Phổ Biến 5/2024 # Cách Chữa Bệnh Ho Gà Ở Trẻ Khi Thời Tiết Chuyển Mùa Nhanh Nhất # Top 7 Yêu Thích

Ho gà là bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính. Bệnh thường xảy ra nhiều nhất đối với trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tủ vong. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa bệnh ho gà.

Bệnh ho gà là gì?

Ho gà là một bệnh thường gặp ở các em nhỏ. Tình trạng này xảy ra do 1 loại vi khuẩn mang tên Bordetella pertussis xâm nhập làm đường hô hấp bị nhiễm khuẩn và gây ra bệnh.

Theo thống kê của WHO, trên thế giới mỗi năm có khoảng 40-50 triệu người bị bệnh ho gà; và trong đó có tói khoảng 300 nghìn người tử vong do không kịp thời chữa trị. Phần lớn trong số đó đều trẻ em dưới 1 tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh ho gà

Như đã đề cập ở trên, ho là là bệnh do loại vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp. Sau đó sẽ khu trú và phát triển khu cực khí quản, thanh quản rồi sinh ra độc tố gây bệnh.

Bệnh phát triển nhiều nhất vào màu đông và xuân; vì lúc này thời tiết ẩm ướt chính là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn này sinh sôi và phát triển.

Triệu chứng biểu hiện bệnh ho gà

Giai đoạn đầu

Trẻ bị bệnh ho gà thường có triệu chứng:

Ho nhẹ

Chảy nước mũi

Có thể sốt nhẹ hoặc không

Trẻ vẫn ăn uống bình thường nên thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.

Sau đó dần dần sẽ có biểu hiện rõ hơn:

Ho khan, hắt hơi, sổ mũi.

Ho càng mạnh về đêm và tính chất ho càng nặng dần lên.

Sau khoảng từ 7 – 10 ngày, các biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ rõ ràng hơn.

Trẻ bị ho nhiều hơn

Chán ăn

Sốt cao

Người mệt mỏi thường quấy khóc

Chảy nước mũi

Khi thở phát ra tiếng rít như tiếng rít ở cổ gà

Nếu để lâu không chữa trị, cơn ho sẽ phát triển thêm và mỗi đợt kéo dài vài tháng. Ở giai đoạn này, bố mẹ sẽ thấy:

Con ho không ngừng kèm theo nôn oẹ

Ho kéo dài, rũ rượi đến mức bị chảy nước mắt, nước mũi. Nhiều khi ho đến mức chảy cả máu mắt.

Sau cơn ho, cơ thể bé thường bị tím tái do bị suy hô hấp.

Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong vì ngẹt thở, không đủ oxy.

Thường xuất hiện nhiều đờm rãi và có tiếng rít sau cuối mỗi cơn ho.

Là giai đoạn phục hồi, các cơn ho giảm dần nhưng vẫn có thể quay trở lại do bị nhiễm trùng đường hô hấp sau nhiều tháng bị bệnh ho gà.

Ngoài ra, nếu để lâu kéo dài bệnh ho gà có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

Viêm phổi

Thiếu oxy não

Viêm não, biến chứng não hay xuất huyết kết mạc…

Suy hô hấp

Tử vong

Do đó, khi trẻ có dấu hiệu bị bệnh ho gà cần phải đưa đến bệnh viện khám và có cách điều trị phù hợp nhất tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Chẩn đoán bệnh ho gà

Chẩn đoán lâm sàng

Ho rũ rượi thành từng cơn kéo dài, liên tục. Sau khi ho người tím tái, có lúc ngừng thở.

Nôn sau cơn ho. Đầu tiên là thức ăn sau là nước dãi trong suốt.

Thở rít vào sau mỗi cơn ho.

Sau mỗi cơn ho trẻ mệt bơ phờ, mình đẫm mồ hôi và thở gấp.

Bạch cầu tăng rất cao từ 15.000 – 50.000/mm³, chủ yếu là tế bào Lympho khi xét nghiệm máu.

Chẩn đoán xác định

Phân lập vi khuẩn ho gà (+) hoặc xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp đối với dịch tiết từ mũi họng bệnh nhân.

Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự

Viêm VA và amydan mãn tính.

Bệnh phó ho gà (Bordetella parapertussis) giống bệnh ho gà; nhưng bệnh thường nhẹ và hiếm gặp. Không có miễn dịch chéo giữa hai bệnh B. parapertussis và B. pertussis.

Viêm phế quản – phổi do bội nhiễm của bệnh ho gà.

Các xét nghiệm

Loại mẫu bệnh phẩm: dịch tiết hầu họng, mũi.

Phương pháp xét nghiệm:

Phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp.

Phân lập vi khuẩn ho gà trên môi trường nuôi cấy chuyên dụng.

Trẻ bị bệnh ho gà có thể chăm sóc tại nhà được không?

Trường hợp trẻ bị ho gà nhẹ: Cơn ho ít, thời gian mỗi cơn ho ngắn; trẻ ăn uống bình thường, khi ho không bị tím mặt thì các mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Tuyệt đối cho trẻ tránh xa các chất kích thích như bụi bẩn, hóa chất và khói thuốc lá.

Trẻ vẫn còn bú mẹ, cho trẻ bú bình thường. Trẻ đã ăn dặm và lơn hơn thì cho ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia nhỏ thành nhiều bữa.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, yên tĩnh và tránh kích thích.

Cách ly trẻ với trẻ khác, phòng tránh lây lan bệnh.

Vệ sinh mũi miệng, thân thể sạch sẽ cho trẻ. Sau mỗi cơn ho, dùng khăm mềm lau bằng nước muối vệ sinh sạch đờm ở miệng cho trẻ.

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho trẻ. Trẻ lớn vệ sinh cả răng miệng và súc hầu họng bằng nước muối.

Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh ho gà ở trẻ như thế nào?

Cách chữa ho gà ở trẻ em bằng thuốc tây

Các mẹ không phải qua lo lắng, bệnh ho gà sẽ không để lại biến chứng và có thể chữa khỏi hoàn nếu như được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Đặc biệt, nếu trẻ được điều trị trong vòng 7 ngày đầu bị bệnh sẽ giảm cơn ho và nguy cơ lây lan rất nhiều.

Đối với trẻ lớn và hoặc ho gà chưa ở giai đoạn chưa gây ra biến chứng, các bác sĩ sẽ điều trị bằng cách dùng kháng sinh đặc hiệu trong vòng 2 tuần.

Đối với trẻ bé hơn thường phải nằm nội trú trong bệnh viện để theo dõi và điều trị. Tuyệt đối, trẻ bị ho gà không được tiếp xúc với người khác và phải cách ly vì đây là bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp.

Bệnh ho gà cần điều trị sớm để diệt vi khuẩn và giảm lây nhiễm. Điều trị đặc hiệu bằng erythromycin với liều 50 mg/kg/ngày trong 14 ngày. Tuy có dùng kháng sinh nhưng không làm giảm dấu hiệu bệnh; trừ khi điều trị sớm trong thời kỳ ủ bệnh hoặc thời kỳ đầu viêm long.

Cho trẻ dưới 1 tuổi nhập viện sớm để theo dõi cơn ho ngạt thở và ngừng thở ngạt. Đồng thời hút đờm dãi, thở oxy, bù nước và bù dinh dưỡng.

Điều trị biến chứng thần kinh, chống phù, chống co giật và suy hô hấp.

Chống bội nhiễm bằng amoxycillin hoặc cephalosporin.

Loại thuốc điều trị ho gà

Loại thuốc kháng sinh đặc trị ho gà thường được bác sĩ kê gồm:

Ampixilin liều dùng 75-100 mg/kg/ngày x 7-10 ngày.

Rulid (Roxithromyxin) 5-8 mg/kg/ngày x 7-10 ngày.

Erythromyxin 30-50 mg/kg/ngày x 7-10 ngày.

Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể kê thêm các biệt dược khác như Eryenfant, erybactrim (liều dùng như erythromyxin).

Trường hợp cơ thể trẻ không chịu được tác dụng phụ của thuốc kháng sinh; hoặc bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu thì có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị ho gà.

Chữa ho gà ở trẻ bằng phương pháp dân gian

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Bên cạnh đó, nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá. Nên cho trẻ ăn uống từ tư tránh bị sặc. Đặc biệt, khi ngủ nên để trẻ nằm nghiêng để tránh đờm dãi trào ngược vào phổi. Khi trẻ nôn hay đờm dãi bố mẹ cần chú ý xử lý ngay nhằm tránh lây sang người khác.

Vỏ rễ cây dâu

Từ ngàn đời nay vỏ rễ cây dâu được xem là một loại thảo dược quý trong điều trị các chứng ho: ho khan, ho có đờm, ho ra máu, ho gà. Với bài thuốc chữa ho gà này các mẹ chỉ cần sắc từ 4-10 gram vỏ rễ dâu với nước cho bé uống thay nước lọc.

Cách phòng ngừa bệnh ho gà

Biện pháp hữu hiệu nhất để đề phòng bệnh ho gà là cho trẻ tiêm vắc xin ngay từ khi còn nhỏ, tiêm đủ 3 mũi theo qui định và lịch tiêm chùng của quốc tế để kết quả phòng bệnh đạt hiệu quả cao.

Tránh tiếp xúc hay hạn chế với những người bị ho gà, nếu trong gia đình có người bị mắc bệnh này thì cần phải chữa trị ngay.

Hơn nữa, mọi người trong gia đình cũng nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc hay nói chuyện với người bệnh.

Không dùng chung bất kì đồ vật nào với người bệnh nhằm tránh bệnh lây lan sang người khác.