Thịnh Hành 4/2024 # Cách Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu Và Phòng Tránh Cảm Lạnh Khi Giao Mùa # Top 9 Yêu Thích

Bà bầu bị cảm cúm, cảm lạnh có nguy hiểm không?

Khi chị em nói rằng mình bị cảm trong thai kỳ thì cần phân biệt rõ giữa cảm lạnh và cảm cúm. Cách phòng và điều trị của 2 bệnh này khác nhau. Đặc biệt là khi mẹ bầu bị cảm cúm, virus gây cảm cúm không chỉ ảnh hưởng đến thai phụ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi rất lớn.

Cảm lạnh là do siêu vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc miệng. Có nhiều loại virus khác nhau gây cảm lạnh (có trên 100 virus). Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus influenza gây ra. Có 3 loại cảm cúm chính là A, B và C.

+ Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng đầu: Nếu bà bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm. Với các máy siêu âm 4D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…hay dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não… Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản.

+ Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng giữa: Khi các mẹ đã mang thai tháng thứ 4, 5, 6 thì cũng không nên quá lo lắng khi bị cảm cúm. Bởi từ tháng thứ 4, bà bầu đã vượt qua 3 tháng đầu của thai kỳ. Bây giờ là giai đoạn hình thành nên các tổ chức cố định của thai, những tai biến sản khoa thường sẽ ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi hơn ở những giai đoạn khác. Tuy nhiên mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan, hãy duy trì lịch khám thai định kỳ để kiểm soát tình hình sức khỏe của bản thân cũng như kịp thời phát hiện ra những biểu hiện bất thường ở thai nhi.

+ Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối: Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, việc bà bầu bị cảm cúm không cần gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như 3 tháng đầu hoặc giai đoạn giữa thai kì. Ở thời kì này, thai nhi cũng đã hình thành và phát triển đến mức độ nhất định. Tuy ở giai đoạn cuối thai kì an toàn hơn các giai đoạn còn lại, song phụ nữ đang mang thai vẫn nên hết sức thận trọng khi chữa trị cảm cúm. Đối với những trường hợp có biểu hiện sốt nhẹ, hãy chườm mát tự nhiên để nhiệt độ cơ thể ổn định. Không dùng thuốc hạ sốt bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

Cách tránh cảm lạnh cho bà bầu trong mùa lạnh

Kích thích tố biến động tàn phá hệ thống miễn dịch của bạn. Màng nhầy trở nên sưng lên trong thời kỳ mang thai,nó mất nhiều thời gian cho bạn để có thể khôi phục một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Bạn không thể dùng thuốc nhiều khi bạn đang trong giai đoạn bầu bí. Do vậy bạn nên biết một số cách đối phó với ho và cảm lạnh. Cách tránh cảm lạnh và ho cho bà bầu mang thai trong mùa lạnh:

+ Lời cảnh báo: Dù có bất kỳ triệu chứng nàoNó rất quan trọng để nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất cứ biện pháp khắc phục nào, ngay cả đó là biện pháp tự nhiên. Thực tế là các loại thảo mộc và các thành phần hữu cơ vẫn có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Và chỉ có bác sĩ của bạn có thể đảm bảo tình trạng an toàn với bạn.

+ Dùng vitamin trước khi sinh em bé: Hãy sử dụng Vitamin trước khi sinh được sự cho phép bới các bác sĩ nó có thể không trực tiếp chữa bệnh ho hay lạnh, nhưng nó có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, tổng thể cũng là để cơ thể của bạn có thể chống lại nhiễm trùng.

+ Ngủ nhiều như bạn có thể: Nghỉ ngơi và ngủ giúp tăng cường dự trữ năng lượng của cơ thể để nó có thể tự lành. Ho và cảm lạnh có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm vi-rút hoặc nhiễm trùng khác, vì vậy bạn nên cố gắng kiềm chế và kiểm soát trước khi nó tiến đến một cái gì đó nghiêm trọng hơn. Bạn cũng có thể bị nghẹt mũi và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý bạn giảm bớt sự khó chịu hơn. Một nguồn cứu trợ khác là hít hơi nước. Nếu bạn có một chiếc máy hơi nước hay xông tinh dầu thì quá tốt. Nhưng nếu không có, hãy thử đặt một vài giọt dầu khuynh diệp vào cốc lớn của nước nóng và sau đó nghiêng cốc để bạn có thể hít hơi nhiều hơn. Sinh con 2024 – đặt tên con 2024!

+ Hãy uống nhiều chất lỏng: Hãy thử uống nước cam tươi hoặc nước ép dứa, chúng rất giàu vitamin C. Chúng ta đều biết là Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tốt như thế nào. Nó cũng là một chất chống histamine tự nhiên. Và nếu bạn đang cảm thấy nghẹt mũi, khó thở thì nó có tác dụng tốt cho các xoang của bạn và giảm tiết chất nhầy hơn. Bạn cũng có thể thử ép chanh vào một tách nước nóng, và thêm một chút mật ong. Điều này sẽ giúp làm dịu cổ họng bị ngứa. Những người khác như súc miệng bằng nước muối.

+ Hãy ăn tỏi: Tỏi có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Nhấm nháp một miếng bánh mì nướng tỏi, hoặc ăn một đĩa mì ống với dầu ô liu và tỏi (độ mềm của mì ống cũng là lý tưởng nếu cổ họng của bạn cảm thấy đau đớn bất cứ khi nào bạn nuốt).

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu không dùng thuốc

Khi mang thai, hệ miễn dịch ở các thai phụ thường bị suy giảm. Bà bầu bị cảm cúm, cảm lạnh hay bị sốt sổ mũi là trường hợp thường thấy trong suốt thai kỳ. Nếu không chăm sóc thật kĩ, mẹ bầu không chỉ lâu khỏi bệnh, gây mệt mỏi trong người mà còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Vì đang mang thai nên các mẹ bầu bị cảm không thể dùng thuốc tùy tiện để chữa trị.

+ Uống nước tỏi giã: Giã tỏi nhỏ rồi pha với nước uống. Tuy hơi khó uống nhưng có tác dụng tốt với bà bầu bị cúm. Trong suốt quá trình mang thai bà bầu cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường, có thể kết hợp tỏi trong các món ăn sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

+ Nước gừng đường đỏ: Khi bị lạnh hoặc có dấu hiệu sắp bị cảm lạnh, bà bầu nên uống một cốc nước gừng đường đỏ nóng, sau đó nên giường ngủ một giấc sẽ thấy đỡ mệt hơn. Cũng có thể ăn củ hành sống, tỏi tươi để phòng cảm và khống chế vi khuẩn gây bệnh cho đường ruột.

+ Bổ sung kẽm: Khi thiếu kẽm, chức năng phòng ngự của đường hô hấp kém hơn. Vậy nên bà bầu có thể bổ sung một số thực phẩm giầu kẽm như hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ để phòng ngừa bệnh cúm.

+ Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng loại trừ các loại chất có hại, oxy hóa trong cơ thể, đồng thời có chức năng phòng chống và nâng cao vận động lông tơ, mao mạch đường hô hấp. Bà bầu nên bổ sung vitamin C hoặc ăn nhiều thực phẩm giầu vitamin C như cà chua, súp lơ,ớt, quýt, dâu tây, quả kiwi, dưa hấu, nho …

+ Súc miệng bằng nước muối: Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu nên súc miệng bằng nước muối vào sáng sớm sau đó uống nửa cốc nước lọc, như thế không những giúp phòng cảm mà còn rất có ích cho sức khỏe của răng lợi. Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bà bầu bị chảy máu chân răng sẽ dễ mắc viêm lợi.

+ Rửa mặt bằng nước lạnh vào sáng sớm: Nghe có vẻ thiếu hợp lý trong thời tiết lạnh giá như thế này nhưng các chuyên gia khuyên rằng, nếu bà bầu thức dậy dùng nước lạnh rửa mặt thì có thể tăng cường khả năng chống cảm. Buổi tối có thể dùng nước ấm để rửa mặt tránh gây kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ.

+ Duy trì độ ẩm trong phòng: Mùa đông độ ẩm không khí thấp, nếu dùng thêm sưởi trong phòng thì không khí dễ bị khô, mà không khí khô tạo điều kiện cho virus sinh trưởng và phát triển trong đường hô hấp. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng máy làm ẩm và giữ độ ẩm trong phòng khoảng 45% là tốt nhất.

+ Nghỉ ngơi hợp lý: Trong thời gian mang thai, chế độ nghỉ ngơi hợp lý là cần thiết để phục hồi năng lượng và sức khỏe cho bà bầu. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để thư giãn nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vận động để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể phòng chống cúm.

+ Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc và chất có cồn: Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm và bệnh về đường hô hấp cho bà bầu. Còn rượu và các chất có cồn khiến cơ thể bà bầu luôn rơi vào tình trạng mất nước và làm giảm hệ miễn dịch của cơ thể.

Những phương pháp chữa cảm cúm cho bà bầu trên không chỉ dùng được với các bà bầu bị cảm mà ngay cả người bình thường cũng có thể áp dụng. Đó là những cách điều trị vừa hiệu quả vừa an toàn, giúp bạn nhanh chóng bình phục mà không để lại một số hậu quả như nhờn thuốc, suy giảm miễn dịch, dị ứng thuốc…