

Cách chăm sóc người bị bệnh chàm bội nhiễm

Ngoài những yếu tố không thể thay đổi, hoặc khó thay đổi như môi trường làm việc, yếu tố cơ địa, di truyền ra, thì bạn có thể thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ của bản thân mình. Nhờ đó góp phần giảm thiểu tần suất chàm bội nhiễm bị tái phát và giảm nguy cơ chảy dịch vàng, mủ nước ra quá nhiều và viêm nhiễm nặng hơn.

Tránh những thứ dễ gây kích ứng da:

Kem đánh răng tránh loại chứa thành phần SLS.

Nên gửi thú cưng qua nhờ người khác nuôi giúp.

Nếu phát hiện mình bị dị ứng phấn hoa thì tránh ra công viên và nơi bán hoa.

Các loại hoá chất và chất tẩy rửa mạnh như nước tẩy, bột giặt, nước rửa chén.

Các loại vải xử dụng trong ra gối, mền, quần áo chưa được xử lý vệ sinh.

Trẻ em thì nên mua loại nấm vú giả chất lượng, an toàn, uy tín, đã được diệt khuẩn khử trùng.

Duy trì việc giữ ẩm cho làn da:

Sau quá trình mưng mủ, nổi mụn nước, chảy dịch vàng là quá trình đóng vảy, bong da, nhưng quá trình này cứ lặp đi lặp lại ít nhất 7-10 lần như thế sẽ làm da bạn mỏng đi, dễ đau rát, khô da, nứt nẻ do tốc độ hồi phục không kịp tốc độ bong da.

Vì thế bạn nào đang ở giai đoạn kết vảy, bong da thì nên sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm mỗi ngày, nhờ đó cung cấp vitamin, khoáng chất bổ sung cho làn da của bạn. Một số loại dưỡng ẩm thay thế bạn có thể lựa chọn như:

Còn bạn nào đang giai đoạn mưng mủ, thì lời khuyên là không nên dưỡng ẩm, vì giai đoạn này cần khô lớp mủ nhanh nhất có thể để tránh bị rỉ ra nhiều hơn, lây lan nhanh hơn và bị nặng hơn cho bạn.

Giữ cho cơ thể ở nhiệt độ cân bằng:

Chênh lệch nhiệt độ là một trong những yếu tố làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn, với cơ địa bình thường, còn trẻ thì điều này là không vấn đề gì, nhưng nếu vô tình bạn đang bị nhiễm bệnh cảm cúm, ho, sốt, hoặc đơn giản chỉ là áp lực công việc quá lớn sẽ dẫn đến cơ thể bị suy giảm sức đề kháng lúc nào mà bạn không hay, kết hợp với thay đổi nhiệt độ thất thường sẽ làm vi nấm tấn công mạnh hơn:

Ngăn ngừa và giảm cơn ngứa ngáy:

Ngứa là kẻ thù đầu tiên bạn phải loại bỏ càng sớm càng tốt nếu đã bị bệnh chàm bội nhiễm, càng ngứa, bạn sẽ càng dễ gãi, mà gãi sẽ dễ làm vết thương lở loét, viêm nhiễm và biến chứng rất nhanh, thậm chí còn vô tình lây lan mầm bệnh sang chỗ khác.

Giảm ăn bò, gà, da gà, trứng gà, … kèm một số thực phẩm mà bạn dùng 1-3 ngày sau thấy ngứa. Đi kèm với đó là bôi thuốc giảm ngứa ngáy càng sớm càng tốt, phía dưới mình có liệt kê những loại thuốc tây vừa có tác dụng diệt nấm, vừa có tác dụng giảm ngứa rất tốt cho bạn.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Nếu là cháu nhỏ dưới 12 tuổi, bạn nên đưa bé đi bệnh viện da liễu để bác sĩ kiểm tra và khám ngay, nhờ đó bác sĩ sẽ cho bé những loại thuốc bôi có hàm lượng chất corticoid vừa đủ hoặc không chứa chất này cho bé thì sẽ an toàn hơn.

Trong giai đoạn chàm bội nhiễm nhẹ, bác sĩ sẽ cho bạn cả thuốc kháng sinh để uống và thuốc để bôi, nhờ đó hiệu quả điều trị sẽ diễn ra rất tốt, chỉ tầm khoảng 3-4 tuần là bạn đã thấy kết quả rõ ràng.

Cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm bằng Tây Y:

Để tránh những tổn thương do bệnh gây ra, thì việc dùng thuốc tây là giải pháp tuyệt vời bạn nên áp dụng khi bện mới bùng phát. Cách điều trị bệnh chàm bội nhiễm bằng thuốc tây chủ yếu xoay quanh 3 dạng:

Tác động chung của cả 3 dạng này đều tác dụng và bào mòn trực tiếp lớp da nhiễm bệnh trên bề mặt, nhờ đó hiệu quả nhanh, kết quả dễ nhìn thấy bằng mắt thường.

Việc đầu tiên bạn cần làm khi bị chàm bội nhiễm là phải ngăn chặn cơn ngứa càng sớm càng tốt, các loại thuốc chống ngứa thường được dùng rất phổ biến vì tính hiệu quả nhanh của nó. Công dụng chính của dòng thuốc này là giúp xoa dịu cơn ngứa trên bề mặt da đang hành hạ bạn, hạn chế một số triệu chứng kích ứng, mẫn đỏ, viêm da…

Chính vì những tác động khó lường của thuốc kháng sinh, nên Vabuta xin không đề cập đến tên thuốc ở đây, lời khuên là bạn nên đi khám da liễu để các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp kiểm tra và kê dòng thuốc kháng sinh cho bạn từ nhẹ đến nặng, để nhờ đó nếu bệnh của bạn có bị biến chứng thì cũng không dễ dàng kháng thuốc, mà có biện pháp phù hợp hơn để điều trị.

Ưu điểm của thuốc chứa corticoid là hiệu quả nhanh, tiện lợi, ức chế mầm bệnh lẫn cơn ngứa khá tốt, đây là loại thuốc kháng viêm, tiêu nấm, được chỉ định trong việc giảm cơn đau, viêm da, mẫn đỏ, ngứa ngáy, kích ứng da….

Cách chữa bệnh chàm bội nhiễm bằng Dân Gian:

Một trong những cách chữa bệnh chàm bội nhiễm hiệu quả mà an toàn đó là mẹo dân gian, với ưu điểm là nguyên liệu không chứa độc tố, kích ứng da hay tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng. Chính vì thế cách dân gian là giải pháp thay thế cho thuốc tây trong việc điều trị bệnh chàm bội nhiễm trong thời gian dài khá phù hợp với bạn.

Chữa chàm bội nhiễm bằng Tỏi

Tỏi được cả đông y lẫn y học phương tây công nhận là có thể giảm ngứa ngáy, kháng viêm, tiêu khuẩn, chống sưng tấy, giảm mẫn đỏ rất hiệu quả. Không chỉ thế, tỏi còn hỗ trợ ngăn ngừa mụn nước vỡ ra, rồi lây lan ra xung quanh, nhờ đó giảm viêm nhiễm và biến chứng rất rốt.

Chuẩn bị như sau:

1 củ tỏi, bóc vỏ, tách ra từng tép.

Cho vào cối rồi giã cho thật nhuyễn.

Xong rồi thì bọc trong miếng vải mùn để vắt nước cốt tỏi ra.

Phần bã tỏi thì bỏ đi.

Chữa chàm bội nhiễm bằng Dầu Dừa

Bạn nào đã bị chàm bội nhiễm tái đi tái lại nhiều quá rồi, kết vảy thành mảng dầy, bong ra rồi lại nổi mụn nước lại, kết vẩy, bong da tiếp như thế gây đau rát da tay, da chân thì bạn nên dùng dầu dừa để dưỡng ẩm. Cách chữa chàm bội nhiễm bằng dầu dừa chủ yếu phù hợp cho giai đoạn kết vảy, bong da, bị đau rát, nhờ đó cung cấp vitamin, khoáng chất, cân bằng độ ẩm cho bạn rất hiệu quả.

Chuẩn bị như sau:

1 lọ tinh dầu dừa.

Hoặc tinh dầu cám gạo, tinh dầu cây trà, dầu oliu.

Chữa chàm bội nhiễm bằng Lá Lốt với Bồ Kết

Lá lốt kết hợp với bồ kết có tác dụng ức chế vi nấm chàm bội nhiễm phát triển, đồng thời kích mầm bệnh ẩn trồi ra, nhờ thế việc điều trị của bạn mới tận gốc hơn, mà lại còn tránh bị tái đi tái lại sau thời gian dài điều trị vất vả.

Cho lá lốt và bồ kết với 5 lít nước, nấu trong 20 phút.

Sau khi nước chuyển mà nâu vàng thì tắt bếp, đổ ra thau.

Đợi tầm 30 phút cho nước nó nguội.

Nếu bị nhiễm ở tay, chân thì cho trực tiếp vào thau để ngâm khoảng 20 phút.

Còn bị ở vùng không ngâm được thì lấy khăn nhúng nước lau 10-15 phút.

Xong thì tắm rửa sạch sẽ lại bằng nước ấm.

Thuốc trị bệnh chàm bội nhiễm dứt điểm sau 20 ngày

Điểm mạnh của thuốc đông y nam hoàng là được bào chế hoàn toàn bằng thảo dược, không trộn thêm thuốc tây, chất cấm gây hại cho cơ thể. Nhờ đó thành phần của thuốc lành tính, an toàn cho bà bầu, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ mà không lo ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

Uy linh tiên: vị cay, tính ôn, kháng viêm, trực khuẩn, trừ nấm, khử độc.

Hoàng đơn: trừ phong, giảm ngứa ngáy, vị cay, tính lạnh, trừ nhiệt độc, sát khuẩn.

Mần trầu: vị ngọt, tính bình, kháng viêm, diệt nấm, giải độc, ngừa sẹo thâm và lồi.

Hùng hoàng: có tác dụng giải độc, tiêu nấm, sát trùng, ngừa biến chứng.

Hương nhu: vị cay, tính ôn, thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn, kháng nấm.

Và nhiều loại thảo dược bí truyền khác.

Điểm mạnh thứ 2 của thuốc đông y nam hoàng là hỗ trợ kích mầm bệnh ẩn và tạo kháng thể, nhờ đó giúp bạn điều trị tận gốc hơn mà không lo tái phát sau khi điều trị. Không những thế thuốc còn có tác dụng giảm nhanh cơn ngứa ngáy trong 24 giờ đầu tiên bôi thuốc, dứt hẳn nguồn cơn gây ra mẫn ngứa chỉ sau 3 ngày.

Giảm viêm nhiễm, sưng tấy, biến chứng, mảng đỏ hiệu quả.

Ức chế vi nấm phát triển và lây lan khắp nơi.

Kích thích cơ thể tạo chất eslatin giúp tăng tốc độ lành da, đỡ đau rát, mỏng da.

Ngừa sẹo thâm và sẹo lồi.

Giảm mụn nước, mụn mủ, dịch vàng, mủ trắng.

Tuỳ vào từng trường hợp, từng cơ địa và diễn biến bệnh trạng của mỗi người, mà liệu trình điều trị sẽ dài ngắn khác nhau, có người chỉ mất liệu trình 20 ngày là dứt, có người thì mất liệu trình đến 40-60 ngày. Mỗi liệu trình điều trị sẽ khác nhau, nhưng chung quy chỉ bao gồm 3 loại:

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm bội nhiễm tái phát?

Đặc điểm của bệnh chàm bội nhiễm là có tần suất tái phát cao nhất trong tất cả các dạng chàm da, có rất nhiều cách tái phát lại khác nhau tuỳ theo cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người. Mục đích phòng ngừa bệnh chàm bội nhiễm sau khi điều trị là để giảm tối đa nhất có thể nguy cơ bị tái phát trở lại cho bạn, mời bạn tham khảo những biện pháp sau:

Tránh ngâm vùng bị chàm bội nhiễm vào nước bẩn quá lâu.

Giảm nguyên nhân gây ngứa bằng cách hạn chế đồ tanh, đồ biển, đồ uống chứa cồn, chất kích ứng.

Loại bỏ xôi, bắp, nếp để tránh cương mủ, rỉ dịch vàng và nổi mụn nước chi chít.

Tránh sử dụng nước hoa, thuốc nhuộm, keo xịt tóc, wax tóc…

Tránh tiếp xúc với chó, mèo, thú nuôi trong nhà.

Nên hạn chế thay đổi chênh lệch nhiệt độ môi trường nóng và lạnh thường xuyên.

Hoạt động nhẹ để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch tự nhiên.

Nhưng tránh vận động quá mạnh, làm chảy mồ hôi nhiều nhưng không vệ sinh sạch sẽ được liền.

Nên mặc đồ lót, quần áo có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt, tránh đồ bó sát.

Tăng cường dùng rau, củ, quả, bông cải và bổ sung vitamin C như nước chanh, bưởi, cam …

Không những thế, lời khuyên từ Vabuta là bạn nên nấu thêm lá lốt với bồ kết để tắm hoặc ngâm khoảng 20 phút mỗi tuần 3 lần, nhờ đó tăng cường hiệu quả kích mầm bệnh ẩn cho bạn. Dù phải tránh ngâm nước để điều trị bệnh này, nhưng việc kích mầm bệnh ẩn là điều cần thiết, từ từ từng chút một, bạn đừng thực hiện mỗi ngày, chỉ cần tuần 2 đến 3 lần là được.