Đề Xuất 4/2024 # Rách Sụn Chêm Khớp Gối: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả # Top 2 Yêu Thích

Rách sụn chêm gối xay ra khi bạn thực hiện những hoạt động mạnh, hoặc chơi thể thao sai cách. Chấn thương này khiến bạn đau nhức ở khớp gối, gây cho bạn nhiều khó khăn trong các cử động bình thường. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách nó còn dẫn đến thoái hóa khớp.

Cấu tạo, vị trí và chức năng của sụn chêm khớp gối

Sụn chêm có độ dày khoảng 3-5 mm với thành phần cấu tạo là các sợi sụn, elastin và proteoglycan đan chéo vào nhau. Sự liên kết chặt chẽ này giúp cho sụn chêm chịu được lực đè nén và sức căng khi đầu gối cử động.

Động mạch gối là nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng sụn chêm. Dây thần kinh đi cùng mạch máu sẽ tập trung tại 1/3 rìa ngoài của sụn chêm giúp cảm nhận lực tác động vào đầu gối.

Mỗi đầu gối sẽ có 2 sụn chêm (sụn chêm trong hình chữ C và sụn chêm ngoài hình chữ O). Mỗi sụn chêm gồm 3 phần là sừng trước, sừng sau và thân giữa.

Nằm giữa xương đùi và xương chày, sụn chêm như tấm đệm lót cho hai đầu xương chính của đầu gối. Bờ bên trong của sụn chêm sẽ dính vào bao khớp, còn bờ bên ngoài sẽ tự do.

Từ vị trí của sụn chêm có thể nhận thấy chức năng chủ yếu của bộ phận này là giảm lực ma sát và giảm sóc giúp đầu xương đùi, xương chày không bị mòn và đau khi cử động. Đồng thời, sụn chêm là điểm trung gian truyền lực và kết nối các đầu xương với nhau, tạo nên sự thống nhất trong chuyển động của khớp gối.

Bên cạnh đó, sụn chêm cũng là nơi điều phối dưỡng chất đi nuôi mô sụn khớp và phân bổ chất nhờn đều khắp mặt khớp giúp đầu gối hoạt động trơn tru. Ngoài ra, sự có mặt của sụn chêm sẽ ngăn chặn được tình trạng kẹt màng hoạt dịch trong khe khớp gối.

Rách sụn chêm khớp gối là gì?

Cùng với trật khớp và đứt dây chằng, rách sụn chêm là một trong những chấn thương phổ biến ở đầu gối. Nếu như ở người trẻ, tình trạng này xảy ra do tác động cơ học, thì người lớn tuổi bị rách sụn chêm thường là bởi bệnh lý thoái hóa khớp gối.

Sụn chêm bị rách theo nhiều hình thái khác nhau, điển hình nhất là rách dọc theo bờ ngoài, rách cắt ngang, rách hình vạt, rách hình nan hoa và rách hình quai vali. Tùy vào mức độ tổn thương, rách sụn chêm được chia thành các cấp độ khác nhau (rách sụn chêm cấp 1, rách sụn chêm cấp 2).

Vết rách sụn chêm có thể tự lành hoặc cần phải phẫu thuật sửa chữa mới phục hồi được. Bác sĩ sẽ tiến các xét nghiệm lâm sàng để xác định cụ thể tình trạng của sụn chêm, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nguyên nhân rách sụn chêm đầu gối là gì?

Cũng như các chấn thương thường gặp ở khớp gối, sụn chêm bị rách là bởi hai nguyên nhân: tác động cơ học và bệnh học:

Khi thay đổi chuyển động đột ngột (xoay, vặn và gấp gối) hoặc đầu gối bị va đập mạnh (khi chơi thể thao, tai nạn giao thông) có thể khiến các mô mềm (dây chằng, gân) và sụn chêm ở đầu gối bị tổn thương. Trường hợp này thường xảy ra với vận động viên và người thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, quần vợt.

Tác động cơ học cũng là lý do chính làm rách sụn chêm ở trẻ em. Bởi vì, thanh thiếu niên có nhu cầu vận động cao và thích tham gia vào các môn thể thao mạnh.

Bệnh thoái hóa xương khớp khiến sụn và xương dưới sụn bị mòn và mỏng dần theo thời gian. Vậy nên, khi mắc bệnh lý này, sụn chêm của bạn sẽ trở nên yếu hơn và dễ bị rách hơn.

Người lớn tuổi bị rách sụn chêm thường là do đầu gối bị thoái hóa, nhưng ngược lại, bị rách sụn chêm khi trẻ lại là yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khi về già (vòng xoáy bệnh lý). Nếu không kiểm soát tốt tình trạng thoái hóa, sụn chêm không chỉ rách mà còn bị phá hủy hoàn toàn, làm suy giảm giảm chức năng cử động của đầu gối. Các khớp cột sống, háng… cũng có thể bị do tuổi.

Ngoài nguyên nhân cơ học và bệnh học, những yếu tố như thừa cân béo phì; tư thế vận động sai (ngồi xổm quá lâu, bước chân quá dài, đứng lên khi hai chân đang vặn vào nhau…) cũng làm tăng nguy cơ rách sụn chêm đầu gốc.

Triệu chứng nhận biết rách sụn chêm đầu gối

Triệu chứng đầu tiên mà người bị rách sụn chêm có thể nhận biết được đó là nghe thấy tiếng lục cục xung quanh khớp gối. Sau đó là hàng loạt các biểu hiện, bao gồm:

Đau nhức, nhất là khi chạm vào.

Sưng tấy vùng đầu gối.

Khó cử động đầu gối, không thể co duỗi chân như bình thường.

Cảm giác bị khóa lại, trở nên căng cứng.

Lúc mới bị rách sụn chêm, cơn đau chưa bùng phát rõ ràng. Nhiều người vẫn có thể vận động, thậm chí tiếp tục chơi thể thao.

Tuy nhiên, khi tổn thương kéo dài vài ngày, tình trạng viêm bắt đầu diễn ra khiến đầu gối đau dữ dội. Và nếu nhận thấy đầu gối không thể duỗi thẳng hay gập lại, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

Rách sụn chêm khớp gối có nguy hiểm không?

Đau nhức và không thể cử động đầu gối khi sụn chêm bị tổn thương khiến công việc đình trệ, cuộc sống gặp nhiều phiền toái. Một số trường hợp phải phẫu thuật loại bỏ sụn chêm do phần rách không thể phục hồi

Như đã phân tích ở trên, người bị thoái hóa đầu gối rất dễ rách sụn chêm, và người từng bị rách sụn chêm có thể bị thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị đúng cách. Mắc phải bệnh lý mạn tính này, chức năng vận động của bạn sẽ bị suy giảm đi hết nhiều. Điều này có thể làm khớp dễ thoái hóa hơn khi lớn tuổi.

Rách sụn chêm bao lâu thì lành?

Thời gian hồi phục sụn chêm dài ngắn khác nhau, tùy thuộc vào mức độ rách và cơ địa của mỗi người. Thông thường, nếu vết rách lớn, phải phẫu thuật thì cần khoảng 3 tháng, còn nếu vết rách nhỏ (có thể tự lành), thời gian để sụn chêm ổn định trở lại chỉ khoảng 1 tháng.

Quá trình chữa lành tổn thương, khôi phục lại sụn chêm lâu hay mau được quyết định rất nhiều bởi chế độ chăm sóc sụn khớp. Song song với phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn nên chủ động nuôi dưỡng sụn chêm từ sâu bên trong bằng sản phẩm chuyên biệt như Jex Max.

Jex Max chứa Peptan là loại peptide cao cấp cùng nhiều tinh chất thiên nhiên quý sẽ cung cấp cho khớp những nguyên liệu thiết yếu, giúp quá trình hồi phục tổn thương ở sụn chêm diễn ra thuận lợi và mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, thành phần Peptan còn thúc đẩy tăng tổng hợp Collagen và Aggrecan (chất nền cơ bản của sụn khớp), kích thích tái tạo tế bào sụn và xương dưới sụn, hỗ trợ kiểm soát thoái hóa khớp đầu gối hiệu quả.

Các phương pháp điều trị rách sụn chêm khớp gối

Sau khi xác định được mức độ rách của sụn, đánh giá chi tiết chất lượng sụn đầu gối và đã loại trừ các chấn thương khác (gãy xương, trật khớp) bằng phương pháp chẩn đoán lâm sàng (chụp X-quang; chụp cộng hưởng từ MRI), bác sĩ sẽ quyết định:

Những trường hợp rách bờ trong hoặc phần chính giữa sụn chêm, đầu gối vẫn có thể cử động được, chỉ cần dùng thuốc giảm đau, chống viêm và nghỉ ngơi hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ (băng nẹp, chườm lạnh), vết thương sẽ từ từ liền lại.

Phẫu thuật là điều không mong muốn, nhưng bắt buộc phải thực hiện khi sụn chêm bị rách ở bìa ngoài (nơi không có mạch máu nuôi sụn), không có khả năng tự phục hồi. Dựa vào tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định khâu lại vết rách, cắt một phần sụn chêm hoặc cắt bỏ toàn bộ sụn chêm và thay bằng sụn nhân tạo.

Chăm sóc và bảo vệ khớp gối, phòng ngừa rách sụn chêm

Tất cả mọi người (dù chưa từng bị tổn thương sụn chêm hay mới điều trị rách sụn chêm) đều cần chú ý chăm sóc và bảo vệ khớp gối cẩn thận:

Tập thể dục điều độ với các động tác phù hợp với độ tuổi và thể trạng (ít nhất 30 phút mỗi ngày).

Sử dụng đồ bảo hộ đầu gối khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể chất mạo hiểm.

Khởi động căng cơ và giãn khớp gối trước khi tập thể dục hoặc chơi thể thao.

Dùng giày thể thao được thiết kế riêng cho hoạt động thể thao để đảm bảo nâng đỡ và giảm áp lực lên đầu gối.

Học và tập luyện cho đến khi thành thạo kỹ thuật các môn thể thao trước khi ra sân để tránh vận động sai tư thế dẫn đến chấn thương khớp gối.

Bài tập tăng cường sức mạnh cho đôi chân

Một điều quan trọng nữa là sụn và xương dưới sụn (hai thành phần duy trì cấu tạo khớp) theo thời gian sẽ bị suy giảm cả chất lượng và số lượng, có thể làm tăng rủi ro rách sụn chêm. Chính vì vậy, việc bổ sung sớm những dưỡng chất chuyên biệt, có tác dụng kích thích sản xuất tế bào sụn, xương dưới sụn như Peptan là điều vô cùng cần thiết.

Nếu bạn gặp những vấn đề về xương khớp thì hãy đến phòng khám Vrehab để được thăm khám và chữa trị.

Thông tin liên hệ Vrehab chuyên khoa vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Theo jexmax