Xem Nhiều 5/2024 # Bệnh Gai Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất # Top 0 Yêu Thích

Gai cột sống hay còn gọi là căn bệnh thoái hóa cột sống. Trong đó có sự hình thành các gai xương mọc ra phía ngoài và ở cả hai bên của cột sống. Đây là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, dây chằng quanh khớp, đĩa sụn do cột sống bị viêm mạn tính hoặc chấn thương, lắng đọng canxi ở dây chằng và gân tiếp xúc đốt sống.

Gai xương là các phần xương nhô ra tại các khớp. Gai được hình thành chủ yếu là do sự tổn thương bề mặt khớp. Gây cản trở những hoạt động của xương và gây ra những cơn đau nhức ở các cấp độ khác nhau. Gai cột sống gây ra những cảm giác đau nhức vùng thắt lưng, vai hoặc cổ do gai cọ xát với dây thần kinh.

Cơn đau khiến cho người bệnh không thể cúi được hoặc khi ngồi xuống cần một lúc lâu mới đứng dậy được.

Các cơn đau thắt lưng xuất hiện thường xuyên, âm ỉ kéo dài, đau tăng lên khi người bệnh vận động mạnh và giảm khi nghỉ ngơi.

Cơn đau cấp tính thường có xu hướng lan sang các vùng lân cận như: hông, đùi, bàn chân, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa hoặc lan ra cổ vai gáy, vùng chẩm hoặc kéo xuống cánh tay.

Một số trường hợp gây rối loạn đại tiểu tiện, người bệnh không ý thức và kiểm soát được hành động đi ngoài của mình.

Trên thực tế, tình trạng thoái hóa đốt sống có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau:

Do tuổi cao nên tình trạng bào mòn sụn khớp xảy ra nhiều.

Ngồi lâu, ngồi nhiều một chỗ, ngủ sai tư thế.

Tính chất công việc thường phải lao động nặng hay phải bê vác, gồng gánh đồ nặng hay cúi gập người hoặc xoay cổ, ngửa cổ nhiều… Tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn khớp, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống thắt lưng.

Cơ thể thiếu canxi, magie, vitamin… khiến cột sống bị bào mòn, hạn chế khả năng tái tạo sụn khớp và làm tăng nguy cơ thoái hóa.

Một số người sinh ra đã có cấu trúc cột sống yếu, dễ bị thoái hóa bởi các yếu tố nội sinh và ngoại sinh, tuy nhiên trường hợp này xảy ra không nhiều.

Ít vận động làm máu lưu thông kém, không đủ dưỡng chất nuôi dưỡng cột sống dẫn đến hiện tượng dễ bị co cứng, xương khớp kém linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển.

Gia đình bạn có người bị thoái hóa cột sống thì khả năng bạn cũng bị bệnh này khá cao.

Cân nặng quá tải khiến gia tăng áp lực lên cột sống dễ dẫn tới thoái hóa cột sống thắt lưng.

Lười vận động khiến cho xương khớp kém vận động lâu dần dẫn tới thoái hóa.

Ở những người xương cột sống đã từng bị chấn thương hay có can thiệp y khoa cũng dễ bị hơn.

Chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến hệ xương khớp, lâu dần sẽ phá hủy xương khớp dẫn tới thoái hóa.

Gai cột sống nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời sẽ phát triển nặng hơn. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Ảnh hưởng đến thần kinh cột sống

Mất chức năng cơ bắp khi bệnh lan ra các vùng khác

Rối loạn đại tiểu tiện

Liệt hai chân, rối loạn cảm giác

Chức năng cánh tay bị thay đổi yếu hơn so với trước

Viêm màng não, nhiễm trùng ở màng não

Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Gây nguy hiểm đến tính mạng

Gai xương hình thành là do sự dư thừa và tích tụ canxi là chủ yếu. Vì thế, giải quyết được nguyên nhân gây bệnh này đã là một liều thuốc rất tốt. Bên cạnh đó, người bệnh áp dụng những cách điều trị phù hợp, có thể dùng thuốc Nam, phẫu thuật, laser,… kết hợp song song có thể chữa khỏi bệnh 100%.

Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng thường được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như:

Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal…

Thuốc chống viêm giảm đau: diclofenac, meloxicam, piroxicam, paracetamol…

Các thuốc điều trị thoái hoá cột sống lưng tác dụng chậm như: chondroitin, glucosamine, diacerein…

Những loại thuốc này chỉ tác dụng giảm đau tạm thời, hơn thế sử dụng lâu dài sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong cây nhàu có hơn 150 chất khác nhau, bao gồm nhiều vitamin và khoáng chất. Bạn có thể dùng cây nhàu để thực hiện bài thuốc sau:

Chuẩn bị 12g rễ nhàu.

Các loại cây: rau ngót, cối xay, dây gùi, ngó bần, đậu săng, tầm gửi cây dâu, rễ ngà voi mỗi loại 8g.

Cho vào ấm sắc với nửa lít nước đến khi còn 250ml. Uống khi còn nóng 2 lần/1 ngày.

Cỏ xước là một vị thuốc điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng rất hiệu quả.

Chuẩn bị: 300g thảo dược phơi khô, mỗi lần sử dụng 100g.

Cách dùng: Lấy 100g thảo dược khô đem sắc với 500ml nước. Khi nào nước vơi đi gần một nửa, còn khoảng gần 300ml thì bỏ ra uống. Ngày uống từ 1-2 lần tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân.

Ngoài ra, có thể cho nguyên liệu tươi vào cối giã nhuyễn, kết hợp thêm một lượng nhỏ lá lốt và ngải cứu. Lấy nước hỗn hợp đã giã bôi đều lên vùng lưng bị đau, để khoảng 30 phút.

Trong Y học cổ truyền, lá lốt được đánh giá rất cao với công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm, đau lưng, thoái hóa cột sống… hiệu quả. Bạn có thể sử dụng lá lốt để chữa trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng cách sau:

Lá lốt rửa sạch phơi khô. Mỗi lần sử dụng lấy từ 100 – 200g lá lốt đem sắc với khoảng 500 ml nước. Ngày uống 1 lần kéo dài từ 1 – 2 tuần, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

Ngải cứu cũng là vị thuốc giúp giảm đau tốt cho người bệnh. Bạn chuẩn bị 200g ngải cứu đã phơi khô, 2 vỏ bưởi và 1kg hạt chanh khô sao vàng. Sau đó, ngâm cùng với 200g đường phèn và 1 lít rượu trắng để khoảng 15 ngày đến 1 tháng, uống 1 chén mỗi ngày sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

Rau dền gai có tính mát, là loại rau thực phẩm phổ biến của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến công dụng chữa bệnh của loại cây thuốc nam này. Rất đơn giản, bạn có thể ăn rau dền gai hàng ngày bằng cách luộc hoặc xào, kết hợp việc phơi khô sắc lấy nước uống. Duy trì sử dụng bài thuốc này, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng đau nhức thuyên giảm đáng kể.

Xương rồng bỏ gai trên nhánh, sau đó rửa sạch rồi ngâm nước muối để bỏ hết tạp chất và bụi bẩn. Tiếp theo khi ráo nước, cho xương rồng lên bếp lửa than nướng và trở đều 2 mặt, nướng khoảng 5 phút thì đảo mặt một lần.

Dùng xương rồng đã nướng cho vào khăn mỏng đắp lên vùng cột sống bị thoái hóa cho đến khi nguội. Các hoạt chất có trong cây sẽ giúp người bệnh lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu, giảm ứ trệ cùng với các triệu chứng đau nhức khác.

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Đông y, Tây y thì chế độ ăn uống, dinh dưỡng hằng ngày của người bệnh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Cụ thể:

Bổ sung canxi thông qua các món ăn từ cá hồi, cải xoăn, các loại đậu, cá mòi…

Cung cấp vitamin D cho cơ thể bằng việc đi dạo dưới ánh nắng mặt trời. Đồng thời, tăng cường các loại rau xanh và hoa quả trong bữa ăn.

Sử dụng các loại thực phẩm như: trái cây có múi, trái kiwi, dâu tây, cà chua, ớt, rau bina, khoai lang… để bổ sung vitamin C cho cơ thể.

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung như trên, người bệnh nên kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo; đồ ăn cay, nóng; các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt bò, thịt chó và các loại thịt đỏ. Hạn chế tối đa đồ uống có cồn và chất kích thích.

Một số bài tập vận động hỗ trợ điều trị thoái hóa như: gập lưng, ôm gối, đẩy tường cùng các động tác yoga, đi bộ, sẽ giúp phục hồi hệ xương khớp, giải tỏa chèn ép và thư giãn gân cốt. Duy trì những hoạt động này 30 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả tích cực.

Thoái hóa cột sống thắt lưng đã không còn là căn bệnh của tuổi già, nếu như thấy bất kỳ biểu hiện và triệu chứng như trên, bạn nhớ đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.