Thịnh Hành 5/2024 # Tai Bị Ù Và Chảy Nước Là Bị Bệnh Gì? Điều Trị Bằng Cách Nào? # Top 9 Yêu Thích

Tai bị ù và chảy nước là bị bệnh gì?

Nếu có biểu hiện mắc ù tai cũng như kèm theo chảy nước thì rất có thể, bạn đang bị viêm tai giữa.

Tai bị ù và chảy nước thường là do mắc bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một bệnh về tai khá phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn với nhiều độ tuổi khác nhau. Người mắc bệnh viêm tai giữa thường sẽ có cảm giác tai bị ù và chảy nước, khó chịu, đau tai, đau đầu… Nước chảy ra từ tai có thể là dịch lỏng hay chất nhầy màu vàng. Các chất này khiến âm thanh không thể dẫn truyền vào tai trong và gây ra triệu chứng ù tai.

Viêm tai giữa với các triệu chứng ù tai, chảy nước trong tai có thể do một số nguyên nhân gây bệnh như sau:

– Nước sinh hoạt bị bẩn, hóa chất và chất độc sẽ ngấm vào trong tai. Viêm tai giữa thường gặp ở người bơi lội trong hồ bơi không đảm bảo hoặc bơi ở sông, suối có nguồn nước ô nhiễm.

– Vệ sinh tai quá nhiều nhưng không đúng cách gây tổn thương trong tai, khiến xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.

– Do thường xuyên bị các bệnh về xoang mũi, viêm họng nên xì khạc khá nhiều dễ dẫn đến tắc vòi nhĩ gây viêm tai giữa, ù tai chảy nước.

Bị ù tai chảy nước có nguy hiểm không?

Bị ù tai chảy nước trong bệnh lý viêm tai giữa không chỉ mang tới cảm giác khó chịu mà nếu không được điều trị sớm, nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe bao gồm:

– Suy giảm thính lực: Nguy cơ mất khả năng nghe chiếm tỷ lệ cao khi tình trạng viêm tai giữa không được điều trị đúng cách. Lúc này, mặc dù nước nhầy tụ sau màng nhĩ sẽ dần hết đi nhưng nó vẫn có thể tồn tại nơi tai giữa một thời gian dài và làm hư hỏng màng nhĩ cùng chuỗi xương con có nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh. Tình trạng này có thể gây suy giảm thính lực vĩnh viễn.

Suy giảm thính lực là biến chứng điển hình của viêm tai giữa

– Gây thủng màng nhĩ: Trong thời gian tai bị viêm, nước nhầy và mủ có thể tích tụ rất nhiều ở tai giữa. Chất lỏng này lâu ngày sẽ gây áp lực lớn và làm thủng màng nhĩ. Điều này khiến bệnh nhân có cảm giác đau tai dữ dội. Nhiều trường hợp lỗ thủng lớn cần phải mổ để vá lại.

– Viêm xương chũm: Điều trị viêm tai giữa không được thực hiện sớm có thể khiến bệnh lan vào xương, gây viêm tai xương chũm (một phần của xương thái dương và hộp sọ). Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới biến chứng nội sọ (viêm màng não, áp xe não), làm tăng nguy cơ tử vong nếu xử lý chậm.

– Biến chứng nội sọ: Chủ yếu là hiện tượng viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, viêm màng não, viêm não hay áp-xe não, áp-xe dưới màng cứng,… ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.

Viêm tai giữa có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

– Lây lan do nhiễm trùng: Nếu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm, sẽ lây lan nhiễm trùng sang các bộ phận xung quanh. Bên cạnh tai có những bộ phận khu đầu, nếu nhiễm trùng lan sang những bộ phận này sẽ rất nguy hiểm.

Điều trị viêm tai giữa bằng cách nào?

Triệu chứng tai bị ù và chảy nước sẽ được cải thiện ngay khi tình trạng viêm tai giữa được điều trị. Chính vì vậy, việc cần làm nhất ngay khi thấy dấu hiệu bị ù tai chảy nước là bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám sớm và điều trị kịp thời. Thuốc dùng điều trị viêm tai giữa thường được sử dụng nhất là thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc nhỏ làm sạch tai… Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp điều trị ù tai chảy nước

Bên cạnh đó, một số thay đổi trong lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng có thể mang đến những lợi ích nhất định. Cụ thể:

– Tuyệt đối không để nước tràn vào trong tai, nhất là nước bẩn. Vì thế, bạn cần cẩn thận khi tắm để nước không vào tai. Tốt nhất, nên hạn chế đi bơi trong thời gian đang điều trị viêm tai giữa. Đối với trẻ nhỏ thì mẹ không nên cho con bú nằm vì dễ khiến sữa chảy vào tai, làm tình trạng nhiễm trùng càng nghiêm trọng hơn.

– Không sử dụng vật cứng để lấy ráy tai.

– Chú ý vệ sinh cả mũi họng bằng nước muối sinh lý, bởi tai mũi họng thông nhau, việc vệ sinh tốt cả 3 bộ phận sẽ giúp tránh viêm nhiễm, bệnh sớm khỏi hơn.

– Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ưu tiên ăn các món ăn mát, mềm, có tác dụng chống viêm.

– Nếu tai bị dính nước thì hãy dùng khăn bông sạch, mềm để thấm, tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.

– Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn để tình trạng ù tai không tiến triển nặng hơn. Nếu ù tai nghiêm trọng, bạn có thể tìm đến các phương pháp cải thiện ù tai như: Tập yoga, thiền, nghe nhạc nhẹ để che phủ đi tiếng ù trong tai,…

Hỗ trợ điều trị ù tai chảy nước nhờ sản phẩm thảo dược

Tình trạng tai bị ù và chảy nước do viêm tai giữa tuy không quá nguy hiểm và có thể chữa khỏi được, nhưng nếu chậm trễ trong điều trị hoặc chữa sai cách sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, đặc biệt là thính lực, dẫn đến điếc tai vĩnh viễn. Chính vì vậy, việc điều trị viêm tai giữa cần được chú trọng và hết sức cẩn thận.

Hiện nay, bên cạnh các phương pháp điều trị y khoa, giới chuyên gia khuyên người bị viêm tai giữa kèm các triệu chứng ù tai, chảy nước nên sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, giúp tăng cường hiệu quả chữa bệnh và phòng ngừa điếc tai, suy giảm thính lực hiệu quả. Một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Kim Thính giúp cải thiện tình trạng ù tai chảy nước

Kim Thính chứa thành phần chính chiết xuất từ , kết hợp cùng vảy ốc, bổ cốt toái, câu kỷ tử, thục địa, đan sâm,… giúp tăng cường tuần hoàn, cải thiện sức nghe, ngăn chặn và hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nhiễm tai, nấm tai, , hay tình trạng điếc tai, nghe kém an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, sản phẩm còn được coi là phương pháp giúp phòng ngừa điếc tai hữu hiệu cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như người lớn tuổi, đối tượng làm việc trong môi trường ồn ào, người đeo tai nghe, dùng điện thoại liên tục,…

Kinh nghiệm chữa ù tai chảy nước do viêm tai giữa

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, nhiều người bị điếc tai, suy giảm thính lực do thủng màng nhĩ đã sử dụng sản phẩm và thấy hiệu quả tích cực:

Bà Lê Thị Tứ bị điếc tai, nghe kém do viêm tai giữa, thủng màng nhĩ nhiều năm. May mắn, nhờ kiên trì dùng Kim Thính, giờ đây, thính lực của bà Tứ đã tốt hơn rất nhiều, bà không còn phải dùng máy trợ thính như trước. Mời bạn xem chia sẻ của bà Tứ trong video sau:

Chuyên gia đánh giá Kim Thính như thế nào?

*Thực phẩm này phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng