Thịnh Hành 5/2024 # Tìm Hiểu Về Quy Trình Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Chuẩn Cho Nữ Giới # Top 8 Yêu Thích

“Xin chào bác sĩ! Tôi nhận thấy xung quanh mình rất nhiều người mắc bệnh ung thư cổ tử cung và ra đi khi tuổi đời còn trẻ. Bản thân tôi khá lo lắng và thường xuyên đi kiểm tra thăm khám. Tôi có nghe thấy thông tin, có thể tiêm phòng ung thư cổ tử cung đối với các bé gái. Xin hỏi, con gái tôi 10 tuổi có tiêm được không và quy trình chích ngừa như thế nào? Xin cảm ơn!” Tư vấn của bác sĩ chuyên khoa:

Trước thực tế tỉ lệ mắc bệnh ung thư cổ tư cung tăng lên nhanh chóng, cướp đi 200.000 phụ nữ trên toàn thế giới mỗi năm đã réo lên hồi chuông cảnh tỉnh với nữ giới về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đứng trước nguy cơ mắc bệnh, nhiều chị em lựa chọn phương pháp tiêm phòng để phòng tránh bệnh. Đây là giải pháp cần thiết và phòng tránh bệnh tối ưu mà chị em nhất thiết nên thực hiện. Thắc mắc của bạn Hoa chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Quy trình chích ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?

Vì tiêm phòng ung thư cổ tử cung được khuyến cáo áp dụng với nữ giới từ 9 – dưới 26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục nên chị Hoa có thể đưa con gái 10 tuổi đi chích ngừa để phòng tránh bệnh nguy hiểm này. Ở độ tuổi 10 tuổi của cháu là thời điểm vacxin phát huy tác dụng tốt nhất (9 – 13 tuổi).

– Tư vấn trước khi tiêm: Ở bước đầu tiên này, bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em những thông tin cần biết về bệnh, virus HPV, nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, vacxin phòng bệnh.

– Thăm khám tổng quát: Để đảm bảo hiệu quả và mức độ an toàn khi tiêm phòng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi thông tin về tiền sử bệnh lý cơ thể, xác định việc đã có quan hệ tình dục chưa, đồng thời kiểm tra một số chỉ số sức khỏe cần thiết.

– Tiêm mũi thứ nhất: Sau khi đăng ký tiêm và xác định đủ điều kiện áp dụng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm mũi vacxin thứ nhất.

– Tiêm mũi thứ 2: Sau khi tiêm mũi thứ 1 trong quy trình chích ngừa ung thư cổ tử cung được 2 tháng, bạn quay lại cơ sở y tế để tiêm mũi nhắc lại mũi thứ nhất.

– Tiêm mũi thứ 3: Sau khi tiêm mũi thứ 2 được 6 tháng cần tiêm mũi thứ 3 nhắc lại mũi thứ 2.

– Phác đồ 2 liều: Mũi thứ nhất cách mũi thứ 2 trong 6 tháng, áp dụng với các bé gái từ 9 – 14 tuổi.

– Phác đồ 3 liều: Áp dụng với nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 25 tuổi với 3 mũi tiêm lần lượt là: Mũi thứ nhất tại thời điểm đăng ký tiêm, mũi thứ 2 nhắc lại mũi thứ nhất sau 1 tháng và mũi thứ 3 nhắc lại mũi thứ 2 sau 6 tháng.

Một vài điều bạn cần biết chích ngừa ung thư cổ tử cung

Ngoài quy trình chích ngừa ung thư cổ tử cung, bạn cần quan tâm đến một vài kiến thức về cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này như sau:

– Thực chất hiện tại chỉ có vacxin phòng ngừa virus HPV – Loại virus chiếm tới hơn 99,7% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung.

– Vacxin phòng chống HPV được tiêm vào cơ thể thông qua tiêm bắp dưới dạng nước.

– Phụ nữ có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung không? Câu trả lời là nên và nhất thiết nên chích ngừa để bảo vệ cơ thể trước bệnh ung thư tại cổ tử cung.

– Hiện ở Việt Nam có 2 dạng vacxin là Cervarix (phòng ngừa virus HPV tuýp 16, 18) và Gardasil (phòng ngừa virus HPV 6, 11, 16, 18).

– Vacxin phát huy tác dụng tốt nhất khi nữ giới 9 – dưới 26 tuổi chưa có quan hệ tình dục, phụ nữ trên 40 và đã có quan hệ thì hiệu quả sẽ giảm vì khi đó virus HPV đã có khả năng xâm nhập cơ thể bạn rồi.

– Trong quy trình chích ngừa ung thư cổ tử cung nếu mang thai cần dừng việc tiêm mũi tiếp theo và theo dõi chặt chẽ tình trạng thai nhi.

– Mỗi lần tiêm phòng virus HPV chỉ diễn ra trong 5 – 10 phút, không đau, an toàn nên chị Hoa cũng như chị em khác có thể đưa con hoặc chủ động đi tiêm mà không cần lo lắng nhiều.

– Vacxin PHV có thể gây ra các tác dụng phụ như: Sưng đau ở chỗ tiêm, sốt nhẹ do phản ứng của cơ thể.

– Tiêm phòng ung thư cổ tử cung không thể bảo vệ bạn hoàn toàn trước nguy cơ mắc bệnh nên bạn cần xây dựng chế độ sống tích cực, quan hệ tình dục lành mạnh, thăm khám và điều trị bệnh phụ khoa triệt để (nếu có).

– Quy trình chích ngừa ung thư cổ tử cung không áp dụng với các trường hợp sau: Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, mắc 1 số bệnh lý cơ thể mức độ nặng, bị ứng với nấm men hay cao su latex.

– Thực tế, việc bạn thường xuyên đi thăm khám phụ khoa, khám sàng lọc kể từ khi 21 tuổi, sau khi có quan hệ tình dục 3 năm mỗi năm 1 lần cho đến năm 60 tuổi, kết hợp với tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở độ tuổi thích hợp là cách phòng tránh bệnh tốt nhất.

– Để việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung trở nên phổ biến, chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của phụ nữ Việt Nam, các cơ quan ngành y tế cần tích cực tuyên truyền, cung cấp kiến thức bệnh nhiều hơn nữa nhất là đối với phụ nữ nông thôn.

Có thể bạn chưa biết: Tổng hợp các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất hiện nay