Thịnh Hành 5/2024 # Bệnh Nấm Móng Tay, Chân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm # Top 9 Yêu Thích

Bệnh nấm móng tay, chân là một bệnh lý về da rất khó điều trị. Bệnh gây ra lở loét, bong tróc khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe người bệnh. Vậy làm sao để thoát khỏi căn bệnh phiền toái này, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách điều trị dứt điểm bệnh nấm móng tay, chân.

Bệnh nấm móng là gì?

Bệnh nấm móng là hiện tượng bị nhiễm nấm ở phần móng tay, móng chân khiến chúng trở nên mỏng hơn, chuyển sang màu trắng, vàng hoặc nâu. Bệnh gây ra do nấm xâm nhập qua các vết thương hở trên da, làm cho móng bị đổi màu, trông dày hơn, bị ăn mòn và có thể gây đau.

Các loại nấm gây ảnh hưởng đến những phần khác nhau của móng. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến nhiễm trùng có thể lây lan sang các móng khác và da.

Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để nấm phát triển. Những người dễ bị đổ mồ hôi ở bàn tay, bàn chân rất dễ mắc bệnh nấm móng.

Nguyên nhân gây ra bệnh nấm móng tay, chân

Nguyên nhân đầu tiên dễ gây ra bệnh nhất là yếu tố vệ sinh. Những người có thói quen không sạch sẽ, đặc biệt là ở vùng móng tay, móng chân tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển.

Bên cạnh đó, môi trường sống không đảm bảo, tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bẩn hay hóa chất độc hại, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh nấm hay xuất hiện ở vùng móng chân, móng tay và đôi khi là ở tóc. Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra nên khả năng lây lan rất nhanh. Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm là môi trường thuận lợi để nấm sinh sôi và phát triển.

Lây nhiễm cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh nấm móng tay, móng chân. Bệnh có khả năng lây lan từ móng này qua móng khác, từ người này qua người khác nếu dùng chung dụng cụ cá nhân, nguồn nước,…

Những người có cơ địa dễ tổn thương và nhiễm nấm, thường xuyên bị chấn thương ở móng tay, móng chân, dùng găng tất trong thời gian dài cũng rất dễ mắc bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nấm móng tay, chân

Triệu chứng dễ thấy nhất khi bị mắc phải bệnh này là móng thay đổi thành màu trắng, nâu hoặc vàng. Chúng có dấu hiệu lan rộng, làm móng dày lên hoặc bị nứt.

Khi bị nhiễm trùng, móng thường dày hơn bình thường và bị biến dạng. Bề mặt của móng bị sần sùi, có lớp vảy, trên móng xuất hiện các lằn dọc lằn ngang và không còn sáng bóng như lúc đầu.

Móng bị mềm và rất dễ gãy. Khi bị nhiễm nấm, móng có thể màu vàng, đôi khi có một vài chấm trắng xuất hiện trên móng sau đó to lên. Nấm mọc bên dưới móng làm móng bị lỏng, dễ tách ra khỏi nền móng tay. Nấm có thể lây lan đến các vùng da xung quanh móng.

Khi bệnh bắt đầu nặng, các triệu chứng ở trên sẽ nhanh chóng lan ra khắp các móng tay, móng chân. Gây sưng đỏ, ngứa ngáy và đau nhức ngay cả khi không tác động vào móng.

Những triệu chứng do bệnh gây ra khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

Bệnh nấm móng gây ra tác hại gì?

Khi bị nhiễm bệnh nấm móng, người bệnh sẽ phải hứng chịu những cơn đau nhức do bị nấm gặm nhấm.

Khi bệnh chuyển biến nặng, nấm móng tàn phá gây ra rụng móng, có thể dẫn đến nhiễm trùng lan ra khắp tay chân. Người bệnh có thể bị suy giảm miễn dịch do thuốc và tiểu đường.

Nếu nấm ăn sâu, móng sẽ bị ăn mòn sâu vào thịt gây ra mùi hôi và bắt đầu mưng mủ. Điều này gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ khiến người bệnh khó khăn trong giao tiếp với người khác.

Móng là nơi che chắn, bảo vệ mạng lưới thân kinh ở các đầu ngón, giúp tăng độ nhạy cảm của xúc giác. Nếu bệnh nấm móng nặng khiến móng bị biến dạng, mất chức năng bảo vệ và gây nhiễm trùng sâu.

Bệnh nấm móng có thể lây sang người khác thông qua việc cầm nắm, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Cách điều trị bệnh nấm móng tay chân.

Bệnh nấm móng thường rất khó điều trị, thường phải mất 3 – 6 tháng, đôi khi là 12 tháng tùy theo cơ địa của mỗi người và tình trạng của bệnh.

Điều trị bằng Tây y

Thuốc bôi: Cách trị nấm móng tùy thuộc vào loại nấm, thời gian bạn bị nhiễm nấm mà có thể sử dụng các loại bôi sau đây: Kem hoặc pommade Ketoconazol, Canesten, Exoderil,…

Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương của móng, tiến hành bôi thuốc lên bề mặt quanh móng, mỗi ngày 2 – 3 lần. Ban đêm nên dùng băng nhựa bịt để giữ thuốc qua đêm.

Thuốc uống: Itraconazol là thuốc đặc hiệu để trị bệnh nấm móng. Đây là một loại thuốc rất ưa mỡ và chất sừng tồn tại lâu trong da. Itraconazol có nồng độ cao trong mô giúp kháng nhiễm nấm da, Candida và Malassezia.

Nếu điều trị bằng thuốc uống Itraconazol, bạn phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tùy tiện sử dụng để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra. Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, viêm gan cấp tính.

Điều trị nấm móng bằng các phương pháp dân gian

Các thành phần chứa trong thuốc chữa nấm móng hiện nay có rất nhiều tác dụng phụ, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể. Bạn có thể áp dụng các phương pháp dân gian sau đây giúp hỗ trợ điều trị nấm móng:

1. Điều trị nấm móng bằng tỏi

Tỏi được biết đến với công dụng chữa được nhiều bệnh trong đó có bệnh nấm móng.

Trong tỏi có chứa thành phần kháng sinh tự nhiên gọi là allicin giúp kháng nấm, kháng khuẩn rất tốt. Các thành phần bên trong tỏi cũng giúp hỗ trợ móng chân mọc nhanh và cứng cáp.

Bạn chỉ cần giã nát một vài tép tỏi rồi chà xát lên vùng móng bị bệnh, giữ khoảng 30 phút rồi rửa sạch. Thực hiện đều đặn bạn sẽ thấy tình trạng chuyển biến tốt hơn. Có thể thêm một ít chanh để tăng tính sát khuẩn giúp làm sạch vùng móng.

2. Điều trị nấm móng bằng lá trầu

Chữa nấm móng tay, chân bằng lá trầu cũng đem lại hiệu quả tốt.

Lá trầu có tính sát khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra bệnh, giúp vùng móng trở nên sạch và loại bỏ mùi hôi khó chịu.

Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần vò nát lá trầu đem nấu với nước, hòa thêm ít muối để sôi khoảng 5- 10 phút. Đợi đến khi nước ấm, bạn tiến hành ngâm chân của mình vào, chà xát nhẹ vùng móng bị nấm. Bạn nên thường xuyên thực hiện để có thể đem lại hiệu quả tốt.

3. Điều trị nấm móng bằng dầu dừa

Khi thoa dầu dừa lên móng tay, móng chân thì các tinh chất có bên trong nó làm cho móng trở nên cứng cáp và mọc nhanh hơn.

Bên trong dầu dừa có chứ Lonoleic acid chống viêm tốt, cải thiện chất sừng ở vùng móng. Sử dụng dầu dừa giúp tiêu diệt nấm và hỗ trợ quá trình mọc lại móng.

Đầu tiên, bạn lau sạch vùng móng bị nhiễm bệnh bằng khăn khô. Bôi dầu dừa lên vùng móng, vùng da xung quanh móng tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng để dầu dừa thấm vào da. Chỉ cần kiên trì thực hiện bằng cách này tình trạng bệnh của bạn sẽ trở nên khá hơn.

4. Điều trị nấm móng bằng giấm táo

Giấm táo có khả năng kháng khuẩn mạnh do chứa nhiều axid nên có thể giúp tiêu diệt nấm móng.

Bạn chỉ cần sử dụng ít giấm táo pha với nước, cho thêm ít muối vào hòa tan. Dùng nước này ngâm móng khoảng 20 – 25 phút.

Nên thường xuyên thực hiện để có thể mang lại hiệu quả.

5. Điều trị nấm móng bằng cây sả

Trong sả có chứa nhiều tinh dầu có tác dụng giúp sát trùng, sát khuẩn, trị nấm móng.

Hàng ngày, bạn dùng củ sả đập dập, cho vào nước đun sôi khoảng 10 phút thì lấy ra. Đợi nước ấm thì dùng để ngâm chân tay vùng bị nhiễm nấm.

Bạn cũng có thể dùng tinh dầu sả đã được điều chế để bôi lên vùng móng bị nhiễm nấm. Cần thực hiện 2 lần/ngày để đem lại hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa bệnh nấm móng tay, chân

Sử dụng xà phòng và nước để rửa chân, lau thật khô kể cả vùng kẽ ngón.

Nên cắt móng ngắn hơn đầu ngón chân tay, dụng cụ sử dụng phải thật sạch sẽ. Rửa các dụng cụ cắt móng bằng xà phòng sau đó dùng cồn để khử trùng.

Thay đổi giày dép thường xuyên và vừa vặn với chân. Nên chọn các loại giày dép bằng vật liệu giúp không khí lưu thông dễ dàng như vải, lưới, da,.. Mang dép trong buồng tắm ở nơi công cộng ẩm ướt như phòng thay đồ,…

Kiểm tra các lớp móng và vùng da quanh móng thường xuyên, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể:

Ăn sữa chua giàu probiotic

Bổ sung protein để hỗ trỡ mọc móng

Nạp sắt để ngăn ngừa tình trạng móng bị giòn

Nên có một chế độ ăn giàu axit béo cần thiết

Ăn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D

Nên đeo bao tay khi làm việc, tránh để móng thường xuyên bị ẩm ướt. Chỉ nên tiếp xúc với nước khi cần thiết, không nên rửa tay chân thường xuyên khi không cần thiết.

Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc uống hoặc bôi nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.