Xu Hướng 5/2024 # 10+ Cách Chữa Đau Gót Chân Dân Gian # Top 5 Yêu Thích

Chườm lạnh, ngâm nước muối ấm, dùng gừng hay tỏi là những cách chữa đau gót chân dân gian đang được nhiều người áp dụng tại nhà. Chúng an toàn cho mọi đối tượng và rất dễ thực hiện, giúp giảm thiểu sự lệ thuộc vào các loại thuốc giảm đau có nhiều tác dụng phụ.

12 cách chữa đau gót chân dân gian

Đau gót chân là hiện tượng thường xảy ra khi bạn đi lại nhiều, mang giày cao gót thường xuyên hoặc bị béo phì khiến cho trọng lượng cơ thể chèn ép lên gót chân. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý như thoái hóa gót chân, viêm can gân bàn chân, viêm gân Achilles hay bệnh gout.

1. Chườm đá lạnh

Khi gót chân bị đau kèm theo tình trạng sưng phù do chấn thương, áp dụng phương pháp chườm lạnh có thể giúp xoa dịu cơn đau, ngăn chặn không cho gót chân tiếp tục sưng to.

Cách thực hiện:

Nếu không có túi chườm bạn có thể sử dụng một cái khăn đã được làm lạnh đắp lên gót chân hoặc ngâm khu vực tổn thương vào trong nước lạnh. Tuyệt đối không lấy cục đá chườm trực tiếp lên gót chân sẽ gây bỏng nhiệt.

2. Ngâm gót chân vào nước muối ấm

Đây cũng là một trong những mẹo dân gian đang được nhiều người áp dụng để trị đau gót chân tại nhà. Sử dụng nước muối ấm để ngâm chân có tác dụng kích thích lưu thông máu, giảm đau, giúp tổn thương ở gót chân nhanh được chữa lành.

Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng sát khuẩn, chống nhiễm trùng gót chân. Tốt nhất là bạn sử dụng muối epsom để pha nước ngâm chân. Nếu không mua được loại muối này thì có thể thay thế bằng muối biển.

Cách thực hiện:

Đổ lượng nước ấm vừa đủ vào chậu sao cho nước ngập trên mắt cá chân khoảng 2 cm

Thêm vào 3 thìa muối rồi quậy tan

Ngâm gót chân hoặc nhúng cả bàn chân vào trong 20 phút

Sau đó bỏ chân ra, thấm khô kết hợp mát xa vài phút để giảm bớt cảm giác đau nhức khó chịu, tăng cường lưu thông máu đến chữa lành tổn thương ở gót chân.

**Lưu ý:

3. Mẹo trị đau gót chân tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo chứa nhiều axit lactic và axit axetic có khả năng chống viêm, giảm sưng đau. Với đặc tính chống oxy hóa tự nhiên, giấm táo còn giúp bảo vệ các mô và tế bào xung quanh gót chân, giảm thiểu tối đa những tổn thương có thể xảy ra.

Cách sử dụng:

**Lưu ý: Tránh ngâm gót chân vào nước giấm táo nếu khu vực này đang bị lở loét hoặc có vết thương hở. Giấm táo có tính axit mạnh nên mỗi ngày bạn chỉ cần áp dụng một lần. Tránh lạm dụng quá mức khiến da bị khô và bào mòn.

4. Cách chữa đau gót chân dân gian từ gừng

Gừng chứa một lượng lớn Gingerol. Chất này có khả năng giảm đau, tiêu viêm, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến khu vực gót chân bị đau. Nguyên liệu này thường có sẵn trong gian bếp của mọi nhà nên bạn có thể tận dụng để trị đau gót chân.

Ngoài việc tăng cường sử dụng gừng trong chế biến món ăn, dân gian còn dùng gừng kết hợp với rượu làm thuốc đắp ngoài da hoặc nấu nước gừng ngâm chân.

– Đắp rượu gừng trị đau gót chân tại nhà: – Ngâm gót chân với nước gừng

Lấy 1 củ gừng tươi giã nát

Đem gừng nấu với 500ml nước, đun sôi khoảng 5 phút là được

Để cho nước gừng nguội còn khoảng 45 độ, gạn ra chậu

Ngâm bàn chân bị tổn thương vào cho đến khi nước nguội hẳn

5. Xoa bóp bấm huyệt giảm đau gót chân

Xoa bóp, bấm huyệt là liệu pháp trị bệnh đang được áp dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Bạn cũng có thể áp dụng cách này để chữa đau gót chân tại nhà.

Cách thực hiện:

Bước 1: Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ xung quanh khu vực gót chân để xác định được điểm đau nhất. Sau đó lấy ngón tay cái day vào điểm này một lực từ nhẹ đến mạnh, từ ngoài vào trong theo chuyển động tròn trong 5 phút. Cuối cùng day ấn huyệt dũng tuyền nằm ở chỗ lõm gan bàn chân trong 1 phút.

Bước 2: Xác định vị trí huyệt phong trì và day ấn vào huyệt này trong 5 phút. Việc tác động vào huyệt phong trì có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết xuống dưới bàn chân và gót chân.

Bước 3: Day bấm nhẹ nhàng vào huyệt túc căn trong 5 phút. Trường hợp bị đau gót chân nhẹ thì chỉ cần thực hiện 1 – 2 lần cơn đau sẽ thuyên giảm. Ngược lại, nếu bạn bị đau gót chân nghiêm trọng thì thời gian day bấm huyệt túc căn có thể kéo dài lên đến 1 – 2 tuần.

Bước 4: Sử dụng ngón tay cái day ấn vào vị trí bị đau ở gót chân trong 5 phút. Sau đó tiếp tục thao tác day ấn vào các huyệt đạo gồm huyệt thừa sơn, huyệt côn lôn, huyệt tam âm giao, huyệt giải khê. Mỗi huyệt bấm khoảng 3 phút.

Bước 5: Miết nhẹ trên chân, bắt đầu từ đoạn 1/3 dưới cẳng chân cho đến hết gót chân. Sau đó dùng các ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa để day bóp gót chân bị đau.

Bước 6: Tiến hành xoay khớp mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ trong 3 phút, sau đó xoay ngược lại. Tiếp tục dùng lòng bàn tay chà sát ở mặt trong và mặt ngoài gót chân để khu vực này nóng lên. Cuối cùng day ấm vào điểm đau thêm vài phút nữa.

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau gót chân khá đơn giản nhưng cần kiên trì áp dụng trong vài ngài để tình trạng được cải thiện rõ rệt. Thêm vào đó bạn cần xác định được chính xác vị trí các huyệt đạo cần tác động. Nếu không có kinh nghiệm, hãy nhờ sự giúp đỡ của các thầy thuốc có đủ trình độ chuyên môn để được điều trị hiệu quả hơn.

6. Cách chữa đau gót chân tại nhà bằng cây xương rồng gai

Trong dân gian, cây xương rồng gai được nhiều người tin dùng làm thuốc điều trị các bệnh lý về xương khớp và cả bệnh đau gót chân. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách có thể giúp giảm đau, chống viêm, làm chậm lại quá trình thoái hóa xương gót chân.

Cách sử dụng:

7. Rễ cà tím chữa đau gót chân

Rễ cà tím cũng chứa các hoạt chất sinh học có tác dụng giảm đau gót chân. Vào mùa thu hoạch quả, phần rễ cây cũng được người dân giữ lại, đem rửa sạch, phơi khô để dành làm thuốc trị bệnh.

Cách sử dụng:

8. Trị đau gót chân bằng bột nghệ

Thêm một cách chữa đau gót chân dân gian dễ thực hiện bạn có thể tham khảo đó là dùng bột nghệ. Với hàm lượng cao curcumin, nghệ có khả năng kháng khuẩn, giảm hiện tượng sưng viêm, đau nhức ở gót chân.

9. Bài thuốc chữa đau gót chân từ đương quy

Đương quy là dược liệu có tính ấm, giúp bổ huyết, điều kinh, giảm đau. Chính vì vậy, thảo dược này thường được sử dụng để trị đau gót chân. Để nâng cao hiệu quả điều trị, đương quy còn được phối hợp chung với một số dược liệu khác để làm thuốc.

Cách thực hiện:

10. Cách chữa đau gót chân tại nhà bằng dầu cá

Dầu cá đặc biệt chứa nhiều axit eicosapentaenoic và omega 3. Những thành phần này đều đã được khoa học chứng minh về khả năng kháng viêm, giảm đau, chống co cứng cơ. Nó được sử dụng như một loại thuốc kháng viêm steroid thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về xương khớp.

Bạn có thể mua các sản phẩm bổ sung dầu cá mỗi ngày về uống. Kiên trì sử dụng theo đúng liều lượng được hướng dẫn trong một thời gian để tổn thương bên trong gót chân được chữa lành. Nhờ vậy cơn đau nhức khó chịu ở gót chân cũng chấm dứt.

11. Trị đau gót chân bằng bài thuốc dân gian từ tỏi

Tỏi chứa nhiều allicin và các thành phần như Glycogen, Phytoxin. Chúng có hoạt tính kháng sinh thực vật giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau gót chân mà không gây tác dụng phụ cho sức khỏe.

Nếu thường xuyên bị đau gót chân, bạn nên ngâm sẵn một hũ rượu tỏi trong nhà để sử dụng khi cần thiết.

Cách dùng:

12. Điều trị đau gót chân bằng cây thảo ô

Thảo ô chứa thành phần alcaloid – một chất có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, trừ thấp. Bộ phận được sử dụng làm thuốc trị đau gót chân chính là phần rễ cây.

Cách dùng:

*Lưu ý: Rễ thảo ô có tính độc. Bạn chỉ nên dùng ngoài, tránh sử dụng dược liệu theo đường uống.

Lưu ý khi chữa đau gót chân tại nhà bằng dân gian

Những cách chữa đau gót chân dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, không thể giúp giải quyết được căn nguyên của bệnh. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây đau gót chân và có hướng điều trị cho phù hợp.