Thịnh Hành 5/2024 # Bệnh Gai Khớp Gối Là Gì? Cách Nào Điều Trị Hiệu Quả? # Top 9 Yêu Thích

Gai khớp gối là tình trạng vùng xương dưới sụn ở khớp gối xuất hiện các gai nhỏ. Hiện tượng này xảy ra là do sự tổn thương của xương và sụn khớp. Thông thường, gai khớp gối hình thành khi khớp gối có dấu hiệu thoái hóa. Khi đó, bề mặt của sụn khớp suy yếu, không được bôi trơn đủ và trở nên khô, sần sùi.

Quá trình này diễn ra lâu dài khiến sụn khớp ngày càng mòn đi và lộ ra xương dưới sụn. Khi đó, hai đầu xương va chạm trực tiếp với nhau sẽ dẫn tới tổn thương tại đầu xương, gây ra những vết lõm. Lúc này, cơ thể sẽ truyền tín hiệu để tập trung canxi bù đắp vùng lõm của xương. Tuy nhiên, do thiếu lớp sụn bên ngoài bảo vệ, nên quá trình này diễn ra không thuận lợi, làm hình thành nên các gai xương khiến bệnh nhân càng thêm đau nhức.

Bệnh gai khớp gối gây ra những cơn đau nhức nhối cho người bệnh ngay cả khi không hề cử động. Bởi các gai xương tại đầu gối liên tục chèn ép vào dây thần kinh, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong đi lại và sinh hoạt hàng ngày.

Căn bệnh này rất nguy hiểm với sức khỏe, cần được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị tích cực để tránh gây ra các biến chứng dẫn tới tàn phế.

Nhận biết gai khớp gối qua những dấu hiệu đặc trưng

Bệnh gai khớp gối có những dấu hiệu dễ nhận biết, tuy nhiên cũng khá dễ nhầm lẫn tới các căn bệnh xương khớp khác. Do đó, để biết chính xác tình trạng bệnh của mình, bệnh nhân nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh gai khớp gối. Khi gai khớp mới hình thành sẽ gây các cơn đau nhẹ, đau tăng lên khi vận động. Sau một thời gian, các gai này phát triển lớn hơn sẽ khiến người bệnh đau nhức nhối khủng khiếp.

Cơn đau xảy ra ngay cả khi người bệnh cử động rất nhẹ nhàng, bởi các gai xương nhọn cọ xát vào nhau. Đau thường kèm theo tê buốt khó chịu. Khi dịch khớp ngày càng khô đi, mức độ đau tăng lên. Người bệnh sẽ thấy đau cả ngày lẫn đêm, đau cả khi không hề di chuyển, vận động.

Khớp gối có tiếng kêu lạo xạo, lục khục

Bệnh nhân gai khớp gối sẽ cảm nhận rõ tiếng kêu lạo xạo, lục khục phát ra từ đầu gối khi đứng lên, ngồi xuống. Đó là do khớp gối bị khô, không được cấp đủ dịch bôi trơn khiến hai đầu xương và sụn cọ xát vào nhau gây ra tiếng kêu.

Sự hình thành các gai xương tại khớp gối sẽ khiến màng hoạt dịch sưng viêm, gây ra tràn dịch khớp gối. Khi đó, đầu gối càng sưng to và phù nề khiến người bệnh đi lại rất khó khăn.

Trường hợp gai khớp gối ở giai đoạn nặng bệnh nhân sẽ cảm thấy tê bì ở chân do các dây thần kinh bị chèn ép. Nhiều trường hợp có thể mất hẳn cảm giác ở chân và không thể đi lại bình thường.

Nhiều bệnh nhân bị gai khớp gối cho biết rằng họ cảm thấy triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng khi mới thức dậy. Khi gai xương mọc lên nhiều hơn, người bệnh sẽ khó có thể vận động chân một cách linh hoạt.

Nguyên nhân gây gai khớp gối

Khi tuổi tác ngày một tăng lên, cơ thể sẽ diễn ra quá trình lão hóa theo quy luật tự nhiên. Khi đó xương khớp cũng bắt đầu suy giảm, tình trạng khô khớp và thoái hóa bắt đầu diễn ra. Sự lão hóa của cơ thể thường diễn ra âm thầm và không có dấu hiệu cảnh báo. Chỉ đến khi xuất hiện các triệu chứng thì người bệnh mới phát hiện ra.

Khi người phụ nữ mang thai, phần lớn dinh dưỡng cơ thể được tập trung để nuôi dưỡng bào thai, khiến nguồn dưỡng chất cung cấp cho xương khớp giảm đi. Mặt khác, cơ thể của bà bầu rất nặng nề tạo ra áp lực lớn lên xương khớp. Điều này khiến quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và nguy cơ gây gai khớp gối.

Nghiên cứu chỉ ra rằng có rất nhiều người bẩm sinh đã có hệ xương khớp không khỏe mạnh và cứng cáp, do đó nhanh bị thoái hóa và dễ dẫn tới gai khớp gối.

Cách chữa gai khớp gối hiệu quả và an toàn

Gai khớp gối là tình trạng nặng của thoái hóa khớp gối. Vì thế, căn bệnh này cần được chữa trị sớm nhất để giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau ám ảnh và phòng tránh nguy cơ tàn phế.

Chữa bệnh gai khớp gối bằng Tây y

Tây y chẩn đoán gai khớp gối bằng phương pháp chụp X-quang. Những trường hợp phức tạp có thể được chỉ định nội soi khớp và chụp MRI để đánh giá mức độ tổn thương của sụn khớp, dây chằng khớp và xác định có hiện tượng tràn dịch, ứ dịch hay không. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định hướng điều trị khác nhau.

Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc thường được kê đơn là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm chứa corticosteroid, thuốc chứa glucosamin và sulfat, thuốc kháng viêm giảm đau hyaluronat sodium… Việc sử dụng các loại thuốc này cần rất thận trọng và phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ bởi dễ gây tác dụng phụ.

Tiêm corticosteroid: Trường hợp bệnh nhân đau nặng, gặp khó khăn trong đi lại, bác sĩ có thể chỉ định tiêm trực tiếp corticosteroid vào trong khớp để giảm đau nhanh và chống viêm. Cách làm này cần được thực hiện tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để tránh hệ lụy nguy hiểm.

Phẫu thuật: Những trường hợp gai đầu gối đặc biệt phức tạp, bệnh nhân có nguy cơ biến chứng nguy hiểm sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp này không phải lúc nào cũng thành công. Trường hợp phẫu thuật không thành công bệnh nhân sẽ phải chịu đứng biến chứng nặng nề.

Chữa gai khớp gối bằng mẹo dân gian

Trong dân gian cũng lưu truyền một số bài thuốc từ nguyên liệu tự nhiên để chữa gai khớp gối như dùng nghệ tươi, lá lốt, cà gai leo, ngải cứu… Tuy nhiên thực hư hiệu quả của những phương pháp này chưa được kiểm chứng bằng các nghiên cứu cụ thể.

Mặt khác, việc áp dụng các nguyên liệu tự nhiên này tại nhà, không theo định lượng cụ thể mà chỉ ước lượng, không có sự kết hợp khoa học với các dược liệu khác thì rất khó để đạt hiệu quả cần thiết.

Chữa gai khớp gối bằng Đông y

Với phương pháp Đông y, ngoài chẩn đoán bệnh thông qua chụp X-quang, MRI, thầy thuốc sẽ phân tích thêm triệu chứng, kết hợp bắt mạch để nhận diện nguyên nhân gây ra gai khớp gối.

Theo quan niệm Đông y, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới bệnh gai khớp gối là nhiễm phong tà và công năng của can, thận giảm do yếu tố tuổi tác. Vì thế, phương pháp Đông y chú trọng vào khu phong, tán hàn, hành khí, trừ thấp, thông kinh lạc để loại bỏ tà khí, từ đó giảm đau, giảm sưng tấy. Đồng thời bồi bổ can thận, mạnh gân xương, tăng đề kháng, tăng thể trạng để loại bỏ bệnh tận căn nguyên và duy trì hiệu quả lâu dài.

Bài thuốc Nam chữa gai khớp gối – Giải pháp “vàng” đẩy lùi bệnh từ Đông y

Từ nguyên lý trị gai khớp gối của Đông y, Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị bệnh gai khớp gối”. Nghiên cứu này tập trung tìm kiếm các dược liệu có có hiệu quả cao trong điều trị bệnh xương khớp, từ đó phân tích thành phần, chọn lọc và phối kết hợp các dược liệu sao cho đạt dược lực cao nhất. Đồng thời, các chuyên gia cũng tiến hành khảo sát các bài thuốc cổ để chắt lọc tinh hoa của nền y học cổ truyền từ ngàn đời. Kết quả nghiên cứu đã cho ra đời bài thuốc nam Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang với 3 chế phẩm:

Cơ chế tác động kép đẩy lùi gai khớp gối từ tận căn nguyên

Sự kết hợp của 3 chế phẩm trong Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang mang tới tác động kép để đẩy lùi gai khớp gối từ tận căn nguyên bên trong cơ thể. Bài thuốc chú trọng khu phong, tán ứ, trừ thấp, đả thông kinh mạch khí huyết giúp giảm đau do gai khớp gối nhanh chóng, hiệu quả. Đồng thời, các vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ can, thận, tăng cường thể trạng của cơ thể để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và hạn chế tái phát cơn đau do gai khớp gối.

Khảo sát chưa đầy đủ trên các bệnh nhân đã điều trị gai khớp gối bằng Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang cho thấy:

Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân giảm hẳn các cơn đau do gai khớp gối gây ra.

Sau 2 tháng điều trị, bệnh nhân có thể đi lại linh hoạt hơn, cơn đau giảm đáng kể.

Sau 3 tháng điều trị, cơn đau gần như biến mất, bệnh nhân có thể đi lại, hoạt động bình thường.

Nguồn dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP-WHO

Để điều chế ra bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang, ngoài công thức, tỉ lệ, thành phần chính xác, các chuyên gia còn rất chú trọng đến nguồn dược liệu. Tất cả dược liệu để bào chế bài thuốc này đều bắt buộc phải trải qua kiểm định trước, nhằm đảm bảo sạch và đạt tiêu chuẩn GACP-WHO an toàn cho sức khỏe.

Với mục tiêu mang đến những bài thuốc chất lượng nhất tới cho người bệnh, Trung tâm Thuốc dân tộc chủ động nghiên cứu và phát triển các vườn dược liệu đạt chuẩn. Quá trình khảo sát đã tìm ra những vùng đất có thổ nhưỡng, khí hậu đặc biệt phù hợp cho thảo dược phát triển. Từ đó, Trung tâm Thuốc dân tộc đã hình thành nên hàng trăm hecta dược liệu sạch tại Hải Dương, Hòa Bình, Hưng Yên…

Hoạt huyết Phục cốt hoàn thế hệ 2 – Hoàn thiện phác đồ đẩy lùi gai khớp gối

Song song với việc điều trị gai khớp gối bằng bài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn thang, các chuyên gia tiếp tục đào sâu nghiên cứu để tìm cách cải tiến, mang lại sự thuận lợi nhất cho bệnh nhân.

Từ những nỗ lực không ngừng nghỉ, các chuyên gia đã phát hiện ra vị thuốc quý Hầu vĩ tóc. Đây là vị thuốc chưa từng được ứng dụng trong bất cứ bài thuốc xương khớp nào trước đó. Hầu vĩ tóc được coi là bảo dược của người Dao cổ, loại thảo dược chứa tới 12 hoạt chất có khả năng kích thích tái tạo nguyên bào xương. Đồng thời, hầu vĩ tóc còn có hiệu quả cao trong việc sản sinh dịch khớp và phục hồi xương sụn khớp.

Cùng với Hầu vĩ tóc, các thảo dược quý khác như Hy thiêm, Phong phong, Na rừng, Gối hạc… cũng được nghiên cứu và đưa vào bào chế. Kết quả cho ra đời Hoạt huyết Phục cốt hoàn thế hệ 2, được bào chế dạng viên hoàn cứng tiện dụng.

Hoạt huyết Phục cốt hoàn đã trải qua nhiều kiểm định khắt khe để được cấp phép lưu hành toàn quốc theo quyết định số 3821/2024/ATTP-XNCB.

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nơi tinh hoa hội tụ

Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, bệnh nhân sẽ được tư vấn và điều trị bởi những bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT. Đó là những người thầy thuốc đầy tâm huyết với nghề và tận tâm hết lòng vì bệnh nhân như:

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, nguyên trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT TƯ, nay là Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, nguyên trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT TƯ, nay là bác sĩ phụ trách chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Kỹ thuật cao – Bệnh viện YHCT TƯ, nay là bác sĩ phụ trách chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Cùng nhiều bác sĩ và chuyên gia khác…

Với nền tảng là đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, Trung tâm Thuốc dân tộc đã đóng góp cho nền YHCT Nước Nhà nhiều đề tài nghiên cứu hữu ích và giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi nỗi đau bệnh tật. Bằng những đóng góp ấy, Trung tâm đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý:

Một số bài tập vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau và giúp khớp gối vận động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị chứ không thể đẩy lùi bệnh.

Bài tập 1: Đứng thẳng, chân trái phía trước, lùi chân phải về sau. Gập gối phải xuống sàn, giữ nguyên tư thế này trong 30 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại 5 lần rồi đổi chân.

Bài tập 2: Hai tay vịn vào thành ghế, tư thế đứng trên một chân trái. Dùng tay tay nắm lấy bàn chân phải từ từ nâng cao lên đến mông. Giữ tư thế này trong 20 giây rồi thả ra, đổi chân.

Bệnh nhân gai khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để phục hồi tốt hơn?

Gai khớp gối là căn bệnh xương khớp nguy hiểm, dễ biến chứng do đó người bệnh cần rất cẩn thận ngay cả trong vấn đề ăn uống. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, bệnh nhân gai khớp gối nên ăn những nhóm thực phẩm sau:

Các loại cá giàu omega 3 giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp.

Các thực phẩm giàu canxi như sữa tươi, rau lá xanh.

Rau củ, trái cây giàu vitamin C, E, A.

Ngũ cốc chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho việc phục hồi sức khỏe xương khớp.

Những nhóm thực phẩm bệnh nhân gai khớp gối nên tránh xa bao gồm:

Đồ muối chua

Thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng.

Các loại nội tạng động vật.

Để nhận tư vấn cụ thể và chính xác từ chuyên gia về phác đồ điều trị bệnh gai khớp gối và chế độ ăn uống khoa học, bệnh nhân nên tới thăm khám trực tiếp tại các chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.