Đề Xuất 5/2024 # Tiết Lộ 4 Cách Trị Mẩn Ngứa Hiệu Quả Nhất Hiện Nay # Top 3 Yêu Thích

1. Trị mẩn ngứa Tây y

Chữa mẩn ngứa bằng Tây y là một trong những cách được nhiều người lựa chọn. Cách chữa này sử dụng các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn dạng, uống, bôi hoặc tiêm. Mục tiêu chính của cách điều trị mẩn ngứa này là đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Một số loại thuốc có thể được sử dụng cho những bệnh nhân bị mẩn ngứa do viêm da, dị ứng hoặc kích ứng da là:

Kem dưỡng ẩm để làm mát da

Thuốc kháng histamine đường uống

Corticosteroid dạng uống

Thuốc kháng sinh

Thuốc uống chống dị ứng không chứa Steroid

Thuốc tiêm trị mẩn ngứa nổi trong nhiều năm….

Ưu điểm và nhược điểm khi chữa mẩn ngứa bằng Tây y

Những loại thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng của mẩn ngứa nhanh chóng. Nhờ vậy người bệnh mau chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu và cân bằng tâm lý.

Tuy nhiên dùng thuốc Tây y thường gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, đau dạ dày, ho, sốt nhẹ, nhức đầu, chóng mặt, cảm lạnh… Đồng thời sau khi sử dụng thuốc, mẩn ngứa vẫn có thể tái phát. Vì vậy chữa mẩn ngứa bằng thuốc Tây cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ sau sinh cần rất thận trọng.

2. Cách chữa mẩn ngứa Đông y

Điều trị mẩn ngứa bằng Đông y chủ yếu sử dụng các bài thuốc có thành phần thảo dược tự nhiên. Mục tiêu của thuốc Đông y là làm giải độc, thanh nhiệt, bổ huyết, tăng cường chức năng can thận. Đồng thời, thuốc Đông y còn củng cố sức khỏe bên trong, giúp tăng cường sức lực để chống chọi lại với bệnh tật.

Một số bài thuốc chữa nổi mẩn ngứa được kê cho bệnh nhân như:

Bài thuốc uống: Kim ngân hoa, ké đầu ngựa, lá dâu, kinh giới, thổ phục linh, xa tiền mỗi loại 16g; bồ công anh, sinh địa, huyền sâm mỗi loại 12g; bào cái 10g; xác ve 6g. Sắc thuốc uống ngày 3 lần sau bữa ăn.

Bài thuốc tắm: Sài đất 30g; ké đầu ngựa 10g; kim ngân hoa 15g. Đun nước tắm hàng ngày.

Ngoài sử dụng thuốc, bấm huyệt cũng được áp dụng kết hợp để điều trị nổi mề đay. Phương pháp này giúp đả thông kinh huyệt, lưu thông khí huyết tốt hơn. Nhờ đó tăng cường chức năng gan thận và làm giảm sự tích tụ chất độc hại dưới da.

Ưu và nhược điểm của cách chữa mẩn ngứa Đông y

Chữa mẩn ngứa bằng Đông y được nhiều người lựa chọn vì lành tính, không gây tác dụng phụ dù sử dụng trong thời gian dài. Cách chữa này điều trị bệnh từ căn nguyên nên mẩn ngứa ít tái phát.

Tuy nhiên cách trị mẩn ngứa này đòi hỏi người bệnh cần kiên trì vì thuốc phát huy công dụng từ từ. Bên cạnh đó, hiệu quả của thuốc Đông y phụ thuốc vào cơ địa của từng người bệnh.

3. Mẹo dân gian trị mẩn ngứa

Bên cạnh cách chữa Đông y và Tây y, mẹo dân gian cũng được nhiều người áp dụng để điều trị mẩn ngứa. Phương pháp này thường sử dụng các loại quả, nguyên liệu tự nhiên hoặc các loại lá cây để chữa mẩn ngứa. Cụ thể là:

Lá trà xanh là một loại thảo dược trong tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng hiệu quả. Vì vậy loại lá này thường được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa.

Người bệnh dùng 20g lá chè đun sôi với 1 lít nước. Sử dụng nước này lau lên phần da bị mẩn ngứa mề đay.

Lá khế có tính mát, vị chua, có khả năng thanh nhiệt, giải độc. Loại lá này được nhiều người sử dụng để chữa mề đay mẩn ngứa.

Người bệnh chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi đem đun với nước sôi khoảng 15 phút cùng với muối. Dùng nước lá này để rửa lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp giảm mẩn ngứa hiệu quả. Nếu bị nổi mẩn ngứa khắp người, bệnh nhân có thể tắm nước lá này giúp giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng nắm lá khế hơ nóng để đắp trực tiếp lên vùng da phát ban.

Người bệnh có thể chữa mẩn ngứa tại nhà bằng cách sử dụng vỏ bí đao kết hợp với hoa cúc, thược dược đỏ để nấu nước. Sau đó cho thêm mật ong vào nước này uống trong ngày. Mỗi ngày uống nước một lần, dùng một liệu trình trong 7 ngày.

Người bệnh có thể giã nát lá tía tô, lấy nước cốt và uống. Phần bã lá tía tô đắp vào vùng da bị nổi mẩn đỏ.

Lá bồ công anh: Tắm nước lá bồ công anh ngày 2 lần để trị mẩn ngứa, mề đay.

Lá chút chít: Lấy phần cuống và lá cây để nấu nước tắm cho người bệnh bổ mẩn ngứa.

Cách chữa dân gian cũng có độ lành tính cao. Tuy nhiên những cách trị mẩn ngứa mề đay này không giúp điều trị bệnh triệt để, nhất là khi nguyên nhân gây bệnh là từ sâu bên trong. Người bệnh chỉ nên sử dụng để hỗ trợ điều trị. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Bên cạnh những cách điều trị nổi mẩn ngứa kể trên, người bệnh có thể khắc phục mẩn ngứa bằng cách thay xây dựng lối sống lành mạnh như sau:

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm và những tác nhân gây dị ứng, mẩn ngứa cho da. Đồng thời tắm rửa mỗi ngày sẽ giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp da thoáng mát, tránh nguy cơ viêm nhiễm.

Tuy nhiên khi tắm, người bệnh không nên gãi ngứa hoặc chà xát mạnh. Đồng thời nên chọn những loại sữa tắm, xà bông dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm.

Mỗi ngày người bệnh nên dùng kem dưỡng ẩm, nhất là sau khi tắm để tạo độ ẩm phù hợp cho da. Da bớt khô sẽ giúp người bệnh bớt ngứa ngáy, khó chịu.

Trong thời gian bị mẩn ngứa, phụ nữ không nên sử dụng các loại mỹ phẩm nhằm tránh kích ứng da. Đồng thời tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, ô nhiễm.

Khi đi ra ngoài trời nắng, người bệnh nên mặc quần áo dài và trang bị mũ nón, khẩu trang để tránh ánh nắng.

Khi bị mẩn ngứa, người bệnh cần kiểm soát tốt hành động gãi ngứa của mình. Gãi ngứa nhiều có thể khiến các nốt sần bị trầy xước, bong tróc và dẫn đến viêm nhiễm.

Thay vì gãi ngứa, người bệnh có thể sử dụng túi đá nhỏ hoặc túi lạnh để chườm lên vùng da bị mẩn ngứa. Chườm lạnh trong khoảng 10 phút sẽ giúp da bớt ngứa hơn.

Quần áo chật, bám sát vào cơ thể sẽ khiến da người bệnh tồi tệ hơn do bị ma sát với vải. Người bệnh nên chọn quần áo rộng rãi, làm từ vải mề, tốt nhất là cotton . Chất liệu này giúp thấm hút mồ hôi tốt, giúp da thông thoáng.

Người bị mẩn ngứa nên lựa chọn những đồ ăn có tính mát, giúp làm dịu làn da. Người bệnh có thể sử dụng một số món canh rau như sau:

Dùng 30g mướp nấu chín với một chút muối. Dùng món này cả cái lẫn nước.

Chuẩn bị rau muống và rau sam, mỗi thứ 30g. Nấu kết hợp hai loại rau thành canh để uống.

Nấu 30g rau muống kết hợp với 15g râu ngô, 10g mã thầy thành món canh.

Những lưu ý khi chữa mẩn ngứa

Để nhận được kết quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên chú ý đến những vấn đề sau:

Xác định rõ nguyên nhân mẩn ngứa trước khi áp dụng bất kỳ cách trị mẩn ngứa nào khác. Mẩn ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác (bệnh gan thận, bệnh huyết học, HIV…). Nếu không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, việc điều trị có thể khiến tình trạng da và sức khỏe của người bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Chỉ sử dụng thuốc điều trị hoặc các phương pháp khác sau khi được bác sĩ thăm khám và chỉ định cách chữa này.

Nếu mẩn ngứa là do bệnh lý khác gây ra thì người bệnh cần chữa khỏi bệnh trước.