Đề Xuất 5/2024 # Cách Chữa Bệnh Chàm An Toàn Dịu Nhẹ Tốt Cho Làn Da # Top 2 Yêu Thích

Nội dung bài viết bao gồm:

I. Thông tin về bệnh chàm

1. Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm hay còn có tên gọi khác là bệnh Eczema, đây là tình trạng viêm da xảy ra ở lớp thượng bì của da. Những biểu hiện của bệnh thường được chia thành giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính. Đây là căn bệnh ngoài da khá phổ biến, chiếm tới 80% số ca mắc bệnh ngoài da hiện nay. Những biểu hiện bệnh thường làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và vấn đề sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

2. Nguyên nhân gây bệnh chàm

Nhiều người hay thắc mắc là tại sao trên da bỗng nhiên xuất hiện các dấu hiệu của bệnh chàm. Điều này thật ra không khó lý giải vì căn bệnh này xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có những nguyên nhân thường gặp như:

Di truyền: nếu trong gia đình mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn những người khác. Đặc biệt nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh thì con cái có khả năng mắc bệnh rất cao.

Cơ địa dị ứng: nhiều người khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng thì hệ miễn dịch lại tự giải phóng histamin gây ra các hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu.

Hóa chất: Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa… sẽ làm da bị tổn thương, lớp màng bảo vệ da bị tổn hại và gây ra các bệnh ngoài da.

Dị ứng thực phẩm: Hải sản, sữa, thức ăn cay nóng… dễ gây ra các phản ứng trên cơ thể, gây ra hiện tượng ngứa, khó chịu và dễ phát triển thành bệnh chàm.

Thường xuyên căng thẳng, stress: Cũng là nguyên nhân gây bệnh. Vì lúc này cơ thể gia tăng sản xuất hormone cortisol làm giảm hoạt động của hệ miễn dịch, làm cho cơ thể dễ dàng mắc bệnh.

Thời tiết: Sự thay đổi thời tiết cũng làm thay đổi các phản ứng trong cơ thể là làm cho đối tượng bị chàm không ngừng tăng cao.

Do bệnh chàm rất dễ mắc phải nên chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, hạn chế khả năng mắc bệnh bất cứ thời điểm nào.

3. Triệu chứng của bệnh chàm

Các bệnh ngoài da thường có biểu hiện khá giống nhau nên bệnh nhân thường hay bị nhầm lẫn. Vì vậy để nhận biết dễ dàng hơn, bạn nên nắm các triệu chứng điển hình khi mắc bệnh. Cụ thể, đó là:

Ngứa nổi phù: được xem là triệu chứng đầu tiên mà người bệnh thường hay chủ quan. Hiện tượng ngứa kéo dài làm bệnh nhân hay gãi nhưng không đỡ, thậm chí người nhiều hơn vì gãi làm gia tăng phản ứng trong cơ thể, giải phóng histamin nhiều hơn.

Nổi mụn nước: xuất hiện vài ngày sau khi da có dấu hiệu bệnh, nếu bị tác động thì mụn nước sẽ vỡ ta, làm da dày và chuyển vàng. Lúc này các loại vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây ra hiện tượng bội nhiễm làm cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn.

Bong tróc: là một trong những biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh chàm, lúc này da chết sẽ bị bong tróc, lớp da non mới sẽ tự bong vẩy trắng làm da sần sùi thô ráp. Lúc này da rất ngứa nên nếu chúng ta gãi sẽ gây trầy xước làm nhiễm khuẩn và hình thành sẹo.

Ngoài những triệu chứng trên, khi mắc bệnh bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Đặc biệt nếu những biểu hiện bệnh cứ tái phát nhiều lần sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý của nhiều bệnh nhân. Vì vậy, bạn không được chủ quan mà ngay khi có các dấu hiệu bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để tiến hành các biện pháp kiểm tra và chẩn đoán bệnh.

II. Cách chữa bệnh chàm tốt và an toàn hiện nay

1. Trị bệnh chàm bằng thuốc Tây

Hàng ngày, các bệnh viện cũng như trung tâm da liễu nhận được rất nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh Eczema. Tình trạng bệnh của từng bệnh nhân rất khác nhau, vì vậy cần phải tiến hành các biện pháp thăm khám thì bác sĩ mới có thể đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc sau:

Thuốc bôi: kem kháng sinh, thuốc mỡ corticoide, dầu kẽm, nước muối sinh lý, thuốc tím, dung dịch chống khuẩn… để điều trị những dấu hiệu trên da như ngứa, mẩn đỏ…

Thuốc uống: thuốc histamin, thuốc Chlopheniramin, thuốc peritol, thuốc Trexyl, thuốc Astelong, thuốc Histalog… nhằm mục đích an thần, chống ngứa.

Ngoài ra, bác sĩ cùng thường khuyên bệnh nên thường xuyên dùng vitamin C để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.

Người bệnh cần phải tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã hướng dẫn, uống thuốc đúng giờ, đúng toa để nhanh chóng khỏi bệnh. Đồng thời trong quá trình điều trị bệnh tràm cũng cần phải theo dõi, nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng cần phải theo dõi và tới gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp.

2. Trị bệnh chàm bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian tồn tại rất nhiều bài thuốc chữa bệnh chàm từ nguyên liệu tự nhiên. Đây cũng là cách mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dùng nếu bệnh đang ở giai đoạn cấp tính. Nhưng muốn phát huy được hiệu quả của cách điều trị, bạn cần phải biết sử dụng như thế nào mới là đúng.

2.1 Hướng dẫn chữa bệnh chàm bằng dầu dừa

Dầu dừa không chỉ là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các công thức làm đẹp mà còn giúp chữa các bệnh ngoài da rất hiệu quả. Trong dầu dừa có chứa nhiều vitamin, acid lauric, acid caprylic, antimicrobial, antioxidant, anti-fungal và antibacterial có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa giúp chữa các triệu chứng bệnh chàm cơ địa hiệu quả.

Bạn chỉ cần vệ sinh da thật sạch rồi bôi lên vùng da bị chàm hàng ngày sẽ thấy những biểu hiện trên da được cải thiện đáng kể. Nhiều chuyên gia còn khuyên bạn nên dùng dầu dừa trong chế biến món ăn hàng ngày rút ngắn thời gian chữa bệnh.

2.2 Sử dụng khoai tây chữa bệnh chàm cũng khá hiệu quả

Chúng ta vẫn dùng khoai tây để nấu các món ăn nhưng liệu bạn có từng dùng loại củ này để chữa các dấu hiệu bệnh chàm mà bạn đang mắc phải bao giờ chưa. Trong một củ khoai tây chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất có khả năng kháng khuẩn và cung cấp độ ẩm cho da khá tốt.

Bạn chỉ cần dùng một củ khoai tây và thực hiện theo các bước được chúng tôi hướng dẫn ngay sau đây:

Khoai tây rửa thật sạch, gọt vỏ rồi giã nát.

Rửa vùng da bị chàm thật sạch rồi đắp khoai tây lên da.

Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sau 1 thời gian sẽ thấy da được cải thiện đáng kể.

2.3 Áp dụng cách chữa bệnh chàm bằng muối hạt

Muối có công dụng diệt khuẩn, khử trùng và kháng viêm rất hiệu quả. Bạn nên chọn nguyên liệu này để sát trùng và điều trị những tổn thương trên da khi bị bệnh chàm. Cụ thể, người bệnh nên sử dụng nguyên liệu này như sau:

Dùng muối hột rang lên trong khoảng 10 phút.

Đợi muối nguội bớt rồi giã nhỏ và chà sát lên vùng da bị bệnh.

Áp dụng hàng ngày sẽ thấy da có chuyển biến rõ rệt.

2.4 Cách trị bệnh chàm bằng lá trầu không và rau răm

Cả hai nguyên liệu này đều có tác dụng tốt trong kháng khuẩn, kháng viêm và chữa trị các triệu chứng khi không may mắc bệnh chàm. Vì vậy khi kết hợp 2 nguyên liệu này, chúng ta sẽ có công thức chữa bệnh khá hiệu quả.

Với bài thuốc này, bạn nên tiến hành như sau:

Lấy một nắm lá trầu không và một nắm rau răm rửa thật sạch.

Cho vào nồi nước đun sôi lên cho các tinh chất tan ra trong nước rồi dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh.

Cuối cùng lau lại thật sạch.

Hiệu quả của các bài thuốc này khá chậm nên đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì. Chúng tôi cũng xin nhấn mạnh lại là cách này không phù hợp với bệnh nhân ở giai đoạn nặng, bạn nên dùng các biện pháp khác triệt để hơn.

3. Cách trị bệnh chàm bằng thuốc Đông y

Nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc dân gian không hiệu quả nhưng cơ địa lại không phù hợp với thuốc Tây thì phải lựa chọn cách chữa bệnh khác. Cách dùng thuốc Đông y là một trong những giải pháp mà nhiều người bệnh đang áp dụng. Các bài thuốc Đông y cũng có tác dụng điều trị bệnh ở nhiều giai đoạn khác nhau. Không chỉ có thể điều trị các triệu chứng bên ngoài của bệnh mà thuốc còn giúp tăng cường chức năng và hoạt động của gan, thận giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y chữa bệnh Eczema đang được áp dụng hiện nay.

# Bài thuốc 1

Chuẩn bị nguyên liệu: 8g hoạt thạch, 12g ké đầu ngựa, 12g hạ khô thảo, 12g hoàng bá nam, 12g khổ sâm, 16g thổ phục linh, 16g kinh ngân

Đem tất cả nguyên liệu nấu trong 1 thang thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày

# Bài thuốc 2

Nguyên liệu trong 1 thang thuốc gồm có: 6g thuyền thoái, 8g tri mẫu, 12g kinh giới, 12g phòng phong, 12g ngưu bàng tử, 12g khổ sâm, 12g mộc thông, 20g mộc thông.

Dùng thang thuốc trên bỏ vào ấm nấu và chia làm 3 lần uống trong ngày.

# Bài thuốc 3

Trong một thang thuốc gồm có: 8g bạch tiễn bì, 8g bạch tật lê, 8g khổ sâm, 12g địa phu tử, 12g đương quy, 12g bạch thược, 12g thương truật, 12g phòng phong, 16g thục địa, 16g sinh địa, 16g kinh giới.

Đem tất cả nguyên liệu sắc trong 1 thang rồi dùng uống 3 lần trong ngày

Hiệu quả của bài thuốc phụ thuộc nhiều vào sự kiên trì và chế độ ăn uống sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy mà bạn cần phải tìm hiểu kĩ để biết cách sử dụng thuốc đúng nhất, giúp mang lại hiệu quả cao nhất.

III. Bệnh chàm có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe ?

Những dấu hiệu của bệnh chàm tùy chỉ ở bên ngoài da nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau:

Chàm bội nhiễm: Biểu hiện của bệnh chàm là hay làm cho bệnh nhân bị ngứa mà bệnh nhan có xu hướng gãi nếu bị ngứa quá nhiều. Điều này dẫn đến hiện tượng trầy xước, chảy máu, làm cho các loại vi khuẩn tấn công và gây nên bệnh chàm bội nhiễm. Đây là bệnh chàm rất nặng, những tổn thương ăn sâu vào da, dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Chàm mãn tính: nếu bệnh chàm ở giai đoạn cấp tính không được điều trị sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này bệnh sẽ có chuyển biến phức tạp và việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Nhiều trường hợp người bị bệnh mãn tính không thể chữa khỏi, những biểu hiện bệnh cứ tái đi tái lại khi có điều kiện thuận lợi.

Mất ngủ: buổi tối nhiệt độ và độ ẩm thường hạ xuống nên làm cho những cơn ngứa xuất hiện nhiều hơn. Điều này dễ dẫn đến mất ngủ và gây ra hàng loạt những rối loạn về sức khỏe cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Như vậy những biểu hiện bệnh cần phải được kiểm soát càng sớm càng tốt trước khi chuyển biến nặng hơn. Vì vậy mà bạn không được chủ quan mà cần phải tham khảo cách chữa bệnh phù hợp nhất.

IV. Cách chăm sóc khi da bị chàm

Hiệu quả của việc áp dụng các cách chữa bệnh chàm không giống nhau ở tất cả các bệnh nhân. Thậm chí có rất nhiều người phàn nàn rằng mình cũng áp dụng bao nhiêu cách Đông và Tây y đủ cả nhưng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Thực chất, kết quả điều trị còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa và cách chăm sóc da. Vì vậy để hỗ trợ chữa bệnh và phòng chống bệnh, bạn cần phải thường xuyên áp dụng các biện pháp sau:

Người bệnh cần phải hết sức kiên trì thực hiện theo những gì mà thấy thuốc đã hướng dẫn, nhất là phải sử dụng theo đúng thuốc cũng như liều lượng đã được đưa ra.

Thường xuyên vệ sinh da thật sạch sẽ, không nên gãi lên vùng da bị tổn thương dễ gây trầy xước và nhiễm khuẩn.

Xây dựng chế độ ăn vừa đầy đủ chất dinh dưỡng vừa hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, vừa giúp tăng sức đề kháng, lại vừa cung cấp dưỡng chất giúp da phục hồi hiệu quả hơi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, hải sản, rượu bia và các chất kích thích có thể làm da bị kích ứng.

Thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm để giúp giảm ngứa và duy trì lớp mảng bảo vệ tự nhiên trên da. Bạn nên chọn những loại kem có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phù hợp với làn da của mình. Nếu là lần đầu tiên sử dụng thì nên thử trước ở một vùng da nhỏ, nếu da không có hiện tượng đỏ hay ngứa thì có thể bôi lên các vùng da khác.

Tâm lý thoải mái cũng là điều hết sức quan trọng, khi bạn căng thẳng mệt mỏi cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều hormone cortisol gây ức chế miễn dịch trên da. Điều này làm cho những biểu hiện bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý để hạn chế tình trạng thức khuya, làm việc quá nhiều dễ dẫn đến stress. Đồng thời nên tăng cường tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng để tinh thần thoải mái, nâng cao được sức đề kháng cho toàn bộ cơ thể.