Xem Nhiều 4/2024 # Cách Chữa Nhức Chân Răng Hiệu Quả # Top 0 Yêu Thích

Cập nhật lần cuối: 09/06/2024

Nhức chân răng là một trong những tình trạng bệnh lý nha khoa khá phổ biến hiện nay. Nó không những gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà còn có thể diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Vậy đâu là cách chữa nhức chân răng hiệu quả?

1. Nguyên nhân gây ra đau nhức chân răng

Để tìm ra được cách chữa nhức chân răng hiệu quả, chúng ta cần phải xác định được rõ nguyên nhân gây ra bệnh là từ đâu. Theo các bác sĩ nha khoa, hiện tượng nhức chân răng là biểu hiện của tình trạng đau răng khi mà bệnh lý đã trở nên nặng và phúc tạp. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu gây ra tình trạng nhức chân răng là do bệnh lý viêm nha chu gây nên. Viêm nha chu sẽ khiến nướu bị viêm tấy đỏ, đau nhức, chảy máu và nghiêm trọng hơn là dần dần lợi sẽ tụt khỏi răng tạo nên những túi lợi sâu, đau buốt.

Bệnh tiến triển càng nhanh thì tình trạng đau nhức chân răng càng trở nên nghiêm trọng bởi bệnh viêm nha chu cuối cùng sẽ làm răng bị lung lay và dẫn đến mất răng.

Bị sâu răng cũng là nguyên nhân gây nhức chân răng. Khi đó, ở phần mô răng bị sâu, vi khuẩn sẽ tấn công và tạo thành các lỗ nhỏ li ti, nếu không điều trị sớm, các lỗ này sẽ dần to ra, ăn sâu vào tủy, gây viêm tủy, thâm chí là hoại tử tủy. Lúc này, tình trạng nhức chân răng càng rõ nét hơn, có khi buốt nhói đến tận óc.

2. Cách chữa nhức chân răng hiệu quả tại nhà

Khi bị nhức chân răng nếu bạn chưa có thời gian đến nha khoa thì có thể áp dụng một số cách chữa nhức chân răng hiệu quả tại nhà như sau:

Bạn hãy pha loãng một ít muối với nước ấm, sau khi đánh răng sạch sẽ thì dùng nước muối loãng này để súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Đây là cách chữa nhức chân răng hiệu quả bởi muối có tính khử trùng và có thể giết chết các vi khuẩn trong miệng, làm dứt cơn đau tạm thời.

Mù tạt và bột nghệ có tác dụng kháng viêm và gây tê hiệu quả. Bạn hãy trộn hai nguyên liệu này lại với nhau, sau đó bôi hỗn hợp này lên vùng răng bị đau nhức. Công thức đơn giản này sẽ làm giảm viêm và đau quanh răng.

Bạn hãy lấy 1 quả bồ kết đã khô đen, để cả hạt rồi đem nướng cho hơi cháy vỏ ngoài, sau đó nghiền nhỏ cùng với diêm sinh lấy từ 10 que diêm. Ngâm với rượu trắng cho thật đặc trong 2-3 ngày hoặc đun nhỏ lửa trong vài phút. Khi dùng, nhấp ít một ngậm vào chỗ răng đau trong 10 – 15 phút rồi nhổ đi. Ngày làm 2 – 3 lần.

Hãy pha than hoạt tính với một lượng nước vừa đủ để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Tiếp theo, hãy lấy miếng gạc hoặc một miếng bông gòn thấm nhẹ hỗn hợp này lên chỗ răng bị đau.

Lá trầu không cũng có tác dụng giảm nhức chân răng khá hiệu quả. Lấy 2 hay 3 lá trầu không, giã nhỏ cùng dăm hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu, sau 10 phút thì gạn lấy nước trong. Chia 2 lần súc miệng kỹ rồi nhổ hết ra và súc miệng lại mới nước lọc bình thường. Thực hiện đều đặn nhiều lần cảm giác đau nhức chân răng sẽ thuyên giảm dần.

3. Cách chữa nhức chân răng tại nha khoa

Các cách chữa nhức chân răng dân gian trên chỉ có tác dụng giảm đau tại chỗ mà không thể chữa bệnh dứt điểm. Do đó, ngay khi có những triệu chứng nhức chân răng, bạn cần đến những trung tâm nha khoa uy tín để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh.

Phương pháp hàn trám răng thẩm mỹ khá đơn giản, nha sỹ sẽ tiến hành đưa vật liệu trám lên vùng cổ răng bị khuyết mô và thao tác chỉnh sửa cho đến khi đạt được tính thẩm mỹ tận tâm sẽ chiếu đèn laser để đông cứng vết trám.

Phần cổ răng sau khi được trám bù vật liệu sẽ hạn chế được tình trạng lộ ngà và do đó cảm giác ê buốt chân răng cũng sẽ không còn.

Với trường hợp tụt lợi nặng, nha sỹ có thể chỉ định ghép vạt nướu, sử dụng các vạt niêm mạc ở vùng răng lân cận, che phủ phần chân răng bị lộ ra do tụt lợi.

Loại bỏ các mảng bám cao răng là cách tận tâm để khắc phục và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm. Đối với trường hợp bị viêm nha chu thì cách này có thể được áp dụng kết hợp đồng thời với một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Trong trường hợp nhức chân răng là biểu hiện của bệnh viêm chóp chân răng thì cần phải tiến hành điều trị tủy ngay để bảo tồn mô răng thật tối đa, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn, dẫn đến mất răng.

4. Cách phòng tránh nhức chân răng tại nhà

Để phòng tránh nhức chân răng bạn nên thực hiện theo một số cách sau:

Giữ vệ sinh răng miệng, đặc biệt là đánh răng sau mỗi bữa ăn, hoặc dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

Tránh ăn nhiều đường, nhiều kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Không ăn trầu, hút thuốc lá, nghiện rượu.

Súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng.

Cần nhanh chóng tới gặp nha sĩ để được thăm khám phát hiện nguyên nhân để có cách hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng sau này.