Xem Nhiều 5/2024 # 7 Phương Pháp Chữa Bệnh Tắc Tia Sữa Tại Nhà Hiệu Quả # Top 1 Yêu Thích

– Tia sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú còn được gọi là các tia sữa, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm gây ra bệnh tắc tia sữa. – Tắc tia sữa có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên ống dẫn sữa hay ngay tại xoang chứa sữa. Có thể bị tắc ở một ống dẫn, nhưng cũng có thể bị tắc cùng lúc ở nhiều ống dẫn.

– Trong những ngày đầu sau khi sinh, sữa được tạo ra là sữa non, có màu vàng nhạt và đặc sánh, nếu không được giải thoát kịp thời dễ dẫn đến tắc tia sữa “TẮC SỮA NON”, trường hợp này hay gặp ở những bà mẹ sinh con lần đầu, ít kinh nghiệm trong việc giải thoát sữa ứ đọng (không cho trẻ bú sớm, không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh, không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết …). Bệnh biểu hiện sớm, có thể chỉ vài giờ sau khi cho con bú lần đầu, nhưng thường gặp nhất trong khoảng ngày thứ 2 – 4 sau khi sinh bị Ứ đọng sữa + nhiễm khuẩn.

Việc khai thông tắc tia sữa tại nhà sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài.Bệnh tắc tia sữa, tắc tuyến sữa khai thông ống dẫn sữa sớm trước 48 giờ sẽ làm giảm tình trạng tắc tia sữa và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài chống viêm nhiễm , lở loét vào có mủ nếu bị nặng phải đi rạch để hút ra. Do đó phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa đã đông kết, khơi thông dòng chảy tự nhiên của sữa và hạn chế việc tạo lập thêm những vị trí tắc mới.

Nguyên nhân bệnh tắc tia sữa

– Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa. Sản phụ không cho bé bú sớm và thường xuyên, không vắt sữa thừa khi trẻ bú không hết… Bên cạnh đó, hút/nặn sữa không đúng cách, trẻ đạp vào ngực mẹ hay mặc áo ngực quá chật, cũng làm tổn thương tuyến vú… – Các nguyên nhân trên có thể gây chèn ép và nghẽn tắc lòng ống dẫn sữa , trong khi đó sữa vẫn tiếp tục được tạo ra nên ứ đọng quá nhiều và đông kết, không thể thoát ra ngoài được. Những ngày đầu sau khi sinh, sữa non đặc và sánh, nếu không được giải thoát kịp thời dễ dẫn đến tắc tia sữa. – Một nguyên nhân khác nữa là nhiễm khuẩn. Có thể vi khuẩn theo đường máu đến, hoặc từ ngoài vào do sản phụ vệ sinh đầu vú kém trong thời gian cho con bú. Khi bị nhiễm khuẩn, hệ thống ống dẫn sữa bị viêm, chít hẹp và cũng làm cho sữa không phóng ra được. – Ngoài ra, khi sản phụ bị bệnh, stress, hay chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý… cũng góp phần vào nguy cơ tắc tia sữa. – Viêm tắc tia sữa là quá trình bế tắc, ứ đọng sữa và tạo mủ cấp tính. Bệnh thường phát sinh vào thời kỳ cho con bú, đặc biệt ở bà mẹ sinh con đầu lòng. Triệu chứng điển hình là bầu vú sưng nóng, đau, toàn thân sốt, sợ rét, đau mình. – Không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh. – Không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết. Sữa đọng lại lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ. – Cảm nhiễm hàn tà, làm cho sữa khó lưu thông. – Tinh thần không thư thái làm can khí uất, ảnh hưởng đến chức năng vận hóa của tỳ, sữa ứ đọng hóa hỏa sinh nhũ ung. – Ăn uống thất thường gây tổn thương tỳ vị, vị nhiệt ủng trệ, nhiệt tích tại nhũ lạc, gây sưng đau vú. – Sau khi cho trẻ bú không vệ sinh lau rửa đầu vú sạch.

Nguyên nhân chính gây bệnh tắc tia sữa thường là do nhiễm khuẩn “TẮC SỮA NHIỄM KHUẨN”, có thể nhiễm khuẩn theo đường máu tới hoặc nhiễm khuẩn ngược dòng do các bà mẹ không vệ sinh hay vệ sinh không đúng cách đầu vú trong thời gian cho con bú. Nhiễm khuẩn gây viêm, chít hẹp hệ thống ống dẫn làm cho sữa không thể thoát ra ngoài.

Dấu hiệu nhận bệnh tắc tia sữa :

– Các biểu hiện của tắc tia sữa tiến triển tự nhiên từ từ, nhưng đôi khi tương đối nhanh và rõ rệt. Thường sau khi ngủ dậy, bà mẹ thấy cảm thấy một hoặc hai vú căng to, tức và đau so với bình thường và càng lúc càng tăng dần.

– Vú có những khối tròn di động nhiều kích thước, bề mặt gồ ghề, nằm riêng rẽ hay liên kết lại với nhau tạo thành khối lớn, chạm vào rất cứng và đau. Có thể kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ … Sữa không tiết ra được khi cho bé bú, hút /nặn .

Phương pháp chữa bệnh tắc tia sữa tại nhà hiệu quả :

– Khi thấy bầu ngực căng cứng, sờ thấy có cục gì bên trong bầu ngực và rất đau thì đó chính là những túi sữa còn “tồn đọng” của lần xuống sữa trước mà trẻ bú không hết. Chúng gây tắc tia sữa, nếu không tìm cách làm thông tuyến sữa thì người mẹ sẽ rất đau đớn và sữa mới cũng không thể xuống để cho trẻ bú. Để giải quyết vấn đề này, có nhiều phương cách như massage bằng tay để bầu ngực người mẹ mềm ra, túi sữa vón cục bên trong cũng tan đi, “mở đường” cho sữa mới chảy ra. Đi kèm với massage là chườm nóng, với mục đích chính là để cho bầu ngực mềm hơn, bổ trợ cho những động tác massage để giúp “thông đường” tia sữa nhanh hơn. – Matxa kích thích sữa là phương pháp kích thích từ bên ngoài, bên cạnh đó còn có giải pháp như uống thuốc nam, uống các loại lá cây, hoặc giã nhỏ các loại dược thảo để đắp lên phầm núm vú để thông tia sữa. Đương nhiên bên cạnh những cách thức theo phương pháp dân gian thì y học hiện đại cũng giúp bạn giải quyết nỗi lo này. Chiếu đèn hồng ngoại, dung máy hút chân không để hút sữa, cho người mẹ uống thuốc cũng giúp cho việc thông tia sữa. Tùy cơ địa, mức độ và thời gian của tình trạng tắc tia sữa mà mỗi người sẽ thích hợp với phương thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn không thừa nếu bạn có nhiều thông tin từ kinh nghiệm thực tế của các bà mẹ đã “từng trải”.1. Chữa bệnh tắc tia sữa bằng bấm huyệt xoa bóp :

Bạn tự bấm vào các huyệt kiên tỉnh, nhũ căn, chiên trung, dịch môn, ốc ế… có tác dụng hành khí, hoạt huyết, chống ứ trệ,làm thông tia sữa. – Huyệt kiên tỉnh: Nằm ở chính giữa bả vai, là điểm giữa của đường thẳng nối giữa chỗ cao nhất ở gáy khi ngồi cúi đầu với bờ ngoài của mỏm cùng vai. Khi bấm huyệt, cần dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh, tạo được cảm giác căng tức là tốt. Trong nhiều trường hợp, việc bấm huyệt này có thể làm thông tia sữa tức thì.

– Huyệt Nhũ căn: Từ đầu vú thẳng xuống, huyệt nằm ở bờ trên xương sườn thứ 6, cách đường chính giữa ngực khoảng 4 thốn (7-7,5 cm). Khi lấy huyệt, cần nâng bầu vú lên trên.

– Huyệt Ốc ế: Nằm ở trên bờ xương sườn 3, từ núm vú thẳng lên. Cách đường chính giữa ngực khoảng 4 thốn (7-7,5 cm). Dùng đầu ngón tay cái xoa day và điểm mạnh vào huyệt.

– Huyệt chiên trung: Nằm ở đường dọc chính giữa ngực, ngang với 2 núm vú ở nam giới hoặc ngang 2 khoảng liên sườn 4 ở phụ nữ. Dùng đầu ngón cái xoa day trong 2-3 phút. -Huyệt Dịch môn: Nằm ở kẽ ngón tay út và áp út (ngón tay 4 và 5), chỗ tiếp giáp giữa da gan tay và mu tay. Xoa bấm bằng đầu ngón tay cái, tạo được cảm giác đau nhẹ là được. Mỗi ngày nên xoa day, bấm huyệt 1-2 lần, mỗi huyệt xoa bấm 1-3 phút. Kết hợp với massage ngực theo chiều kim đồng hồ .

Ngoài ra bạn kết hợp với 1 số động tác ép tay để sữa ra :

– Động tác day ép: Dùng 1 bàn tay đè ép bầu cú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. “day ép” chứ không phải là “xoa”, bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết. – Đè ép nhẹ nhàng trong mức đau có thể chịu đựng được, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại. Thực hiện như trên nhiều lần. – Động tác day ép có thể áp dụng ở cả giai đoạn sớm cũng như khi tắc tia sữa đã rõ ràng, đã hình thành những cục mảng, mật độ chắc ở bầu vú. Một điều đáng lưu ý khi thực hiện động tác này, mẹ của bé phải nhẹ nhàng và kiên nhẫn, vì nếu thực hiện thô bạo sẽ rất đau đớn mà hiệu quả chưa chắc đã tốt hơn. – Những cục mảng hình thành trong bầu vú khi bị tắc tia sữa có thể tồn tại một thời gian dài ngay cả khi mẹ của bé thức hiện động tác day ép tốt, nhưng điều đó hoàn toàn không đáng ngại nếu lượng sữa ra vẫn bảo đảm như trước khi bị tắc. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để tăng nhanh hiệu quả điều trị. Động tác bú mút rất quan trọng vì thế khi day ép nên kết hợp với động tác bú mút. Trường hợp núm vú bị tổn thương (nứt cổ gà …) mà sợ đau không dám cho con bú thì phải để người lớn bú mút ra, tránh để sữa ứ đọng.2. Lá bồ công anh chữa bệnh tắc tia sữa :

Dùng lá bồ công anh tươi hoặc khô để đắp nên ngực kết hợp với massage ngực hiệu quả nhanh .

+ Rửa sạch từng lá, ngâm nước muối sạch sẽ, giã nát vắt lấy nước đun uống hoăc rửa sach đun nước sôi cùng với lá BCA, nhà mình dùng máy xay sinh tố thì cho thêm chút nước rồi xay nát, lọc bã để đắp lên ngực, còn nước cốt dùng để uống.

+ Bã lá bồ công anh sau khi giã/xay có thể đắp lên ngực lâu được, đắp chỗ nào bị tắc sữa, các chỗ nắn trên ngực thành cục hạch là chỗ sữa tắc, em gái mình hay đắp qua đêm, mỗi lần đắp tránh đầu núm ngực.

+ Bồ công anh để uống: mỗi lần dùng khoảng 50g lá tươi, với các mẹ lần đầu uống thì uống ít một rồi mới tăng liều lượng uống tùy theo tình trạng tắc sữa. Như em gái mình trước bị tắc sữa rất nặng, cả hai bên ngực đều có các cục hạch sữa thì liều lượng uống nhiều nhất là mỗi ngày 2 cốc nước lá 250ml

+ Cho lá Bồ công anh, thần khúc 50g, 900ml nước. Rửa sạch 2 vị thuốc trên rồi cho vào nồi, đổ nước vào đun rồi cô đặc còn khoảng 300ml nước cốt là được. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, chữa tắc tia sữa ở vú bị căng cứng, đau nhức.

3. Chữa bệnh tắc tia sữa bằng đông y :

Giai đoạn nhũ thống – sữa ứ trệ: – Triệu chứng: vú sưng đau, sữa ra không đều, không thông, sắc da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mình mẩy, ngực tức. Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng. – Bài thuốc gồm: qua lâu 12 g, ngưu bàng tử 12 g, sài hồ 12 g, hoàng cầm 10 g, liên kiều 8 g, sơn chi tử 10 g, thiên hoa phấn 16 g, tạo giác thích 8 g, kim ngân hoa 12 g, trần bì 10 g, thanh bì 12 g, cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang.Giai đoạn ung – làm mủ: – Triệu chứng: bầu vú sưng to, da đỏ nóng từng đám hoặc cả vú, đau tăng, sốt cao, người bứt rứt khó chịu, miệng khát muốn uống, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác. – Bài thuốc gồm: hoàng liên 10 g, hoàng cầm 12 g, liên kiều 10 g, ơn chi tử 12 g, cát cánh 12 g, đại hoàng 10 g, đương quy 12 g, bạch thược 12 g, đinh lang 10 g, bạc hà 8 g, mộc hương 8 g, thăng ma 10 g, hoàng kỳ 12 g, bạch chỉ 12 g, xuyên sơn giáp 6 g, tạo giác thích 6 g, cam thảo 6 g. Sắc uống ngày một thang.Giai đoạn vỡ mủ: – Triệu chứng: do mủ tự vỡ hoặc chích rạch tháo mủ, thân nhiệt hạ, sưng đau giảm. Nếu mủ đã vỡ mà vẫn không giảm sưng đau, thân nhiệt cao, chứng tỏ nhiệt độc còn thịnh, làm mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành truyền nang nhũ ung. -Bài thuốc gồm: nhân sâm 10 g, bạch truật 12 g, xuyên sơn giáp 6 g, bạch chỉ 12 g, thăng ma 10 g, đương quy 12 g, hoàng kỳ 12 g, tạo giác thích 6 g, cam thảo 6 g, thanh bì 12 g. Sắc uống ngày một thang.4 .Chữa bệnh tắc tia sữa bằng thuốc nam : – Củ cỏ gấu tươi 30 g giã nát, dùng rượu sắc uống, bã thuốc còn nóng đắp vào chỗ đau. Lấy 10 g củ gấu tươi, giã nát rồi trộn với rượu đắp vào chỗ vú đau. – Cây hoa hiên tươi một nắm nhỏ giã nát, trộn thêm với chút giấm chua rồi đắp vào chỗ vú sưng đau. Bồ công anh 30-60 g tươi đem sắc, chia 2-3 lần uống trong ngày. Nếu bị lâu ngày dẫn đến viêm tuyến vú, lở loét không khỏi, nên áp dụng một số bài thuốc sau: – Xơ mướp 1 cái, băng phiến 3-5 g, nghiền thành bột mịn, trộn thêm dầu vừng (có thể dùng dầu thực vật), bôi vào chỗ đau. – Nếu vú đã bị chảy mủ, dùng hàn the rắc vào chỗ đau. Bồ công anh, cỏ seo gà tươi mỗi vị khoảng 30 g, sắc nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

7 .Chữa bệnh bằng thông tắc tia sữa tại nhà :

Dùng các loại máy để chữa bệnh tắc tia sữa .bạn có thể gọi đến chúng tôi để được các bác sỹ đến thông tắc tia sữa tại nhà .

Trung tâm cam kết:

Thông tia sữa sau 1 lần điều trị duy nhất! khách hàng hoàn toàn hài lòng

Chiếu tia và sử dụng sóng siêu âm đa tần số công nghệ độc quyền làm tan phần sữa tắc,tuyệt đối không day bóp bằng tay gây đau đớn.

Con bú được ngay,có tác dụng với cả những người cơ địa ít sữa,ngày càng nhiều sữa hơn do đường tia đã thông

Chi phí thấp nhất,có hỗ trợ cho nhưng gia đình hoàn cảnh khó khăn .

Từ những yếu tố như đã đề cập trên, người mẹ muốn phòng ngừa tắc tia sữa thì phải loại trừ được các nguy cơ và nguyên nhân gây tắc nghẽn và lưu ý những điều sau:

– Cho bé bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh và bú liên tục theo nhu cầu.

– Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhưng đảm bảo giờ giấc cho bé bú hay hút sữa.

– Điều quan trọng nữa là lượng nước uống vào gấp đôi so với thường ngày, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thịt cá trứng sữa và các chất xơ từ rau quả

– Hạn chế ăn chất béo bão hòa và giảm stress căng thẳng trước sinh .