Xem Nhiều 5/2024 # Ung Thư Cổ Tử Cung Sống Được Bao Lâu? # Top 0 Yêu Thích

1. Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

1.1. Sau 5 năm, tỷ lệ sống của người mắc ung thư cổ tử cung ở mỗi giai đoạn là bao nhiêu?

Việc kéo dài thời gian sống thêm được bao lâu của người bệnh mắc ung thư cổ tử cung phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh cũng như phương pháp điều trị.

Với giai đoạn tiền ung thư: nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp thì thời gian sống qua 5 năm có thể lên tới 96%.

Nếu ung thư cổ tử cung mới bước vào giai đoạn 1 thì tỷ lệ sống trên 5 năm rơi vào khoảng 80 – 90%. Còn với trường hợp ung thư cổ tử cung đã bước sang giai đoạn 2 thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn ở mức 50 – 60%.

Tuy nhiên, tình hình sẽ xấu đi nhiều nếu căn bệnh phát hiện ở giai đoạn 3. Bước vào giai đoạn này, tỷ lệ sống sót trên 5 năm chỉ còn khoảng 25 – 30%. Và sẽ tồi tệ hơn khi ở giai đoạn 4 thì tỷ lệ này lại không quá 15%. Khi bước vào giai đoạn thứ 3 tỷ lệ sống sót trên 5 năm chỉ còn khoảng 25 đến 35%. Và khi đã bước vào giai đoạn 4 thì tỷ lệ này chỉ còn dưới 15%.

Hiện nay, có đến hơn 90% người bệnh ở giai đoạn muộn và đã di căn tử vong trong thời gian chưa đến 5 năm kể từ thời điểm biết mình mắc bệnh.

1.2. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư cổ tử cung qua từng giai đoạn

Như đã nêu ở trên, ở giai đoạn tiền ung thư nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ sống sót trên 5 năm đạt tới trên 80%. Không những thế, khả năng điều trị khỏi hoàn toàn trong giai đoạn này có thể lên tới 100%.

Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này sẽ giảm dần ở những giai đoạn sau. Đến giai đoạn cuối thì điều trị chỉ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống còn việc chữa khỏi thì gần như không thể hy vọng tới. Nhưng không phải vì vậy mà bạn đánh mất đi sự lạc quan. Dù ở bất kỳ giai đoạn nào thì việc giữ vững tâm lý cũng như tinh thần lạc quan và suy nghĩ tích cực đều rất quan trọng bởi đây là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng lên hiệu quả của quá trình điều trị ung thư cổ tử cung.

1.3. Yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh ung thư cổ tử cung

Một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả điều trị ung thư cổ tử cung chính là thời điểm phát hiện bệnh. Nếu bệnh tình của bạn được phát hiện vào giai đoạn sớm thì tiên lượng tốt hơn nhiều lần so với việc phát hiện ở giai đoạn muộn. Thậm chí ở giai đoạn muộn, khi khối u đã di căn thì việc điều trị cũng nhằm mục đích kéo dài thời gian cho người bệnh mà thôi.

Bên cạnh việc phát hiện bệnh vào thời điểm nào thì phương pháp điều trị phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng đối với kết quả điều trị. Không ít người bệnh mắc phải sai lầm vô cùng nghiêm trọng khi từ bỏ điều trị tây y để theo những phương pháp chưa được khoa học công nhận như: điều trị bằng thuốc nam, thực dưỡng, hấp thụ năng lượng đẩy lui bệnh… Đây là những phương pháp sai lầm có thể khiến người bệnh bỏ lỡ giai đoạn vàng để điều trị dẫn tới bệnh tình ngày một trở nặng và khi quá muộn thì quay lại áp dụng các phương pháp điều trị Tây y cũng không thể hỗ trợ được nhiều nữa. Vì vậy, người bệnh ung thư và gia đình mình luôn phải tỉnh táo và tin tưởng vào hướng điều trị bác sĩ chỉ định. Nếu việc kết hợp thêm những phương pháp khác có thể khiến tinh thần người bệnh tốt hơn hay có thêm niềm tin thì có thể áp dụng kèm, nhưng tuyệt đối không nên tử bỏ điều trị bệnh viện nếu tình hình sức khỏe vẫn đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị đó.

2. Diễn tiến ung thư cổ tử cung qua từng giai đoạn

2.1. Giai đoạn tiền ung thư

Giai đoạn tiền ung thư hay còn được biết đến với cái tên là ung thư biểu mô tại chỗ. Lúc này các tế bào ung thư mới chỉ xâm lấn vào khu vực các tế bào ở cổ tử cung.

2.2. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, tế bào ung thư phát triển nhanh hơn so với giai đoạn trước. Tuy nhiên khu vực vẫn giới hạn ở phạm vi cổ tử cung và ở các tế bào tử cung, vẫn chưa lây lan sang các tế bào ở những bộ phận xung quanh như âm đạo hay xương chậu.

2.3. Giai đoạn 2

Vào thời điểm này, các tế bào ung thư đã phát triển vượt qua phạm vi của tử cung và cổ tử cung, có thể đã lan đến ⅓ âm đạo. Tuy nhiên, vẫn may mắn vì chưa có sự lây lan sang các bộ phận lân cận của tử cung.

2.4. Giai đoạn 3

Bước sang giai đoạn 3, khối u và các tế bào ung thư đã lan đến khung xương chậu, xuống toàn bộ âm đạo và có thể là thận gây nên tình trạng ứ nước nguy hiểm. Giai đoạn này tế bào ung thư vẫn chưa lan đến hạch bạch huyết và chưa lan đến các cơ quan, bộ phận ở xa.

2.5. Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối) là khi các tế bào ung thư cổ tử cung đã lây lan xa, gây ảnh hưởng đến vùng bàng quang và bộ phận trực tràng. Lúc này, tế bào ung thư xâm lấn vào hạch bạch huyết, theo hệ bạch huyết đi khắp cơ thể và có thể gây di căn ra bất kì bộ phận nào khác, không chỉ là các bộ phận lân cận.

3. Làm sao để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

3.1. Tiêm phòng virus HPV

Hiện nay, cách dự phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất là tiêm phòng virus HPV đối với các em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26. Đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa tiêm phòng HPV thì nên thường xuyên thăm khám định kì để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

3.2. Quan hệ tình dục an toàn

Ngoài việc chủ động tiêm phòng virus HPV, quan hệ tình dục an toàn cũng là một biện pháp để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Các bạn nữ không nên có quá nhiều mối quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau, chung thủy 1 bạn tình và nên sử dụng những biện pháp an toàn như bao cao su để ngăn ngừa lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục nói chung và virus HPV nói riêng.

3.3. Ăn uống lành mạnh

Cuối cùng, để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ cần thực hiện lối sống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và sử dụng thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo. Đặc biệt, không nên sử dụng các sản phẩm như thuốc lá hay thường xuyên sử dụng bia rượu.