Đề Xuất 5/2024 # Suy Tim Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Chữa Bệnh Suy Tim # Top 3 Yêu Thích

Suy tim là tình trạng tim không đáp ứng được với khối lượng công việc của nó và không bơm máu đi khắp cơ thể được một cách hiệu quả.

Suy tim được phân loại theo từng cấp độ, theo chức năng của tim, theo tính chất tiến triển và theo vị trí. Tuy nhiên dù ở loại nào thì suy tim cũng đều nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Những người bị suy tim thường máu sẽ vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Khi số lượng máu cung cấp không đủ, các buồng tim có thể đáp ứng bằng cách giãn ra để giữ được nhiều máu. Tuy giúp cho máu có thể được vận chuyển liên tục trong hệ tuần hoàn nhưng sẽ làm cho cơ tim yếu dần và không thể làm việc hiệu quả nữa.

Thận có thể phản ứng lại bằng cách giữ lại muối và các chất dịch trong cơ thể. Lâu dần các chất dịch bị ứ đọng trong các bộ phận của cơ cơ thể sẽ gây ra tình trạng sung huyết.

*Những cấp độ của bệnh suy tim :

Mức độ suy tim của người bệnh được đánh giá dựa trên triệu chứng cơ năng và khả năng vận động gắng sức, chia làm 4 cấp độ:

+ Suy tim cấp độ 1: được xem là suy tim tiềm tàng, người bệnh vẫn có thể vận động thể lực và sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi hay đau tức ngực. Rất khó để phát hiện suy tim ở giai đoạn tiềm tàng này.

+ Suy tim cấp độ 2: suy tim nhẹ, khi nghỉ ngơi thì bệnh nhân không cảm thấy triệu chứng gì nhưng khi vận động gắng sức thì nhận thấy khó thở, mệt mỏi và đánh trống ngực. Các dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua hoặc quá nhẹ để bệnh nhân có thể xem là triệu chứng bệnh lý.

+ Suy tim cấp độ 3: suy tim trung bình. Vào giai đoạn này, bệnh nhân bị hạn chế khá rõ rệt trong khi vận động, sinh hoạt hàng ngày. Khi nghỉ ngơi, các triệu chứng thuyên giảm, nhưng khi vận động gắng sức thì bị khó thở dữ dội, thở hổn hển, mệt mỏi, đánh trống ngực. Bệnh nhân lúc này bắt đầu cảm thấy lo lắng và đến bệnh viện để thăm khám. Chính vì thế, việc điều trị thường bắt đầu vào giai đoạn 3 của suy tim.

+ Suy tim cấp độ 4: suy tim nặng. Bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, gần như không thể thực hiện trọn vẹn bất kỳ vận động thể lực nào, sinh hoạt hàng ngày trở nên rất khó khăn và chỉ có thể thực hiện được các việc nhẹ, tình trạng khó thở xuất hiện cả trong lúc nghỉ ngơi. Bệnh nhân phải nhập viện thường xuyên hơn.

Nguyên nhân của bệnh suy tim

Sự tổn thương cơ tim chính là nguyên nhân gây ra suy tim. Một số căn nguyên sau đây có thể khiến cho cơ tim bị tổn thương:

+ Bệnh động mạch vành : là bệnh lý xảy ra khi động mạch cấp máu cho tim bị hẹp, do các mảng xơ vữa hoặc do sự co thắt mạch, dẫn đến tim bị thiếu oxy, gây đau thắt ngực.

+ Điển hình là nhồi máu cơ tim : các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch vành bị tắc nghẽn đột ngột, ngăn chặn sự lưu thông máu đến các tế bào cơ tim, làm tổn thương cơ tim và khu vực không được cấp máu đó sẽ không thể hoạt động bình thường.

+ Bệnh cơ tim: tổn thương cơ tim còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác ngoài các vấn đề về động mạch hoặc lưu thông máu, chẳng hạn như tình trạng nghiện rượu, hút thuốc lá lâu ngày hoặc sử dụng ma túy.

+ Những bệnh lý mãn tính khiến tim hoạt động quá sức: bao gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh van tim (như hở van tim), bệnh tuyến giáp (như ), , đái tháo đường hoặc các khiếm khuyết ở tim, đây đều có thể là nguyên nhân dẫn đến suy tim. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh kể trên có nguy cơ mắc suy tim cao hơn.

+ Bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc ảnh hưởng đến cơ tim.

Dấu hiệu và cách chữa bệnh suy tim

*Dấu hiệu của bệnh suy tim :

Khi bị suy tim, cơ thể bạn sẽ có các dấu hiệu như: Khó thở khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi, đặc biệt là các hoạt động mạnh hoặc có tính liên tục, người mệt mỏi, phù chân, có dịch tụ trong khoang màng bụng.

*Cách chữa bệnh suy tim :

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh suy tim, các phương pháp điều trị đều chỉ giúp kiểm soát các triệu chứng và giúp mọi người sống tích cực hơn. Một số loại thuốc sau đây có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp và hoạt động bơm máu của tim:

+ Thuốc ức chế men chuyển

+ Thuốc ức chế thụ thể

+ Thuốc chẹn thụ thể beta

+ Thuốc lợi tiểu

+ Thuốc đối kháng aldosterone

Ngoài ra, để phòng ngừa và cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy tim, bạn nên có một lối sống lành mạnh như: Cố gắng giảm hoặc không hút thuốc, kiểm soát căng thẳng, giữ cân nặng của mình luôn ở mức ổn định, có chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, hạn chế ăn nhiều chất béo và cholesterol, kiểm soát bệnh tiểu đường, tập thể dục nhẹ nhàng để lưu thông máu tốt hơn..