Đề Xuất 5/2024 # Chàm Môi Là Bệnh Gì? Cách Chữa Trị Hết Chàm Miệng Tận Gốc # Top 3 Yêu Thích

Bệnh chàm môi gây nên tình trạng đau rát, bong tróc, nứt nẻ chảy máu môi ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy cần nhận biết kịp thời các biểu hiện và chữa trị tận gốc tránh để kéo dài tình trạng bệnh nghiệm trọng và khó điểu trị hơn.

Chàm môi được xếp là một trong những loại bệnh lý trên da có tên khoa học là Eczema. Bản chất đây là một loại viêm da dị ứng khiến vùng da môi hoặc xung quanh miệng bị tổn thương gây đau rát, khó chịu.

Dựa vào các biểu hiện trên da, chàm môi được chia thành 2 loại: Chàm nhẹ và chàm nặng. Tuy loại bệnh nay không gây hại cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ, giao tiếp hàng ngày, gây cảm giác khó chịu, không thoải mái làm giảm chất lượng cuộc sống.

II/ Triệu chứng bệnh chàm môi

✪ Biểu hiện bị chàm môi nhẹ

Ban đầu khi môi bị chàm chỉ xuất hiện tình trạng khô môi, lớp da môi nứt nẻ và bong tróc thành từng mảng trắng lớn nhỏ khác nhau rất giống với hiện tượng nẻ môi, vì vậy rất nhiều người chủ quan và không phát hiện ra bệnh.

✪ Biểu hiện bị chàm miệng nặng

Lâu ngày nếu không được phát hiện và chữa trị tình trạng chàm môi càng trở nên nặng hơn. Vùng mép, viền môi sưng đỏ, xuất hiện các mụn nước, vết lở loét. Nếu gãi hay chạm tay vào sẽ khiến mụn nước vỡ vùng da bị nhiễm trùng gây chảy máu, đay rát khó chịu ảnh hưởng tới việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

III/ Nguyên nhân bị chàm môi

Để có hướng điều trị hiệu quả, dứt điểm trước tiên bạn cần phải biết bệnh chàm môi được hình thành do đâu? Theo chuyên gia da liễu, có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động gây ra bệnh chàm môi với các nguyên nhân cụ thể như sau:

Môi khô rát, bong tróc do thiếu độ ẩm, cơ thể không được cung cấp đủ nước

Dối loạn hệ bài tiết bên trong, nội tiết tố khi bắt đầu tuổi dậy thì

Bị căng thẳng, stress, áp lực khiến suy giảm hệ miễn dịch làm da yếu đi và nhiễm bệnh

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến môi bị viêm da dị ứng

Sử dụng son, mỹ phẩm dưỡng môi kém chất lượng, chứa nhiều chì hóa chất độc hại khiến môi bị nhiễm độc

Thực hiện phun xăm thẩm mỹ với chất lượng mức xăm kém khiến da môi tổn thương

Thực phẩm ăn uống hàng ngày gây kích ứng da

IV/ Bệnh chàm môi kiêng ăn gì? Chàm môi có lây không?

4.1 Bị chàm môi kiêng ăn gì?

Để hỗ trợ quá trình chữa trị và giảm khả năng lây lan sang các vùng xung quanh, bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày như sau:

Các loại hải sản: Tôm, cua, mực, ngao, bạch tuộc,….

Bé bị chàm quanh miệng kiêng ăn thịt bò, thịt gà

Nội tạng động vật

Thực phẩm vị chua chứa nhiều vitamin C, axit

Những thức ăn cay nóng

Thực phẩm chế biến sẵn

Đường

❖ Thực phẩm nên ăn

Dầu ăn triết xuất từ các loại hạt khô: Hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ,…

Các loại trái cây, rau củ quả xanh

Thực phẩm chứa nhiều kém, các loại vitamin

Uống nhiều nước

4.2 Bệnh chàm môi có lây không?

Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân gây ra bệnh chàm môi không xuất phát từ vi khuẩn hay virus nên bạn hoàn toàn yên tâm chàm môi không thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp hay giao tiếp hàng ngày.

Tuy nhiên, loại bệnh lý này có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác trên cùng một cơ thể nhanh chóng, nếu không chữa kịp thời chàm môi sẽ lan rộng vùng da xung quanh môi.

V/ Cách chữa trị chàm môi bằng dân gian hết ngứa – rát tại nhà

5.1 Mẹo chữa chàm môi bằng dầu dừa đơn giản

Dầu dừa hay các loại dầu thực vật khác chứa rất nhiều vitamin E giúp cung cấp độ ẩm cần thiết làm da môi mềm mượt hơn tránh tình trạng bong tróc, nứt nẻ chảy máu.

Vệ sinh sạch vùng môi và vùng da xung quanh

Lấy tăm bông thấm dầu dừa và thoa đều lên môi

Giữ nguyên để dầu dừa khô tự nhiên

Sau khoảng 1 – 2 tiếng lau lại môi với nước ấm

5.2 Cách trị chàm quanh miệng bằng mật ong

Mật ong không chỉ cung cấp độ ẩm cần thiết làm mềm dịu môi mà còn có công dụng diệt khuẩn khiến tình trạng chàm môi giảm đau rát nhanh chóng. Hãy sử dụng mật ong thường xuyên 3 – 4 lần/tuần bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trên môi mình.

Lau sạch môi, viền môi và vùng da xung quanh miệng

Sau đó thoa đều một lớp mỏng mật ong lên môi

Ủ trong khoảng 35 – 45 phút rồi vệ sinh sạch lại môi bằng nước ấm

5.3 Sử dụng thuốc bôi trị chàm môi

Trước khi sử dụng thuốc bôi để điều trị bệnh chàm môi, bạn nên tới bác sĩ da liễu khám và tham khảo dùng loại thuốc phù hợp với tình trạng da và cơ địa của mình. Tránh dùng các loại thuốc hoặc kem bôi có tính tẩy, hóa học mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi.

Chú ý, hãy bôi thuốc với liều lượng và thời gian theo chỉ định của bác sĩ, không liếm hoặc chạm và vùng môi đang bôi thuốc để hiệu quả chữa trị được tốt nhất.

Chú ý: Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể sử dụng, củ tỏi, lá ổi, dầu oli, dầu triết xuất từ các loại hạt khô để hỗ trợ chữa bệnh chàm môi tại nhà vừa đơn giản vừa cho hiệu quả cao.

VI/ Phương pháp điều trị chàm môi dứt điểm – tận gốc

Dù không gây hại cho sức khỏe nhưng chàm môi lại ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là đây là loại bệnh lý rất khó điểu trị dứt điểm tận gốc nếu không lựa chọn phương pháp phù hợp, hiệu quả cao.

Thông thường với tình trạng môi bị chàm nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc hoặc kem bôi để cũng cấp dưỡng chất, ngăn chặn bệnh lây lan, phát triển nhằm điều trị dứt điểm tình trạng trên.

Đối với các trường hợp nặng ở người lớn có thể kết hợp dùng kèm thuốc uống để điều trị nhanh chóng có hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi hay uống đều phải có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và có được kết quả điểu trị tốt nhất.

Hiện nay, công nghệ này đang được áp dụng tại số ít các cơ sở thẩm mỹ, bênh viện uy tín trong đó có Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam. Chỉ sau 30 – 40 phút vết chàm bớt gần như được khấc phục hoàn toàn mà không để lại sẹo.

VẾT CHÀM BỚT KHIẾN BẠN LO LẮNG VÀ TỰ TI?

Liên hệ ngay để được chuyên gia tư vấn trực tiếp cách điều trị nhanh nhất