Thịnh Hành 5/2024 # Chàm Thể Tạng Ở Trẻ Em: Cách Nhận Biết Và Phương Pháp Chữa Trị # Top 8 Yêu Thích

Chàm thể tạng hay còn gọi là viêm da thể tạng, viêm da cơ địa, là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ khi trẻ 2 tháng tuổi cho đến lúc 10 tuổi. Bệnh gây ngứa ngáy, đồng thời tái đi tái lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh chàm thể tạng ở trẻ em xảy ra do các tác nhân tiêu cực từ môi trường tác động lên các gene đặc biệt của trẻ làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Trong đó, tế bào miễn dịch Lympho T đóng vai trò trung gian, thúc đẩy các tế bào Cytokines sản sinh các chất gây ra bệnh chàm thể tạng ở trẻ.

Trẻ bị nhiễm trùng: thường gặp nhiễm tụ cầu vàng, u mềm lây…

Da khô do cơ địa hoặc do tắm rửa lâu, nhiều lần

Các chất kích ứng như: bột giặt, xà bông, vải len, khói thuốc …

Các yếu tố gây dị ứng nguyên: không khí, thức ăn, nước uống, thú nuôi…

Thời tiết, khí hậu: quá nóng, quá lạnh hoặc quá khô

Trẻ bị sang chấn tâm lý

Chàm thể tạng ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

Hiện chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh chàm thể tạng. Nhiều nhà khoa học cho rằng: Căn nguyên của chàm thể tạng là do bẩm sinh, khi cơ thể thiếu lgA nhưng lại thừa lgE tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng dị ứng. Có một số tác nhân dẫn đến phản ứng dị ứng như:

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng được xem là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh chàm thể tạng ở trẻ em. Nếu cha mẹ mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh về da khác thì khoảng 50% là con cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Khi trẻ bị chàm thể tạng, nếu như được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi lên đến 80% chỉ trong 1 – 2 năm đầu đời.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

Các vết hồng ban, mẩn đỏ phân bố và hình dạng sang thương điển hình.

Các vết mẩn đỏ tập trung chủ yếu ở trên mặt (má, trán…) và vùng mặt trong của cánh tay, khuỷu tay, đầu gối, cổ… ở trẻ sơ sinh

Lichen hóa ở mặt gấp của tứ chi ở trẻ trưởng thành

Trẻ bị viêm da mãn tính tái đi, tái lại nhiều lần.

Bản thân bé hoặc gia đình có tiền sử mắc các bệnh thể tạng như: hen suyễn, chàm thẻ tạng, viêm mũi dị ứng…

Để biết được trẻ có bị chàm thể tạng hay không, cha mẹ cần lưu ý đến các biểu hiện sau đây:

Các dấu hiệu chính của bệnh chàm thể tạng: trẻ phải xuất hiện ít nhất 3 trong 6 biểu hiện sau:

Các dấu hiệu phụ để nhận biết trẻ bị chàm thể tạng: Trẻ nên có ít nhất 3 tiêu chuẩn phụ trong số các biểu hiện sau:

Cha mẹ cần phát hiện chính xác các biểu hiện của bệnh chàm thể tạng của con để đưa con đi khám và có phương án điều trị thích hợp, tránh nhầm lẫn với các bệnh khác.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

Giai đoạn cấp tính: Trẻ sẽ nổi hồng ban, mụn nước, bóng nước, ngứa dữ dội, rỉ dịch, đóng mài.

Giai đoạn mãn tính: Trẻ ngứa rát, xuất hiện các mảng da dày, khô ráp, tróc vảy với nhiều rãnh ngang dọc, thay đổi sắc tố da sau viêm.

Giai đoạn bán cấp: Sang thương trung gian giữa giai đoạn cấp và mãn tính.

Các giai đoạn của bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

Trẻ sơ sinh từ 2 tháng 2 tuổi: Thường bị chàm thể tạng cấp tính với các mảng hồng ban có mụn nước, rỉ dịch, đóng vảy. Vị trí bệnh khởi phát thường là ở 2 má, cằm, trán, da đầu và mặt duỗi cánh tay, khuỷu tay, đầu gối. Trường hợp nặng hơn có thể lan ra toàn thân.

Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Thường xuất hiện mảng da khô ráp, rỉ dịch, đóng vảy và dày da. Ở giai đoạn này, bệnh thường ở vùng gấp cơ thể như: mặt trước khuỷu tay, cổ tay, cổ chân.

Trẻ lớn hơn 10 tuổi: Sang thương da mãn tính với da dày, khô nhám, nhiều rãnh ngang dọc như da trâu, tăng sắc tố da. Vị trí của bệnh thường ở các vùng gấp trên cơ thể: mặt, cổ, quanh mắt, bàn tay, bàn chân. Trường hợp nặng có thể bị đỏ da toàn thân.

Chàm thể tạng ở trẻ em có 3 giai đoạn chính:

Các giai đoạn của bệnh phân theo độ tuổi:

Bệnh chàm thể tạng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chàm thể tạng nếu không được điều trị đúng cách rất dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm

Chàm thể tạng không trực tiếp gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, do bệnh hay tái phát nhiều lần, cộng thêm gây ngứa ngáy và chảy dịch sẽ làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, học tập, tâm lý và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Khi trẻ ngứa và lấy tay gãi các vết chàm, điều này rất dễ gây ra nhiễm trùng da thứ phát chốc hóa do tụ cầu vàng và nguy hiểm nhất là nhiễm virus Herpes nguyên phát. Các virus, vi khuẩn này xâm nhập qua các tế bào da bị tổn thương do việc trẻ gãi ngứa. Từ đó gây viêm da mụn mủ dạng thủy đậu và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Một ảnh hưởng nữa của bệnh chàm thể tạng đó là các biến chứng do dùng các thuốc chứa corticoid liều lượng không thích hợp và kéo dài để trị bệnh. Các biến chứng này có thể là teo mỏng da, rạn nứt da, phát ban, mụn trứng cá hoặc tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và nặng hơn là các tác dụng phụ toàn thân như: viêm loét đường tiêu hóa, tăng đường huyết, tăng huyết áp, chậm phát triển, hội chứng Cushing…

Các phương pháp chữa bệnh chàm thể tạng ở trẻ em

Có nhiều phương pháp điều trị chàm thể tạng ở trẻ em tùy thuộc vào thể bệnh, giai đoạn bệnh với mục đích chính là kiểm soát tình trạng viêm, ngứa.

Một số loại thuốc chính trong điều trị chàm thể tạng:

Thuốc bôi steroids

Khi tình trạng chàm thể tạng có thể kiểm soát thì chỉ cần cho bé dùng các chất làm mềm da, dưỡng ẩm. Tuy nhiên, khi bệnh mới bùng phát gây nên viêm da thì cần sử dụng kem steroids. Thuốc steroids bôi có 4 mức độ: nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh. Độ mạnh của steroids tùy thuộc vào tuổi của bé, độ nặng của bệnh và diện tích vùng cơ thể cần bôi.

Mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kê đơn phù hợp. Các thuốc steroids dùng hợp lý và theo chỉ dẫn của bác sĩ thì khả năng gây tác dụng phụ là rất hiếm.

Steroids uống

Nếu bệnh chàm thể tạng của bé ở giai đoạn nặng, thuốc steroids bôi kém hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định một vài loại thuốc uống để đẩy lùi tạm thời các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, cha mẹ và bác sĩ nên theo dõi kỹ các tác dụng phụ của thuốc khi điều trị.

Thuốc kháng Histamine giúp giảm ngứa, viêm.

Băng ướt để làm dịu da khô ngứa.

Đối với các trường hợp bị chàm rất nặng, có thể sử dụng ánh sáng cực tím và các thuốc ức chế miễn dịch.

Trước khi dùng thuốc, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa

Các loại thuốc khác

Một số loại thuốc khác có thể được chỉ định như:

Các chất giữ ẩm, làm mềm da

Trong quá trình điều trị chàm thể tạng ở trẻ em, việc bổ sung độ ẩm cho da là quan trọng nhất. Nó vừa giúp hỗ trợ điều trị lại vừa giúp duy trì da ở trạng thái ổn định, cân bằng.

Nên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ ít nhất 2 lần/ ngày. Thời điểm thích hợp nhất để bôi là 3 phút sau khi tắm. Có một lớp bảo vệ, da sẽ bớt khô, ngứa và trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Chất dưỡng ẩm cho da có nhiều dạng: Dạng mỡ cho da rất khô, dạng kem và dung dịch cho chàm nhẹ đến trung bình hay chàm tiết dịch. Một số loại được bôi trực tiếp vào da, trong khi số khác được dùng thay thế cho xà phòng hoặc thêm vào nước tắm.

Tắm rửa cho trẻ hàng ngày, chỉ nên tắm trong khoảng 5 – 10 phút (vì nhiều hơn sẽ làm cho da khô). Không nên tắm nước nóng vì sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da. Chỉ nên dùng xà phòng dịu nhẹ, có tính giữ ẩm.

Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên. Nên đeo bao tay cho trẻ để ngăn việc trẻ lấy tay gãi các vết chàm gây tổn thương cho da.

Giữ nhiệt độ và độ ẩm dễ chịu cho trẻ.

Nên giặt đồ bằng những loại bột giặt dành cho da nhạy cảm và phải giặt thật sạch để xà bông không còn sót lại.

Vệ sinh sạch sẽ nơi ở cung như vật dụng của trẻ

Bổ sung rau củ quả vào chế độ ăn hàng ngày, hạn chế các loại đồ tanh, trứng…

Chăm sóc cho trẻ bị chàm thể tạng

Khi chăm sóc cho các trẻ bị bệnh chàm thể tạng, cần lưu ý những điều sau đây:

Chàm thể tạng ở trẻ em là bệnh hoàn toàn có thể chữa được. Cha mẹ cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để có thể đưa con đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Khi con bị mắc chàm thể tạng, không được tự ý sử dụng thuốc vì nó rất dễ gây tác dụng phụ. Nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như môi trường sống của bé, giúp con phát triển khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch để chống lại bệnh.

XEM THÊM: Bệnh chàm ở trẻ em những lưu ý mẹ nên biết và cách điều trị