Phổ Biến 4/2024 # Tìm Hiểu Về Bệnh Ho Và Cách Chữa Trị # Top 7 Yêu Thích

TÌM HIỂU VỀ BỆNH HO VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

TÌM HIỂU VỀ BỆNH HO VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

trần minh hiền orlando ngày 17 tháng 7 năm 2013

Khi thời tiết thay đổi, nhiều người bị ho do nhiễm khuẩn hệ hô hấp. Đây là triệu chứng có thể điều trị tại nhà bằng Đông y, không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh.

Thực ra chúng ta cần hiểu đúng về bệnh này. Theo tài liệu chuyên ngành, ho khan, ho gió là triệu chứng sinh lý bảo vệ cơ thể, rất hữu ích cho bộ máy hô hấp. Trong trường hợp ho gió dưới ba ngày mà không sốt, không khạc ra đàm, không đau ngực thì nhất định không được dùng kháng sinh hoặc thuốc giảm ho mà chỉ nên áp dụng một số bài thuốc nam để tăng sức để kháng, làm sạch đường hô hấp. Thuốc kháng sinh chỉ được uống khi có chỉ định của bác sĩ và khi cơ thể bị ho cấp kéo dài, ho có đàm đặc hoặc kèm theo máu, mủ.

trong dân gian có nhiều bài thuốc nam đơn giản, giúp trị ho rất hiệu quả. Đó là những loại thảo dược như hoa hồng trắng (hồng bạch), đường phèn, trái quất dùng trong trường hợp ho gió, ho khan. Nếu ho có đàm thì dùng các vị như trần bì (vỏ quít); húng chanh, bạc hà… Bên cạnh việc điều trị, kết hợp giữ ấm cổ bằng cách không ngồi nhiều trong phòng máy lạnh, tránh uống nước đá, tắm nước ấm, súc và nên ngậm nước muối vào buổi sáng và tối sau khi đánh răng xong.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm bệnh khi thời tiết thay đổi, những lúc như thế nếu cho bé uống kháng sinh ngay rất dễ mất sức, chưa kể uống nhiều dẫn tới cơ thể kháng thuốc khiến việc điều trị không có tác dụng. Một số bài thuốc nam dân gian hiệu quả vẫn thường được các bà mẹ truyền tai nhau trên các diễn đàn như webtretho, lamchame như: khi trẻ bắt đầu ho từ ngày đầu tiên, nên cho bé uống một muỗng cà phê mật ong pha với tách nước ấm vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ, mật ong có tính kháng khuẩn và có ích cho hệ tiêu hóa nên trị ho hiệu quả, khi trẻ hết ho thì ngưng.

Hoặc chưng mật ong với quả quýt (quất, tắc), nếu trẻ ăn được bã thì càng tốt. Cách khác là giã nghệ tươi, trộn với mật ong cho trẻ uống ngày 3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê cũng giúp giảm ho nhanh chóng. Phương thuốc này còn áp dụng trị táo bón cho trẻ nhưng phải uống trước bữa ăn. Tuy nhiên,cần thận trọng khi cho trẻ em dùng mật ong. Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng bởi trong mật ong có chứa nhiều loại mật hoa không an toàn cho trẻ sơ sinh. Khi dùng cũng không được cho trẻ uống trực tiếp dễ dẫn tới ngộ độc mà phải chưng trước. Điều quan trọng nhất là chọn mật ong thật, mua ở những nơi bán mật ong có uy tín hoặc tìm mua tại siêu thị, nhà thuốc có niêm yết ngày đóng gói và nơi cung cấp rõ ràng. Kết hợp cho trẻ uống nhiều nước cam, ăn đủ chất và bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng.

Ho là một phản xạ xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại, nó có tác dụng giúp loại bỏ các chất bài tiết, chất có thể gây kích thích, các hạt ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp. Phản xạ ho bao gồm ba giai đoạn: hít vào, một cơ chế buộc phải thở ra, hơi thở ép vào thanh môn đang đóng kín, lượng không khí từ phổi thoát mạnh ra ngoài sau khi thanh môn mở ra, và thường đi kèm với một âm thanh đặc trưng. Ho có thể xảy ra một cách cố ý lẫn vô ý.

Ho thường là biểu hiện của 1 căn bệnh. Nhiều virus và vi khuẩn có thể truyền nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác thông qua ho. Phần nhiều thì ho là do một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra, nhưng nó vẫn có thể bị kích hoạt do nghẹt thở, không khí ô nhiễm, hút thuốc lá, hen suyễn, bệnh trào ngược dạ dày, do chảy nước từ mũi hay khoang mũi xuống, viêm phế quản mãn tính, ung thư phổi, suy tim và dược phẩm ví dụ như thuốc ACE Inhibitor.

Nên điều trị nhắm vào nguyên nhân gây ra ho, ví dụ ngừng hút thuốc lá hoặc ngừng uống thuốc ACE Inhibitor. Một số người có thể lo lắng về bệnh tình nghiêm trọng, cho nên phải làm cho họ an tâm. Các dược phẩm ức chế cơn ho như codein hoặc dextromethorphan thường được kê toa thuốc cho bệnh nhân, nhưng những thuốc này đã được chứng minh là chúng có rất ít tác dụng. Những phương thức điều trị khác cũng được lựa chọn là nhắm vào chữa trị bệnh viêm đường hô hấp hoặc làm cho khạc ra chất đờm dãi . Vì ho là một phản xạ tự nhiên với mục đích bảo vệ cơ thể, cho nên việc ức chế phản xạ ho có thể gây tác dụng có hại, đặc biệt là khi bị ho nhiều

Ho là một phản ứng của cơ thể, nhằm tống các chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Ho nhiều làm cho người bệnh mất ngủ, mất sự yên tĩnh của người sống cùng. Ho kéo dài làm người bệnh lo lắng, nghĩ rằng mình mắc một bệnh gì khó chữa, nên thường đến bác sĩ để khám bệnh.

Động tác ho có thể do phản xạ hoặc theo ý muốn. Khi ho, các cơ hô hấp phải huy động tối đa, làm cho áp lực trong lồng ngực và đường hô hấp ở mức tăng cao nhất. Độ tăng áp lực giữa khí đạo và không khí ngoài trời với việc đóng mở thanh môn, khiến tốc độ không khí được tống ra ngoài nhanh gần bằng tốc độ của âm thanh, đủ lực để đưa các dị vật ra ngoài. Ho có thể có đờm, ho khan, ho từng cơn, hoặc ho húng hắng, ho ông ổng.

Ho thường do những bệnh của đường hô hấp, nhưng cũng có khi ho do bệnh ở ngoài đường hô hấp, đó là các bệnh sau:

Ho do viêm họng cấp: Ho có đờm hoặc ho khan, sốt cao, có khi không sốt. Nuốt vướng, có cảm giác rát họng. Họng đỏ, có hạt hoặc có mủ. Amidan có thể sưng.

Viêm thanh quản: Ho khan. Nói khàn hoặc mất tiếng. Bệnh bạch hầu thanh quản tiếng ho ông ổng. Thể trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Có màng trắng ở họng, gây khó thở, nhiều khi phải mở khí quản.

Viêm khí quản, phế quản cấp: Sốt cao, giai đoạn đầu ho khan, giai đoạn sau có đờm. Đờm đặc hoặc loãng, màu trắng hoặc vàng. Điều trị sớm sẽ mau khỏi.

Viêm phế quản mạn: Thường gặp ở người hút thuốc lá (75%). Ho có nhiều đờm, mỗi năm ho khạc 3 tháng, trong vòng hai năm liền. Bệnh hay tái phát do những đợt bội nhiễm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây viêm như không khí lạnh, độ ẩm cao, hít phải hơi độc.

Giãn phế quản: Ho nhiều về buổi sáng, có rất nhiều đờm. Để đờm vào cốc, thấy lắng thành 3 lớp: dưới là mủ, giữa là chất nhày, lớp trên cùng là bọt lẫn dịch. Giãn phế quản có khi ho ra máu. Hay tái phát do đợt bội nhiễm.

Hen phế quản: Thường gặp ở lứa tuổi trẻ và trung niên. Người bệnh không sốt. Khó thở từng cơn, cơn hay gặp về ban đêm, trong lúc khó thở thấy tiếng rít cò cử. Sau cơn bệnh nhân ho và khạc ra nhiều đờm trắng, loãng. Hay tái phát nhiều lần do bội nhiễm, khi đó thì đờm có màu vàng.

Ho gà: Gặp ở trẻ nhỏ, có sốt. Ho từng cơn, cuối cơn ho có tiếng rít như tiếng rít của gà gáy. Ho nhiều có thể vỡ phế nang, gây tràn khí màng phổi.

Ho do dị vật đường hô hấp: Ho sặc sụa, mặt tím tái, có tiếng thở rít, người ngột ngạt như sắp chết. Khi dị vật xuống sâu và ổn định thì đỡ ho, đỡ khó thở. Dị vật gây viêm nhiễm thì ho có đờm hoặc có máu, ho dai dẳng, sốt cao, đau ngực.

Viêm phổi: Sốt cao, rét run, đau ngực, ho có đờm quánh, dính, màu rỉ sắt. Bạch cầu trong máu tăng cao. Chụp Xquang phổi có hình ảnh viêm phổi.

Lao phổi: Sốt hâm hấp về chiều, người gầy, sút cân, chán ăn. Ho dai dẳng, ra đờm đặc, có khi lẫn máu hoặc ho ra máu tươi. Tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm.

Áp-xe phổi: Sốt cao, đau ngực. Ho khan hoặc có đờm. Khi ổ áp-xe vỡ thông vào phế quản thì ho ra nhiều đờm như mủ, mùi tanh hoặc rất thối.

Bệnh bụi phổi: Gặp ở người tiếp xúc với bụi ở công trường, hầm mỏ, làm đường, công nhân nhà máy dệt, may, xi-măng… Bệnh nhân ho kéo dài, ra đờm màu đen, đục. Những đợt bội nhiễm thì ho tăng hơn. Bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến toàn thân.

Bệnh màng phổi: Viêm màng phổi có dịch, ho do màng phổi bị kích thích, ho khi thay đổi tư thế.

Ung thư phế quản: Gặp ở người già, người hút thuốc lá. Người bệnh gầy sút nhanh, ăn uống kém, đau ngực, ho ra máu. U chèn ép nhiều gây khó thở, xẹp phổi. Cần phải chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định.

Ho do các nguyên nhân tim mạch: Tăng áp lực động mạch phổi, phổi bị ứ huyết, gặp trong các bệnh hẹp van hai lá, tâm phế mạn, suy tim, viêm màng ngoài tim khô hoặc có dịch.

Áp-xe gan, dưới cơ hoành: Gây phản ứng phổi – màng phổi, kích thích màng phổi gây ho.

Ngoài ra, khi phụ nữ có thai, u xơ tử cung, bệnh trào ngược dạ dày, người rối loạn tinh thần… hoặc mắc một số bệnh toàn thân kèm viêm đường hô hấp cũng có ho, như bệnh cúm, sởi, bạch cầu, thương hàn, rubeol, nhiệt thán, các bệnh thuộc phạm vi tai – mũi – họng. Ho còn gặp trong trường hợp nhiễm không khí nóng hoặc lạnh, hít phải các hơi độc, hóa chất, thuốc lá gây kích thích niêm mạc đường hô hấp.

Việc quan trọng là phải điều trị nguyên nhân, nhưng điều trị triệu chứng ho và làm cho đờm thoát ra ngoài lại rất cần thiết. Thuốc ho có nhiều loại: thuốc có tác dụng trên trung ương (trung tâm hô hấp như: dextromethorphan, mocphin, codein) và các thuốc làm tan đờm, lỏng đờm (tecpin). Tuy nhiên các thuốc này cũng có những tác dụng phụ hoặc tai biến.

Các thuốc trung ương gây ức chế trung tâm hô hấp, không nên dùng cho người già, trẻ em, người có viêm phế quản mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người suy hô hấp. Thuốc codein không dùng cho người táo bón và thận trọng cho người bị hen, v.v… Tùy theo từng trường hợp ho cụ thể mà các bác sĩ sẽ có quyết định.

Tóm lại, thuốc ho phải dùng với liều lượng tối thiểu, cần dùng đúng liều cho trẻ em, người cao tuổi, phải phối hợp với điều trị bệnh chính. Chú ý không được tự ý dùng một cách tùy tiện, mà phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Buổi tối trước khi lên giường ngủ, bạn hãy thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân và đi vớ thật ấm để ngủ. Sáng hôm sau thức giấc bạn sẽ thấy triệu chứng ho giảm hẳn. Hãy lập lại vài ba lần như thế tối trước khi đi ngủ thì cơn ho của bạn sẽ dứt tuyệt.” Chẳng cần phải đi Bác sĩ hay tốn tiền mua các loại thuốc ho ở ngoài thị trường vừa tốn tiền mà còn day dưa lâu khỏi !

mỗi tối tha Bengay (Gel nóng)vào ngay gan bàn chân và đi vớ thật ấm, sau 2 ngày cơn ho của tôi đã ra đi không trở lại.

dưới Gan bàn chân có một Đại huyệt rất quan trọng của cơ thể gọi là Huyệt Dũng Tuyền .

Cho 2 thứ vào 1 cái tách rồi nặn vào đó 10 giọt chanh (chanh muối càng tốt)), quậy đều. Dùng 1 nắp nhựa đậy trên cái tách rồi bỏ vào microwave đun trong 10 second (chỉ 10 second thôi!), sau đó lấy ra dùng thìa quậy đều rồi nhâm nhi từng thìa một cho đến hết.

BẢO ĐẢM UỐNG XONG 3 LẦN THÌ SẺ THẤY DỨT HO NGAY!

Ho gà (tiếng Anh: Whooping cough) là một trong các bệnh rất hay lây làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Mỗi năm có khoảng 30 – 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300 ngàn tử vong (theo thống kê của WHO). Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Hơn 90% căn bệnh xảy ra tại các nước chậm tiến.

Bệnh do vi trùng Bordetella pertussis gây ra; một chứng ho tương tự nhưng nhẹ hơn do Bordetella parapertussis.

Sử từ thời thế kỷ 12 đã có mô tả chứng bệnh ho gà, đến năm 1578 Guillaume de Baillou liệt kê về căn bệnh rõ ràng hơn.

Vi trùng B. pertussis được Jules Bordet và Octave Gengou tìm ra năm 1906 và sau đó họ bào chế được vắc-xin ngừa hệnh ho gà.

Toàn bộ genome của B. pertussis (gồm 4.086.186 cặp base) được xác định năm 2002.

Sau 7 – 10 ngày ủ bệnh, trẻ bị ho gà thường nhảy mũi, ho nhẹ rồi nước mũi chảy ra nhiều. Một hai tuần sau, ho nhiều, dài hơn, và đến thành từng cơn ho sặc sụa. Vì ho nhiều không đủ thời giờ hít hơi vào, trẻ thường ráng hít mạnh sau cơn ho, không khí vào nhanh, qua đường hô hấp có nhiều chất nhấy tạo âm thanh rít như tiếng rù cổ của gà. Cơn ho dữ dội và lâu sẽ làm trẻ nôn ói, mệt và dần dần khó thở. Khi nôn ói nhiều quá trẻ dễ bị thiếu dinh dưỡng. Cơn ho có thể tự phát hay do cười, nói, ngáp. Sau 1 -2 tháng, cơn ho bớt dần và người bệnh hồi phục.

Ho gà có thể làm người bệnh suy yếu và dễ bị biến chứng như thiếu dinh dưỡng, viêm phổi, viêm não, tăng áp phổi, nhiễm trùng cơ hội .

Vì kháng thể chống ho gà thiếu hiệu lực vĩnh viễn, nhiều người bị ho gà lần nữa khi lớn lên. Vắc-xin chống ho gà cũng không có hiệu lực lâu dài. Phần lớn những người lớn bị ho gà đã từng có tiêm chủng phòng ngừa bệnh này khi còn bé. Tuy những người này có thể triệu chứng không nặng, họ vẫn lây truyền bệnh cho người thiếu miễn nhiễm chung quanh. Vi trùng ho gà có nhiều trong nước dãi từ mũi hay họng của người bệnh, tung ra ngoài ho hay nhảy mũi và theo không khí bay vào hệ hô hấp của người khác. Vì trong thời gian đầu triệu chứng ho gà không khác gì những chứng bệnh cảm thông thường, người mang bệnh ho gà tiếp tục sinh hoạt trong công chúng và lây bệnh cho nhiều người khác.

Bệnh nhân trưởng thành thường chỉ đến khám bệnh khi ho nhiều tuần lễ không khỏi. Ở trẻ em, cha mẹ lo ngại vì trẻ ho lâu, khó thở hoặc sụt kí. Một số trẻ ho liên tục đến độ mệt xỉu, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, cần chăm sóc trong bệnh viện.

Phương pháp chẩn đoán dựa vào phép cấy vi trùng, xét nghiệm PCR nước dãi hút lấy từ sau mũi họng. Vì vi trùng ho gà chỉ có trong cơ thể trong 3 tuần đầu tiên của bệnh, xét nghiệm cấy và PCR sau thời gian này không có ích trong chẩn đoán. Trong trường hợp người trưởng thành bị ho lâu ngày không khỏi, xét nghiệm máu có thể cho thông tin về kháng thể chống ho gà.

Vì lý do nêu trên, bệnh nhân ho gà thường bắt đầu dùng thuốc kháng sinh (thí dụ: erythromycin, azithromycin, co-trimoxazole) 3-4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Vì sử dụng quá trễ, thuốc có thể làm giảm khả năng lây bệnh sang người khác nhưng có lẽ không thay đổi mấy thời gian bị bệnh. Những người ở gần người bị ho gà (thí dụ: sống chung gia đình, làm việc chung văn phòng v.v…) nếu kịp uống thuốc kháng sinh phòng ngừa trong một hai tuần khi mới nhiễm bệnh có thể tránh được các triệu chứng nặng của ho gà.

Vắc-xin cho vi trùng B. pertussis được bào chế lần đầu tiên năm 1926 – do Dr. Louis W. Sauer Vắc-xin lúc đó có toàn thể tế bào vi trùng. Ngày nay, vắc-xin không có màng tế bào, hiệu lực cao và ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên, miễn nhiễm ho gà không được lâu dài như những vắc-xin khác. Do đó các cơ quan chủng ngừa đề nghị tiêm chủng trẻ em càng sớm càng tốt, và tiêm nhiều đợt, suốt các tuổi từ 2 tháng đến 15 tuổi. Vắc-xin ho gà thường được cho chung vào một liều với vắc-xin phong đòn gánh, bạch hầu, viêm gan siêu vi B, Haemophilus influenzae, Polio – goi chung là Infanrix Hexa – 6 món trong 1 mũi chích).

Trước khi có loại vắc-xin không màng bào, cơ quan tiêm chủng không khuyên chủng ngừa trên tuổi 7, vì ngại phản ứng phụ như động kinh hay bại xụi. Ngày nay, vắc-xin được bào chế không mang màng bào và có thể dùng cho người trưởng thành. Tuy nhiên không nên tiêm chủng những người đã từng có phản ứng phụ trầm trọng.

Lịch trình chủng ngừa tại Úc sửa

Tuổi HBV Tet Diph Pert Polio HIB Pnm* ROT MMR Men Var Flu Ghi chú

Mới sinh X HBV: Viêm gan siêu vi B;

Polio: Bệnh viêm tủy xám;

HIB: Viêm màng não do Hemophilus influenzae B;

Pnm* (loại 7vPCV) : Viêm màng não do Pneumococcus (trẻ em);

Pnm* (loại 23vPPV): Viêm phổi do Pneumococcus (người lớn tuổi);

ROT: Tiêu chảy do Rotavirus

MMR: Bệnh sởi, Quai bị và Sởi Đức;

Men: Viêm màng não do Meningococcus

Ho thường dễ mắc nhiều vào mùa đông. Có nhiều loại ho như ho rát cả họng, đau cổ, ho sù sụ, ho khản cả tiếng, ho khò khè… Có nhiều kiểu ho như vậy bởi ho không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều căn bệnh. Thường trong mùa đông hay gặp 2 loại ho: Ho khan và ho đàm (đờm).

Ho khan thường gây ngứa họng và không có đờm, loại ho này có thể gây khàn giọng hoặc mất giọng. Ho khan thường là do hít phải những mẩu vụn thực phẩm hoặc hít phải các loại khói bụi gây kích thích như khói thuốc, khói than, mùi hóa chất, hoặc có thể phản ứng của cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột. Ho khan có thể là do tình trạng mới nhiễm vi-rút, do cúm hay cảm lạnh, có thể là triệu chứng của các nguyên nhân khác như hen phế quản, trào ngược dạ dày, thực quản, suy tim. Bệnh nhân ho khan thường vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có cảm giác nặng ngực và khó thở. Ho có đờm có đặc trưng là nặng ngực và cơn ho thường khạc ra chất nhầy và đờm. Bệnh nhân có cảm giác nghẹt thở và khó thở, thường làm cho người bệnh mệt lả. Các triệu chứng thường tăng lên khi đi bộ và nói chuyện. Ho đờm có thể là triệu chứng còn lại sau khi viêm họng, viêm mũi và viêm xoang…

Cùng là bệnh ho nhưng với hai triệu chứng có hai cách điều trị khác nhau. Bây giờ thuốc tây ồ ạt khắp nơi nên người bệnh thường tự ý mua thuốc điều trị cho mình, thường là các loại kháng sinh, mà không cần chỉ định của bác sĩ, nên đôi khi không chữa khỏi mà tiền mất, bệnh nặng thêm.

Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa), tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực. Nên dùng xông hơi nóng, có tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, hít ngửi hơi nóng sẽ giúp làm loãng chất nhầy, chất đờm đặc giúp họ khạc ra đờm dễ dàng hơn. Nên nghỉ ngơi nhiều, ăn hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi, hành, hẹ để hỗ trợ thêm.

Thuốc chữa ho có nhiều loại: như xi-rô, viên uống, viên ngậm với nhiều thành phần khác nhau như: chất kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc tê, bạc hà… như xi-rô bổ phế, Acodine, Atussin, Nortussin, Codepect, Decolsin… đều có thể dùng cho cả ho khan và ho có đờm. Riêng dùng cho trẻ em phải thận trọng, nhất là loại thuốc có chứa thuốc phiện.

Thuốc đặc trị chữa ho khan có: codein, eucalyptine, dextromethorphan, pholcodine, calyptin, chericof, Neo-Codion…

Thuốc ho có đờm: Mucomyst, Mucusan, Rinathiol promethafine, Terpicod, Terpin hydrat… Thông thường mỗi đợt điều trị chỉ nên dùng từ 3 đến 5 ngày để tránh “nhờn thuốc”.

Nếu ho kéo dài hơn 1 tháng, điều trị bằng thuốc không giảm, có kèm theo sốt, ho ra máu, thở nông hoặc đau ngực khi ho hay đối với các bệnh nhân có tiền sử hen, lao phổi, huyết áp tăng, đau dạ dày, sụt cân nhiều nên đến bác sĩ tìm nguyên nhân để điều trị tận gốc như: hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, viêm phổi, lao phổi, viêm họng, viêm amidan, ung thư phổi…

Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào mùa đông, luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện thích hợp, thích nghi với thời tiết, khí hậu tạo môi trường trong sạch mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.

Ho là phản xạ thần kinh và tương ứng khi thở ra bất thình lình và mạnh. Nắp thanh quản lúc bắt đầu đóng lại rồi tức thì mở ra để đẩy lượng không khí ra ngoài, kèm theo các chất tiết chứa trong khí quản (nếu có). Ho là một phản xạ tự nhiên nhưng cũng có thể gây ho trong công tác điều trị phục hồi chức năng hô hấp.

– Do nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, tràn dịch màng phổi.

– Bệnh gây ứ máu ở phổi như: bệnh phù phổi, tim thjường gặp ở người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch, cão huyết áp

– Hít phải bụi hoặc chất kích thích.

2/ Ho kéo dài có kèm theo chất tiết đa số là viêm phế quản mãn tính, nhất là những người hút thuốc lào thuốc lá nhiều cần chú ý:

– Ở một người nghiên thuốc lào thuốc lá nặng, ho luôn, đồng thời tính chất của ho thay đổi hoặc ho ông ổng đó là dấu hiệu của baó động ung thư phế quản

– Khạc đờm nhiều kèm theo bội nhiễm luôn phải chú ý đến ung thư họng- thanh quản, ò thực quản, khí quản, thoát vị…

3/ Ho khan kéo dài cần chú ý đến:

– Bệnh của thanh quản, viêm tai, viêm xương chũm mạn tính

– Ung thư phế quản: nghĩ đến bệnh này nếu ở bệnh nhân hút thuốc lá trên 20 bao /năm và cần phải soi phế quản mặc dù đã chụp phim phổi cản thấy như bình thường.

– Các bệnh tổ chức kẽ của phổi như xơ phổi, phù phổi bán cấp, ung thư phổi hoặc lao kê.

– Tràn dịch mạn tính màng phổi

– Một số chất độc gây kích htích trực tiếp do cơ chế miễn dịch dị ứng ngay như hen.

– Tình trạng tâm thần trong một số bệnh tâm thần…

4/ Điều cần nhớ khi xuất hiện triệu chứng ho:

– Ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, đôi khi rất hữu ích nên phải tôn trọng, trong các trường hợp ho cấp dưới 3 ngày mà không có sốt, không kèm theo đau ngực, không khó thở, không khạc đờm máu, mủ, thì nhất định không nên dùng thuốc kháng sinh, không dùng thuốc giảm ho.

– Nếu ho có tiết chất nhầy trong các bệnh mãn tính cũng không được dùng thuốc giảm ho, cần cho bệnh nhân uống nhiều nước; thuốc long đờm và cần cho bệnh nhân tập luyên để khạc đờm ra.

– Cần chú ý: Nếu ho trên 3 ngày thì phải đi chụp tim phổi. Còn ho kéo dài trên 3 tuần đặc biệt ở bệnh nhân già, có mắc các bệnh mãn tính khác hoặc gày sút, có sốt về chiều thì phải kiểm tra xem có mẵc lao phổi không và cân nhắc nên soi phế quản để phát hiện các bệnh lý ác tính.

Như trên đã giới thiệu, nếu bác ho cấp trên 3 ngày hoặc mắc ho kéo dài, tốt nhất bác nên đi khám để biết rõ tình trạng bệnh lý và có biện pháp điều trị cụ thể.

trần minh hiền orlando ngày 17 tháng 7 năm 2013