Xu Hướng 5/2024 # Những Dấu Hiệu Của Bệnh Trĩ # Top 4 Yêu Thích

Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.

Biểu hiện khi mắc trĩ ngoại

Trĩ ngoại hình thành khi các búi trĩ nhô ra ngoài nằm gần vùng hậu môn, hình thành từ áp lực căng giãn các tĩnh mạch gây sưng viêm các mô liên kết.

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại do bề mặt ngoài búi trĩ sưng to hay nhỏ tùy mức độ, có màu sẫm, tụ máu cục bộ, cứng rác, có khi bị mưng mủ, viêm loét hình thành các vết rách, nứt hậu môn.

Thêm một biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ ngoại là viêm nhiễm vùng hậu môn do người mắc bệnh trĩ luôn cảm thấy khó chịu, ẩm ướt vùng hậu môn sau khi đi tiêu, hình thành các vết viêm nhiễm do lẫn với nước tiểu và phân đi ra.

Các tĩnh mạch căng giãn bao phủ bề ngoài một lớp da lồi lên, tạo thành một đám rối tĩnh mạch lớn cũng hình thành biểu hiện của trĩ ngoại.

Ngoài ra biểu hiện của trĩ ngoại còn ở chỗ các mép gấp quanh viền hậu môn sưng to, có khi tạo thành các khe nứt trầy xướt có lẫn các chất thải tích tụ bên trong nó do bị viêm nhiễm lâu ngày. Lớp da phía ngoài có khi sẽ lồi lên thành khối kèm theo các biến chứng phù nề, xơ cứng các mô vùng hậu môn.

Biểu hiện khi mắc trĩ nội

Bệnh trĩ nội thời gian đầu người mắc bệnh cũng như bác sĩ khó chẩn đoán, chỉ sau thời gian mới xuất hiện các dấu hiệu của trĩ nội. Trĩ nội hình thành do các tĩnh mạch to phình, mạch máu bị phù và do xơ hóa, suy yếu,viêm nhiễm thành trực tràng ruột

Biểu hiện của trĩ nội là do các tĩnh mạch nằm trong trực tràng ruột to phình giãn nỡ, phía niêm mạc trực trạng có màu đó, mềm và dễ chảy máu.

Thêm biểu hiện khác của trĩ nội là do các mạch máu bị phù nề, búi trĩ có màu đỏ và có hiện tượng sa búi trĩ. Phía lớp ngoài có khi có các hạt máu đỏ nhỏ li ti và dễ bị chảy ra ngoài khi bệnh nhân đi tiêu.

Biểu hiện của trĩ nội là do các vết viêm nhiễm hình thành do bị tổn thương từ việc đi tiêu phải cố gắng nhiều tạo sự co sát từ phân, trầm trọng gây nhiễm trùng máu, làm các mô mạch bị sưng, xơ cứng, lòi ra ngoài không thể tụt vào được,nhưng vết lòi đó lại khó chảy máu.

Khi phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh trĩ cũng như các dấu hiệu đi kèm sẽ giúp cho việc điều trị bệnh trĩ giảm bớt được khó khăn, tránh phẫu thuật gây đau đớn và có những cách chữa trị hiệu quả hơn.

– Ngồi lâu một chỗ Theo các nghiên cứu, có tới 73% những người thường xuyên ngồi lâu khi làm việc mắc phải bệnh trĩ. Điều này cũng mắc phải rất nhiều ở các bạn trẻ hiện nay, nhất là khi các bạn sử dụng máy tính, xem tivi, chơi điện tử… Nguyên nhân là do việc ngồi lâu một chỗ sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Không những thế, nó cũng khiến cho bệnh trĩ mắc phải sẽ nặng hơn.

Để phòng tránh căn bệnh này, các bạn nên dành ra 5 phút để thư giãn sau mỗi 1 giờ làm việc bằng cách đứng lên và vận động đi lại. Chỉ cần những hoạt động đơn giản như vươn vai nhẹ nhàng, đi lấy nước, vệ sinh… cũng có thể giúp chúng ta giảm được một nửa nguy cơ mắc phải bệnh trĩ.

– Đi vệ sinh chưa đúng cách Thói quen đi tiêu (đại tiện) không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Các thói quen như đọc báo, chơi điện tử… khi đi tiêu sẽ khiến bạn phân tâm, làm tăng gánh nặng hậu môn, rối loạn chức năng đường ruột, thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, việc làm sạch không đúng cách sau khi đi tiêu cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các chất thải không được làm sạch hoàn toàn có thể trở thành “mảnh đất” màu mỡ tạo nên bệnh trĩ. Vì thế, cách tốt nhất là dùng nước để làm sạch sau khi đi tiêu.

– Mắc bệnh táo bón kinh niên Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh này. Táo bón kinh niên không được điều trị dứt điểm trong một thời gian dài sẽ khiến cho các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài. Nó khiến cho áp lực trong ổ bụng, trực tràng và ống hậu môn tăng cao, khiến tĩnh mạch bị phình, giãn, gây nên trĩ. Đồng thời, chúng ta cũng có thể bị viêm nhiễm, giãn cơ hậu môn do quá trình đi tiêu khó khăn. Điều này cũng có thể dẫn đến trĩ.