Phổ Biến 4/2024 # Chàm Cơ Địa: Nguyên Nhân Gây Bệnh, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị # Top 7 Yêu Thích

Bệnh chàm cơ địa là một trong những bệnh ngoài da hay gặp nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm. Điều này không chỉ gây ra sự tổn hại về sức khỏe mà ít nhiều còn gây cho người bệnh nhiều sự phiền toái trong cuộc sống. Vì vậy những thông tin về cách chữa bệnh chàm cơ địa trở thành một vấn đề được rất nhiều người quan tâm trên các chuyên trang về sức khỏe.

Để bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh này ,chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như những cách điều trị bệnh đang được sử dụng hiện nay. Theo dõi để biết được cách điều trị nào phù hợp nhất với mình.

Nội dung bài viết bao gồm: Bệnh chàm cơ địa 1. Nhận biết bệnh chàm cơ địa 2. Nguyên nhân gây bệnh chàm cơ địa 3 cách chữa bệnh chàm cơ địa tốt nhất hiện nay 1. Sử dụng thuốc tây chữa bệnh chàm cơ địa 2. Cách chữa bệnh chàm cơ địa theo dân gian 3. Cách điều trị bệnh chàm cơ địa bằng đông y Các lưu ý khi bị bệnh chàm cơ địa

Bệnh chàm cơ địa

Trong y học, bệnh chàm cơ địa có các tên gọi khác là bệnh eczema, viêm da cơ địa, chàm thể tạng hay Lichen đơn mạn tính. Đây là một bệnh lý ngoài da phổ biến, tiến triển qua ba cấp độ: Gia đoạn nhẹ nhất là cấp tính, sau đó chuyển qua bán cấp và nặng nhất là mãn tính.

Cũng như nhiều bệnh lý về da khác, bệnh chàm cơ địa rất hay tái phát. Bệnh thường xuất hiện ngay từ thủa ấu thơ và kéo dài cho tới lúc trưởng thành, thậm chí có thể đi theo chúng ta đến suốt cuộc đời. Điểm đặc trưng của căn bệnh này đó chính là các tổn thương khô và ngứa trên da. Việc gãi ngứa khiến da bị tổn thương, dày sừng, lichen hóa và khiến bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ bị bội nhiễm do vi khuẩn tấn công vào vết trầy xước trên da.

1. Nhận biết bệnh chàm cơ địa

Thực chất bệnh chàm cơ địa là một dạng bệnh viêm da dị ứng mãn tính thường xuất hiện ở trẻ em có thể kéo dài đến khi trưởng thành và có thể xuất hiện ở người lớn. Tùy không nguy hiểm đến tính mang nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện bệnh viêm da cơ địa thông qua những triệu chứng sau:

Sẩn đỏ và mụn nước: trên da xuất hiện những mụn đỏ không rõ ranh giới cùng với đó là các đám sẩn và mụn nước có dịch trong. Làm bệnh nhân cảm thấy nóng rát, ngứa nhiều ở vùng da bị tổn thương.

Chảy dịch và đóng vảy tiết: sau một thời gian các đám mụn nước sẽ có hiện tượng chảy dịch do gãi và tác động từ bên ngoài. Khi dịch tiết vỡ ra khô lại trên da của bệnh nhân sẽ có hiện tượng đóng vảy tiết.

Bong tróc da: Lớp vảy tiết bị tróc đi da trở nên nhẵn và hơi cứng. Lớp da này sẽ nhanh chóng dày lên và tróc đi.

Trong giai đoạn cấp tính: Da bị phù nề, xuất hiện nhiều mảng đỏ không có ranh giới rõ ràng, bên trên là những mụn nước nhỏ li ti có hoặc không tiết dịch. Trường hợp mụn nước bị vỡ ra khi khô lại sẽ đóng vảy tiết phía trên.

Sang đến giai đoạn bán cấp: Tình trạng bệnh có khuynh hướng thuyên giảm, các biểu hiện có phần nhẹ hơn, da không có dấu hiệu phù nề cũng như tiết dịch.

Ở giai đoạn nặng ( mãn tính): Bệnh tái lại nhiều lần khiến tổn thương bị liken hóa, dày sừng ở bàn tay, bàn chân, thâm và khô nên dễ bị nứt nẻ, chảy máu khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn.

Ngoài ra, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển mà bệnh chàm cơ địa có các biểu hiện đặc trưng như:

Trong bài viết trước, chuyên mục đã từng có lần đề cập chi tiết đến các dấu hiệu bệnh chàm cơ địa. Bạn có thể tìm hiểu thêm để không bỏ sót bất kì triệu chứng nghi ngờ nào.

2. Nguyên nhân gây bệnh chàm cơ địa

Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm cơ địa cho đến nay vẫn còn là một ẩn số. Tuy nhiên qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số yếu tố có khả năng thúc đẩy bệnh phát triển như:

Sự đột biến của các gen sản sinh ra filaggrin ( một loại protein có nhiệm vụ duy trì nước trong các tế bào da) sẽ khiến da bị khô, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm cơ địa. Bạn có thể được thừa hưởng các gen đột biến này từ những người thân trong gia đình từng mắc bệnh.

Thường thì những người từng bị dị ứng với các yếu tố dị nguyên như lông chó mèo, bụi bẩn hay phấn hoa rất dễ mắc viêm da cơ địa.

Dung nạp quá nhiều histamin ngoại sinh:

Một số người có thể mắc bệnh chàm cơ địa sau khi dị ứng với một số loại thức ăn. Thường gặp nhất là đồ biển, thịt, bò, trứng, sữa và các đồ hộp chế biến sẵn.

Trong cơ thể người, histamin đóng vai trò như một chất trung gian trong các phản ứng dị ứng dẫn đến các cơn ngứa ngáy trên da. Chất này có thể được tạo ra khi hệ miễn dịch tấn công các chất lạ xâm nhập vào cơ thể hoặc được nạp vào thông qua đường ăn uống. Một số loại thực phẩm chứa nhiều histamin như xúc xích, đồ ăn lên men, phô mai, cà chua, tôm, cua hay cá biển… Việc tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này có thể khiến bạn bị chàm cơ địa.

Những người sống dưới bầu không khí ô nhiễm; Điều kiện thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng ; Thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, hóa chất mà không mang gang tay hay mặc đồ bảo hộ có thể khiến mầm mống của bệnh bùng phát bất cứ lúc nào.

3 cách chữa bệnh chàm cơ địa tốt nhất hiện nay

Hiện nay với sự phát triển của y học thì có nhiều cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả được đưa ra. Cụ thể chúng ta có thể tham khảo các cách điều trị thông dụng nhất hiện nay như sau

1. Sử dụng thuốc tây chữa bệnh chàm cơ địa

Sau hàng loạt các xét nghiệm các bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ bệnh của bệnh nhân từ đó có những chỉ định phù hợp cho việc điều trị. Thông thường để chữa bệnh chàm cơ địa chúng ta hay dùng các loại thuốc sau:

Giúp khôi phục bảo vệ da, chống ngứa. Cụ thể có thể dùng: mỡ Vaselin, Cream urea, Aquaphor, Petrolatum. Ngoài ra, một số loại chất làm ẩm mới ra đời như Atopiclair và Mimyx cũng có tác dụng dưỡng ẩm tốt nhưng có giá thành cao nên ít khi được sử dụng.

Thuốc kháng sinh trong trường hợp chàm cơ địa có nhiễm khuẩn:

Các loại thuốc kháng histamin có tác dụng chống ngứa nhanh. Thường có dạng đường thuốc uống và có dạng siro cho trẻ em.

Bao gồm các thuốc kháng sinh dạng bôi như: Fucidin, Neomycin, Mupirocin…Một số loại thuốc kháng sinh theo đường uống như Oxacillin, Cloxacillin, Cephalexin…có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng.

Loại thuốc này có tác dụng giảm viêm nhanh, mạnh. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp có tổn thương chiếm 10-30% diện tích da trên toàn bộ cơ thể. Bệnh nhân có thể dùng các thuốc Hydrocortisone, Betamethasone, Triamcinolone… kéo dài trong 10-14 ngày. Do thuốc có nhiều tác dụng phụ nên tuyệt đối không dùng cho trẻ em và phụ nữa có thai.

Trong trường hợp dùng thuốc không đạt được kết quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định các thuốc điều hòa miễn dịch như Pimecrolimus, Tacrolimus hay Omalizumab

** Lưu ý: Nhiều loại thuốc bôi sử dụng lâu dài có thể gây bào mòn da còn thuốc uống có thể dẫn tới ảnh hưởng gan và thận. Vì vậy chúng ta phải hết sức cẩn trọng khi dùng phương pháp này. Không được tự ý sử dụng mà phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

2. Cách chữa bệnh chàm cơ địa theo dân gian

# Mẹo chữa bệnh chàm cơ địa bằng lá khế

Các bài thuốc chữa bệnh chàm cơ địa từ dân gian mặc dù lâu cho hiệu quả nhưng vẫn được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Lý do bởi chúng khá lành tính, có thể giúp làm thuyên giảm các triệu chứng nếu sử dụng đúng cách và kiên trì. Điều này sẽ giúp hạn chế được thời gian sử dụng các loại thuốc tây có nhiều tác dụng phụ.

Ít ai biết rằng nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà này lại là vị thuốc có tác dụng giảm mẩn ngứa, kháng khuẩn ngoài da rất tốt. Trong y học cổ truyền, lá khế có tính hàn, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Người bệnh có thể dùng lá khế theo đường bên trong hay bên ngoài đều rất an toàn.

# Điều trị bệnh chàm cơ địa bằng lá trầu không

Sau khi phân tích thành phần của lá trầu không, các nhà khoa học nhận thấy trong lá trầu không có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ức chế mạnh mẽ đối với nhiều chủng vi khuẩn và vi nấm gây bệnh. Do vậy, bệnh nhân chàm cơ địa có thể thử dùng loại lá này để chữa bệnh tại nhà nhằm có thêm nhiều cơ hội được lành bệnh.

– Nguyên liệu:

10 lá trầu, loại không quá già cũng không quá non ( dân gian còn gọi là lá trầu bánh tẻ)

– Cách thực hiện:

Lá trầu không sau khi rửa sạch thì vớt ra cho ráo nước, vò nhẹ cho hơi dập. Trong lúc đó, bạn cũng nấu một nồi nước khoảng 2 lít. Chờ cho nước sôi mới thả lá trầu vào, đen thêm khoảng 10 phút. Lấy nước lá trầu pha loãng với nước sạch để tắm hoặc ngâm rửa chỗ da bị bệnh. Thực hiện mỗi ngày sẽ thấy chuyển biến sau một thời gian sử dụng.

# Chữa bệnh chàm cơ địa bằng lá ổi

Ngay từ thời xa xưa khi nền y học hiện đại chưa phát triển, ông bà ta đã sử dụng lá ổi như một vị thuốc khử trùng, kháng khuẩn, làm sạch da, điều trị bệnh chàm cơ địa, chống u nhọt, nhiễm trùng ngoài da. Nhờ có hiệu quả thực tiễn cao, bài thuốc chữa bệnh chàm cơ đại từ lá ổi vẫn được lưu truyền và áp dụng rộng rãi.

– Nguyên liệu: – Cách thực hiện:

Khi hái lá ổi về, bạn nhớ rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng để làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn. Cho lá ổi vào nồi đun sôi với 2 lít nước và đổ ra một cái chậu nhỏ. Chờ nước nguội bớt thì dùng để ngâm cho vùng da bị chàm da cơ địa. Trong quá trình ngâm, có thể dùng bã lá ổi chà nhẹ lên da để lớp vảy sừng bên trên được làm mềm và tự bong ra ngoài.

Một cách khác, bạn có thể lấy lá ổi tươi giã nát và thoa trực tiếp lên da. Để 20 phút sau mới lấy nước sạch rửa lại. Nên thực hiện vào mỗi buổi tối để cơn ngứa ngáy không quấy rầy giấc ngủ của bạn.

# Dùng khoai tây chữa bệnh chàm cơ địa

Khoai tây được biết đến như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho tiêu hóa và sức khỏe. Ngoài ra, nó còn giúp sát khuẩn, tẩy sạch tế bào khô cằn hình thành trên vùng da bị bệnh, đồng thời bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp các tế bào da mới nhanh được tái tạo.

– Nguyên liệu:

1 củ khoai tây nhỏ, chọn củ còn tươi, không sâu, không có mầm

– Cách thực hiện:

Gọt toàn bộ vỏ khoai tây, rửa sạch và đem say nhuyễn bằng máy xay sinh tố. sau khi rửa sạch vùng da bị bệnh thì đắp khoai tây lên. Dùng băng gạc băng cố định lại để khoai tây không bị rớt xuống. Giữ như vậy 30 phút rồi rửa lại da. Mỗi tuần thực hiện 3-4 lần. Mẹo chữa bệnh chàm cơ địa tại nhà này thích hợp cho những người bị chàm cơ địa trên diện tích nhỏ.

# Điều trị bệnh chàm cơ địa bằng chanh

Chanh chứa nhiều axit hữu cơ nên có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm sạch lớp vảy trên da. Đồng thời thành phần vitamin C trong chanh còn giúp bảo vệ vùng da bị bệnh khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, giúp cho tổn thương trên da nhanh lành hơn.

– Nguyên liệu: – Cách thực hiện:

Rau húng quế nhặt lấy lá, rửa sạch, cho vào cối xay nhuyễn. Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt và lọc bỏ hạt. Trộn nước cốt chanh chung với rau húng quế xay và thoa lên khu vực da cần điều trị. Để 20 phút rồi lấy nước ấm rửa lại. Cuối cùng bạn nên thoa thêm một lớp kem dưỡng ẩm để da không bị khô.

** Lưu ý: Trong quá trình thực hiện cách này da rất dễ bị bắt nắng. Vì vậy bạn không nên đi ra ngoài ngay sau khi đắp thuốc.

# Lá sim- khắc tinh của bệnh chàm cơ địa

Theo y học cổ truyền, lá sim có vị ngọt, chát, có tác dụng bổ máu, cầm máu, cố tinh. Nghiên cứu y học hiện đại cũng cho thấy lá sim chứa nhiều hoạt chất quý như ellagi tannim, taraxerol, acid betulinic, chất rhodomyrtone. Trong đó, đặc biệt nhất là chất rhodomyrtone có tác dụng tương tự như một loại kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh chàm cơ địa.

– Nguyên liệu: – Cách thực hiện:

Lá sim cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Khi nước sôi để lửa nhỏ liu riu cho đến khi thuốc cô đặc thành một dạng cao lỏng. Khi thuốc nguội lọc lấy nước cho vào một chai thủy tinh sạch, bảo quản trong tủ lạnh. Hàng ngày lấy cao lá sim thoa lên chỗ da bị chàm cơ địa, để da khô tự nhiên. Kết hợp thoa một lớp mỡ gà trống lên trên sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Nếu hợp thuốc, sau khoảng 10 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.

Với cách chữa bệnh chàm cơ địa bằng phương pháp dân gian bạn cần phải kiên trì và áp dụng thường xuyên thì mới có hiệu quả. Vì da cần thời gian nhất định mới có thể hấp thu dưỡng chất và tiến hành quá trình tái tạo da.

3. Cách điều trị bệnh chàm cơ địa bằng đông y

Việc sử dụng thuốc Tây hay thuốc dân gian hầu như chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh chàm cơ địa ở bên ngoài chứ không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Chính vì vậy mà sau khi ngưng dùng thuốc, bệnh có nguy cơ tái phát rất cao. Hơn nữ việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài sẽ khiến chúng ta gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe.

Thấu hiểu được những điều này, đội ngũ y bác sĩ và các chuyên gia hàng đầu tại Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Thuốc Dân Tộc đã nghiên cứu không ngừng nghỉ và cho ra đời bài thuốc “Thanh bì dưỡng can thang” giúp đặc trị bệnh chàm cơ địa hiệu quả. Bài thuốc này bao gồm nhiều loại thảo mộc tự nhiên quý hiếm nên rất an toàn, có thể dùng được cho mọi đối tượng.

Dựa trên cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh tình của mỗi bệnh nhân mà các thầy thuốc tại Trung tâm sẽ gia giảm, điều chỉnh liều lượng của các vị thuốc cho phù hợp với từng người. Nhờ vậy mà thuốc mang lại hiệu quả tận gốc, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy bệnh tình có sự chuyển biến rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.

Bài thuốc này được tạo thành từ các loại dược liệu như mò trắng, ích nhĩ tử, lá trầu không, ô liên rô và một số loại thảo dược quý theo công thức bí truyền.

Thuốc được dùng để ngâm và rửa vùng da bị bệnh nhằm mục đích sát trùng, làm mềm lớp da dày sừng bên ngoài. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi để thuốc bôi có khả năng thẩm thấu sâu vào bên trong và phát huy công dụng tốt hơn.

Thành phần bao gồm bí đao, tang bạch bì, thiên mã hồ, mật ong. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu mang đến tác dụng làm mềm và cải thiện sự đàn hồi cho da. Đồng thời kem bôi ngoài còn bổ sung các dưỡng chất tự nhiên giúp làn da khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt hơn khi gặp các tác nhân xâm hại từ bên ngoài.

Thuốc uống điều trị bệnh từ bên trong :

Thuốc có sự góp mặt của các thành phần như kim ngân hoa, bồ công anh, tang bạch bì… Những nguyên liệu này đều có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ gan thận đào thải các chất độc hại cho cơ thể, đồng thời kháng khuẩn, tiêu viêm.

Sự kết hợp giữa thuốc uống trong và thoa rửa bên ngoài sẽ mang lại hiệu quả toàn diện, lâu dài. Bệnh nhân sau khi dùng thuốc không chỉ “xóa sổ” được bệnh chàm cơ địa mà còn cải thiện sức khỏe rõ rệt.

Các lưu ý khi bị bệnh chàm cơ địa

Căn bệnh chàm cơ địa có thể xuất hiện và tái phát bất kì lúc nào. Vì vậy mà bạn cần phải thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:

Mỗi ngày da chúng ta tiếp xúc với bụi bẩn vi khuẩn, mồ hôi đồng thời tế bào chết tồn tại có thể là môi trường để bệnh chàm cơ địa xuất hiện. Chính vì vậy bệnh nhân nên tắm rửa thường xuyên, ít nhất mỗi ngày một lần sau khi hoàn tất các công việc thường ngày.

Mỗi lần chỉ nên tắm trong khoảng 5 phút với nước ấm, không nên tắm quá lâu sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Các loại xà phòng dịu nhẹ, có độ pH trung tính từ 4,5 – 6,5 là thích hợp nhất đối với người bị bệnh chàm cơ địa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một loại sữa tắm được đặc chế dành riêng cho người bị bệnh chàm cơ địa.

Không tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa:

Nếu thường xuyên sử dụng chúng hoặc làm việc trong môi trường chứa những chất độc hại này thì cần trang bị thêm bao tay, khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ dài tay. Như vậy sẽ hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh.

Trong không gian sống nhà bạn ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy công tác dọn dẹp, lau chùi nhà cửa, phòng ngủ và không gian sống xung quanh nên được đặc biệt chú trọng. Ngoài ra. người bị chàm cơ địa cũng không nên nuôi thú cưng như chó, mèo hay chuột hamster trong nhà.

Lựa chọn trang phục có chất liệu phù hợp:

Khi bị chàm cơ địa, chỉ cần một tác động nhỏ thôi da cũng có thể bị tổn thương nặng hơn. Chính vì vậy bạn nên tránh mặc quần áo có chất liệu dày, đồ len dạ khiến da bị cọ sát, ngứa ngáy. Thay vào đó nên lựa chọn trang phục được làm từ sợi cotton mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Thay quần áo thường xuyên và giặt giũ phơi ngoài nắng to cho thật khô trước khi mặc lại.

Các chất kích thích làm sức đề kháng của cơ thể yếu đi và khiến bệnh bùng phát. Vì vậy bạn không nên uống rượu bia hay hút thuốc lá khi đang bị chàm da cơ địa.

Da bị khô sẽ càng khiến cơn ngứa trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, người bệnh cũng nên chú ý dưỡng ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước, thoa kem dưỡng ẩm ngày 2-3 lần. Tốt nhất là nên thoa kem sau khi tắm và trước khi đi ngủ vào buổi tối.

Khói thuốc lá, phấn hoa, bụi bẩn, súc vật, ong, bướm…là những dị nguyên khi xâm nhập vào cơ thể có thể kích hoạt cơ thể giải phóng histamin- nguyên nhân gây ngứa ở bệnh chàm cơ địa. Do vậy bạn nên tránh xa các yếu tố này nếu cơn ngứa thêm trầm trọng.

Kiêng các thức ăn chế biến sẵn, các loại thức ăn có khả năng gây dị ứng như da gà, tôm, cua, đậu phộng, trứng, các loại thịt có màu đỏ giàu đạm. Tốt nhất bạn nên tăng cường rau, củ , quả trong khẩu phần ăn vì đây là nguồn bổ sung các vitamin và nguyên tố vi lượng dồi dào nhất cho da.

Bài viết trên đã đưa ra một vài thông tin giúp bạn hiểu rõ về bệnh chàm cơ địa cũng như biết được những cách điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn tìm ra được một phương pháp chữa bệnh chàm viêm da cơ địa phù hợp để sớm loại bỏ được bệnh dứt điểm.