Phổ Biến 5/2024 # Cách Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu Hiệu Quả Lại Đơn Giản # Top 7 Yêu Thích

Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng những biện pháp đơn giản tại nhà mà cả ông bố và mẹ bầu đền nên quan tâm trong giai đoạn thai kỳ.

1. Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở bà bầu

Dấu hiệu bà bầu cảm cúm

– Ho khan

– Ớn lạnh

– Đau đầu

– Nghẹt mũi và chảy nước mũi

– Đau cơ hoặc đau nhức cơ thể

– Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần

– Bị sốt khi mang thai, sốt từ vừa phải đến cao.

Có rất nhiều mẹ bầu vẫn lầm tưởng rằng cảm cúm và cảm lạnh là giống nhau, nhưng thật chất hai bệnh này hoàn toàn là khác nhau.

Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau và chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng và các xoang. Người bệnh thường sẽ ngạt mũi, chảy nước mũi, sốt nhẹ, ho có đờm, cơ thể mệt mỏi và hơi gai lạnh.

Còn cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Hội chứng đau là một dấu hiệu khá nổi bật của cúm, giúp phân biệt với cảm lạnh thông thường. Cảm cúm gặp ở mọi đối tượng nhưng nếu phụ nữ mang thai mắc cúm thì sẽ dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và những bất thường cho sản phụ, thai nhi.

Chính vì vậy mẹ và ông bố nên phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để có biện pháp hỗ trợ điều trị tích cực ngay từ đầu.

2. Cảm cúm có ảnh hưởng đến thai nhi?

Đây chắc hẳn là mối quan tâm hàng đầu của những mẹ bầu. Virus cúm khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật và khi sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Đặc biệt, virus còn có thể làm dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở trẻ như hở hàm ếch, tim bẩm sinh hoặc một số loại khiếm khuyết trên cơ thể. Vì thế các mẹ bầu cần tìm hiểu trong các giai đoạn của thai kì, cảm cúm sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến mình và thai nhi.

Bà bầu khi bị cảm cúm 3 tháng đầu

Có khá nhiều nghiên cứu cho thấy trong các tháng đầu của thai kì, virus cúm có thể gây dị tật cho thai nhi, tuy không phải là tất cả. Nếu bà bầu bị cảm cúm trong khi mang thai 3 tháng đầu thì cũng không nên quá lo lắng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Nhưng đó là trường hợp virus gây bệnh cho bà bầu là virus không gây rất nhiều nguy hiểm. Trong tất cả các loại virus gây cúm cho mẹ bầu thì bị cảm cúm do nhiễm Rubella là trường hợp nguy hiểm nhất, vì virus này khiến trẻ có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Với trường hợp này, các bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên bỏ thai là không thể tránh khỏi. Chính bởi vậy, đối với bà bầu, bị cảm cúm là nỗi lo sợ lớn nhất, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, lạnh và liên tục thay đổi là điều không thể tránh khỏi.

Vì thế nên các mẹ bầu không nên chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình, không phải ai cũng hiểu điều quan trọng này nên vẫn tồn tại những trường hợp đau lòng xảy ra, như mẹ bầu bị cảm cúm nhưng lại không uống thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi hoặc thậm chí có những bà bầu dù biết rằng không được dùng thuốc nhưng vẫn tự ý không nghe theo với tâm lý “uống ít không ảnh hưởng”.

Bà bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối

Hệ miễn dịch của người mẹ trong suốt thời gian mang thai khá yếu, virus, vi khuẩn có hại trong môi trường có thể dễ dàng xâm nhập, những chuyển biến của cơ thể trong giai đoạn cuối thai kì để chuẩn bị sinh nở cũng là điều kiện khiến các bà bầu dễ bị cảm cúm. Tuy cảm cúm khi mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ không còn quá nguy hiểm với mẹ và bé, nhưng không phải vì thế mà mẹ có thể lơ là vì cho đến tháng thứ 7, 8 hay 9 vẫn không có điều gì là đảm bảo cho đến khi mẹ sinh em bé an toàn.

3. Mẹ bị cảm cúm có nên cho con bú?

Sữa mẹ là một thực phẩm tự nhiên lý tưởng nhất mà không một thực phẩm nào có thể sánh được đối với trẻ sơ sinh thế nên các bà bầu chắc hẳn sẽ lo ngại nếu mình mắc bệnh này thì liệu bé có được bú sữa từ mẹ hay không? Câu trả lời là cảm cúm khi cho con bú không thực sự đáng lo nếu mẹ luôn giữ vệ sinh để tránh lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Đã được nghiên cứu nhiều và chưa có một bằng chứng nào chứng minh được là bà mẹ bị cúm thì sẽ nhiễm virut cúm trong sữa của mình. Vì thế nên tuy không lây qua đường sữa mẹ nhưng virus cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái vuốt ve môi mũi con cũng đủ làm con bị nhiễm virus nếu trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh. Chính vì vậy nên các mẹ sẽ cần những lưu ý sau đây khi cho con bú nếu đang mắc bệnh cảm cúm.

– Người mẹ nên rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi chạm vào bé

– Đeo khẩu trang khi cho con bú

– Hạn chế gần gũi bé như thay bỉm, tắm cho bé hay cho bé ăn

– Tuyệt đối không hôn con hay âu yếm bé khi đang bị bệnh

– Ngoài ra, trong trường hợp bệnh của mẹ nặng lên, mẹ hãy chủ động cách ly con, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc trực tiếp với con.

4. Bà bầu bị cảm cúm nên xông mũi?

Khi bị bệnh cảm lạnh hay cảm cúm, mọi người thường hay nghĩ đến xông vì đây là phương pháp dân gian, không chỉ là biện pháp lành tính, dễ chịu và rất dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này có thực sự không thích hợp với mẹ bầu. Khi mẹ bầu ngồi trong chăn kín với nồi nước để xông nóng sẽ gây tác dụng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra, sức nóng khi bà bầu xông hơi có thể làm cho bạn cảm thấy chóng mặt và làm hạ huyết áp. Trong khi đó, hiện tượng huyết áp thấp lại cần phải tránh trong suốt thai kỳ bởi vì điều này có thể làm giảm số lượng máu dẫn đến nhau thai. Sự tăng nhiệt độ làm nóng nước ối, gây tác động đến bào thai. Khi nóng, cơ thể mẹ xuất hiện cơ chế thoát mồ hôi nhưng bé nằm trong bụng mẹ thì không như thế. Gia tăng thân nhiệt mẹ có thể phá hủy các tế bào trong bào thai cũng như ngăn cản oxy tới được với bé. Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn tới dị tật thai nhi hoặc sảy thai.

5. Chữa cảm cúm ở bà bầu

Với những nguy hiểm mà cảm cúm khi mang thai gây ra cho cả mẹ và bé thì Tuthuoc24h sẽ cho bạn những lời khuyên và phương pháp để ngăn ngừa và chữa trị cảm cúm cho các mẹ.

Phòng ngừa cảm cúm cho bà bầu

– Cách tốt nhất để ngăn ngừa cúm là tiêm phòng cúm. Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ-CDC, vaccine ngừa cúm không gây nguy cơ cho mẹ lẫn bé yêu

– Bên cạnh đó vì chứng cảm cúm lan truyền dễ dàng nên mẹ bầu nên tránh xa bất cứ ai có triệu chứng cảm cúm

– Bổ sung vitamin cần thiết, đặc biệt vitamin C cho cơ thể, nên uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng nước súc miệng bằng nước muối hằng ngày

– Hạn chế các thói quen dùng tay che miệng khi hắt hơi hoặc ho, tránh sờ tay lên mặt để hạn chế sự lây lan vi khuẩn từ bàn tay lên cơ thể

– Tránh xa khói thuốc lá, không uống các chất có cồn, tích cực đi bộ hít thở không khí trong lành

Cuối cùng là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Những cách chữa trị cảm cho bà bầu

– Tỏi: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỏi cũng là một trong những cách có thể làm tăng nhanh tốc độ phục hồi sức khỏe sau cúm và tăng sức đề kháng. Tỏi lại rất an toàn với phụ nữ đang trong thai kì nên tỏi được khuyên dùng trong các trường hợp cảm cúm ở bà bầu. Do đó, các chị em có thể kết hợp tỏi trong những bữa ăn hằng ngày.

– Muối ăn: Muối ăn là gia vị được khuyên dùng trong những trường hợp phụ nữ mang thai bị cảm cúm vì đây là một chất để xúc miệng tuyệt vời và có thể đẩy lui bệnh ho hoặc kết hợp muối pha với nước ấm, nên dùng để rửa mũi.

– Món canh gà: Canh gà đặc biệt là món ăn có tác dụng trị các triệu chứng mà cảm cúm gây ra như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho và đau họng vì trong thịt gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể rất hiệu quả. Vậy nên những loại canh gà, bà bầu có thể dùng khi đang mang thai và các trường hợp bị cảm cúm.