Xem Nhiều 4/2024 # Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Dạ Dày Giúp Giảm Đau Tức Thời # Top 1 Yêu Thích

Theo y học cổ truyền, đau dạ dày là chứng “vị quản thống”. Chứng bệnh này khởi phát do ăn uống không điều độ, lo lắng quá mức, làm việc nặng nhọc và nóng giận kéo dài khiến khí trệ ở Tỳ và Vị. Từ đó làm giảm chức năng của hai cơ quan và gây ra triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, nôn mửa, buồn nôn,…

Để làm giảm bệnh lý này, dân gian thường áp dụng các bài thuốc làm tiêu khí trệ, hoạt huyết, kiện Tỳ và bổ Vị. Tuy nhiên việc áp dụng bài thuốc chỉ đem lại hiệu quả sau khi áp dụng một thời gian dài. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng thuốc, y học cổ truyền còn ứng dụng phương pháp bấm huyệt nhằm nhằm chữa đau dạ dày tức thời.

Bấm huyệt sử dụng lực bàn tay/ ngón tay để điểm vào huyệt vị nhằm giải phóng khí trệ và tăng cường lưu thông máu. Ngoài ra tác động vào những huyệt vị có mối liên hệ với dạ dày còn thúc đẩy chức năng co bóp, tiêu hóa và bài tiết dịch vị của cơ quan này.

Nếu cơn đau dạ dày phát sinh thường xuyên, bạn có thể thực hiện xoa bóp và bấm huyệt để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên bấm huyệt chỉ đem lại tác dụng tạm thời, vì vậy bạn nên phối hợp với việc sử dụng thuốc để tác động toàn diện đến bệnh lý.

Với những trường hợp đau dạ dày cấp tính có mức độ nghiêm trọng, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng acid,… để giảm cơn đau nhanh chóng. Còn nếu đau dạ dày là mãn tính lâu năm thì người bệnh nên kết hợp dùng Đông y để triệt để căn nguyên, phục hồi thể trạng toàn diện hơn. Vì khi này, bấm huyệt thường không đem lại cải thiện lâm sàng.

Thực hiện xoa bóp – bấm huyệt chữa đau dạ dày

1. Thao tác xoa bóp

Trước khi tác động trực tiếp lên huyệt vị, bạn có thể xoa bóp vùng bụng để kích thích tuần hoàn máu, làm nóng cơ quan này và tăng cường nhu động ruột.

Xoa vuốt vùng bụng: Nằm thẳng trên giường, giữ vùng bụng thư giãn và tránh căng cơ. Người thực hiện đặt hai bàn tay ở vùng rốn, sau đó dùng hai tay trượt lên nhau theo chiều kim đồng hồ để làm nóng vùng bụng.

Nắn bóp cơ bụng: Dùng tay bóp nhẹ cơ bụng và kéo lên cao, sau đó thả xuống. Thực hiện vài lần để tăng cường tuần hoàn máu. Có thể kết hợp nắn bóp cơ với nhào cơ để kích thích sâu vào bên trong cơ quan tiêu hóa.

Day ấn theo khung đại tràng: Sử dụng các đầu ngón tay day ấn nhẹ dọc theo khung đại tràng.

Ấn cơ: Đặt bàn tay ở vùng bụng ngoài, ấn nhẹ ngón giữa và áp út sau đó trượt dần về phía bên này bụng.

Rung cơ: Dùng bàn tay nắm vùng cơ bụng (ở chính giữa) sau đó nhấc nhẹ lên và rung với tần số nhanh.

Lắc cơ bụng: Áp 2 lòng bàn tay vào bụng, sau đó lắc cơ bụng trực tiếp.

Lắc cơ bụng gián tiếp: Nắm chặt hai cổ chân, sau đó rung lắc chân để cơ bụng rung lắc một cách gián tiếp.

Ngoài ra, xoa bóp còn giúp cơ thể quen với tác động từ bàn tay và hạn chế tình trạng đau nhức khi day ấn huyệt vị. Trước khi bấm huyệt chữa đau dạ dày, bạn cần xoa bóp theo trình tự sau:

Khi xoa bóp vùng bụng, có thể sử dụng dầu để làm nóng cơ quan này.

2. Day ấn huyệt vị

Day ấn huyệt vị giúp tác động trực tiếp đến cơn đau dạ dày. Ngoài ra, day ấn vào các huyệt đạo có mối tương quan với hệ tiêu hóa còn thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện chức năng và làm giảm một số bệnh lý ở cơ quan này.

Day ấn huyệt Trung Quản:

Bấm huyệt chữa đau dạ dày được thực hiện như sau:

Huyệt Trung Quản nằm ở vùng bụng, đo từ rốn lên khoảng 4 thốn. Huyệt nằm ở vị trí giữa 2 bờ sườn.

Bấm huyệt Túc Tam Lý:

Sử dụng ngón tay cái bấm vào huyệt vị này với lực mạnh cho đến khi có cảm giác tê tức lan tỏa vào bên trong dạ dày. Day ấn huyệt vị này trong khoảng 1 – 3 phút có tác dụng giảm cơn đau dạ dày, cải thiện chức năng co bóp và bài tiết dịch vị.

Túc Tam Lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vị. Huyệt có tác dụng bổ Tỳ, kiện Vị, giúp lưu thông khí huyết, cải thiện miễn dịch, chống co thắt dạ dày,…

Bấm huyệt Nội Quan:

Huyệt nằm ở mặt ngoài đầu gối, đo từ đầu gối xuống khoảng 3 thốn (5.4cm). Tương tự như huyệt Trung Quản, với huyệt Túc Tam Lý bạn cũng sử dụng ngón tay cái bấm với lực mạnh sao cho có cảm giác căng tức lan xuống bàn chân. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ ngày để làm giảm cơn đau và cải thiện chức năng của dạ dày.

Huyệt Nội Quan có tác dụng điều trị các chứng bệnh ở Tâm (tim) và Vị (dạ dày). Huyệt nằm trên lằn chỉ tay khoảng 2 thốn, ở giữa gân cơ gan tay bé và gan tay lớn.

Sử dụng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt trong 2 phút sao cho có cảm giác căng tức tại chỗ. Tác động vào huyệt vị này có khả năng điều khí cho cơ thể, giảm triệu chứng đau dạ dày do viêm loét dạ dày tá tràng, giảm đau vùng ngực, động kinh và mất ngủ.

Huyệt Thái Xung nằm ở mu bàn chân, cách kẽ giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ 1.5 thốn đo lên. Để giảm đau dạ dày, bạn day ấn huyệt bằng ngón tay cái để gây cảm giác căng tức tại chỗ trong khoảng 2 phút.

Bấm huyệt Thiên Xu:

Nên day ấn huyệt Thái Xung đều đặn 2 lần/ ngày ( sáng sớm và trước khi đi ngủ) để giảm tần suất và mức độ của cơn đau thượng vị.

Day ấn huyệt Cự Khuyết:

Huyệt Thiên Xu nằm ngang rốn, cách khoảng 2 thốn đo ngang. Dùng tay day ấn mạnh vào huyệt trong khoảng 1 – 3 phút nhằm giảm đau dạ dày, trị táo bón, tắc ruột, tiêu chảy,… Tuy nhiên không được bấm huyệt vị này cho phụ nữ mang thai vì có thể kích thích chuyển dạ sớm.

Huyệt Cự Khuyết nằm ở chỗ lõm của chấn thủy hoặc đo từ rốn lên khoảng 6 thốn. Day ấn huyệt vị này có tác dụng trị đau thượng vị, ợ chua, nôn mửa, mệt mỏi, tiêu hóa kém,… Khi ấn huyệt vị này, cần sử dụng lực vừa phải để tránh gây tổn thương gan.

Giảm đau dạ dày bằng bấm huyệt cần lưu ý điều gì?

Bấm huyệt chữa đau dạ dày là phương pháp khá an toàn và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên ở những trường hợp thiếu thận trọng khi áp dụng hoặc áp dụng không đúng cách có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.

Không nên bấm huyệt cho người đang mang thai hoặc người vừa phẫu thuật bụng.

Người thực hiện nên cắt ngắn móng và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi xoa bóp – bấm huyệt.

Không tác động lên những vùng da có vết thương hở hoặc đang bị nhiễm trùng.

Phải thực hiện bấm huyệt thường xuyên để ngăn chặn cơn đau tái phát. Thời điểm bấm huyệt thích hợp nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ và sáng sớm sau khi thức dậy.

Bấm huyệt chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời nên không thể thay thế cho các biện pháp tác động chuyên sâu.

Sử dụng lực tương ứng với từng huyệt vị. Tránh tác động lực mạnh lên những huyệt vị nhạy cảm.

Nếu không thể xác định được vị trí huyệt, bạn có thể tìm gặp bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể.

Tránh bấm huyệt khi vừa mới ăn no hoặc khi bụng quá đói.

Vì vậy khi thực hiện bấm huyệt để giảm đau dạ dày, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

Bấm huyệt chữa đau dạ dày là một trong những cách chữa bệnh từ y học cổ truyền. Cách chữa này có ưu điểm là dễ thực hiện, ít tốn kém và hầu như không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên bấm huyệt có một số mặt hạn chế còn tồn tại như khả năng giảm đau không cao và chỉ có tác dụng tạm thời.

Theo lời khuyên của các chuyên gia Y học cổ truyền, để có hiệu quả chữa bệnh toàn diện nhất, người bệnh nên kết hợp bấm huyệt với bài thuốc Đông y. Vì bấm huyệt có mục đích lưu thông khí huyết để kích thích tiêu hóa trong khi thành phần dược liệu của thuốc Đông y cũng có dược tính hoạt huyết, bổ tỳ, kháng viêm, tiêu sưng. Điều trị theo cách này đảm bảo nguyên lý “thiên nhân hợp nhất” trong Y học cổ truyền. Từ đó có thể mang lại hiệu quả nhanh và tốt hơn.

VTV2 Vì sức khỏe người Việt: Đồng hành cùng chúng tôi Tuyết Lan giới thiệu bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả nhất hiện nay của Thuốc Dân Tộc