Xu Hướng 4/2024 # Cách Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tại Nhà # Top 4 Yêu Thích

Viêm loét dạ dày là căn bệnh thường gặp ở nhiều người. Tuy thông thường, bệnh không quá nguy hiểm và hết nhanh, nhưng đôi khi bệnh dai dẳng, kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu viêm loét dạ dày và cách điều trị tại nhà để sớm thoát khỏi căn bệnh này.

Viêm dạ dày chủ yếu là tình trạng viêm lớp lót bên trong của dạ dày. Các triệu chứng ban đầu có thể gây kích thích nhẹ ở bụng mà chúng ta có thể dễ dàng bỏ qua cho đế các triệu chứng đau nặng hơn dẫn đến “thủng” lớp lót của dạ dày. Lớp lót bên trong dạ dày có thể bị xói mòn đi do sự tấn công của vi khuẩn hoặc thiếu máu, dẫn đến loét. Trong một số trường hợp cấp tính, thậm chí có thể dẫn đến ung thư.

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa, đau bụng và đầy hơi, đau thắt từng cơn lúc đói hoặc vào ban đêm và ợ chua.

Điều trị tại nhà cho bệnh nhân viêm loét dạ dày

Thói quen ăn uống không lành mạnh chính là thủ phạm lớn nhất dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Các thói quen như hút thuốc quá nhiều, uống rượu… và lạm dụng thuốc giảm đau cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày.

Sau quá trình nghiên cứu và theo quan niệm dân gian, các nhà khoa học đã đưa ra một số phương pháp cơ bản phần nào hỗ trợ trong việc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.

Dù có bị viêm dạ dày hay không thì bạn cũng nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Theo các chuyên gia, uống nhiều nước có thể làm giảm nồng độ acid có trong dạ dày. Đồng thời nước còn giữ giá trị pH trong dạ dày được cân bằng. Tuy nhiên, tránh uống nước trong bữa ăn vì sẽ làm loãng các dịch tiêu hóa và làm ức chế quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, cũng nên tránh uống nước có gas vì loại nước này thường có aicd sẽ làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời đồ uống có chứa caffeine cũng nên được xem xét trong trường hợp này.

Uống nhiều nước dừa cũng là một biện pháp hữu hiệu trong việc điều trị chứng bệnh này. Theo các chuyên gia, nước dừa chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, giúp chức năng của dạ dày hoạt động tốt hơn. Cố gắng uống khoảng 3-4 ly nước dừa mỗi ngày sẽ giúp cho những cơn đau dịu hơn.

Đây được xem là một loại “siêu” thảo dược vì những công dụng mà nó mang lại, đặc biệt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày. Gừng có đặc tính chống khuẩn và chống viêm, giảm kích ứng thực quản và lớp lót bên trong của dạ dày. Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn – những vi khuẩn này có thể là gốc rễ gây nên hiện tượng đau dạ dày.

Gừng tươi giảm đau dạ dày hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn có thể pha vài lát gừng vào nước trà làm trà gừng hoặc ăn ít kẹo gừng nếu cảm thấy khó chịu.

Theo dân gian, hạt cây thì là chứa các thành phần có tác dụng chữa trướng bụng và ngăn ngừa đau dạ dày. Bạn có thể cho một thìa hạt thì là vào cốc nước đun sôi sau đó khuấy đều và gạn hạt cây thì là ra. Hoặc bạn có thể cho một thìa cà phê nước cốt chanh hoặc mật ong vào trước khi uống. Hạt thì là rất tốt trong việc giảm đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu và chứng đau quặn thắt trong bệnh đau dạ dày.

Đu đủ có đầy đủ các beta carotene, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp tái tạo lớp màng nhầy bên trong của dạ dày. Nó cũng chứa một loại enzym đặc biệt gọi là papain giúp nhuận tràng và tiêu hóa dễ dàng hơn. Do đó, bây giờ các bạn hiểu lý do tại sao ẩm thực của Ấn Độ thường sử dụng đu đủ trong thịt cừu rồi chứ?

Như đu đủ, dứa quá chứa các enzym tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn trong mà không gây kích ứng. Nếu bạn bị viêm dạ dày, cố gắng và tiêu thụ thực phẩm có tính kiềm. Trong đó, dứa là một loại quả có hàm lượng kiềm khá cao có thể giúp bạn chống lại viêm dạ dày. Nhưng chắc chắn để ăn dứa chín vì dứa chưa chín đôi khi làm trầm trọng thêm các vấn đề về dạ dày ở một số bệnh nhân.

Nếu bạn bị những cơn đau dạ dày “hành hạ” liên tục thì có lẽ hệ thống tiêu hoa của bạn có “vấn đề”. Thiếu chất xơ đã dẫn đến quá trình tiêu hóa chậm hơn, từ đó dẫn đến việc tiết nhiều hơn dịch axit có trong dạ dày. Atisô rất giàu chất xơ và cũng là một nguồn thực phẩm có tính kiềm tốt. Nó không chỉ hỗ trợ trong việc “huy động” thực phẩm trong dạ dày của bạn, mà còn giữ độ pH được cân bằng.

Cam thảo, đặc biệt là rễ của nó có tác dụng bảo vệ lớp lót bên trong của dạ dày và làm giảm cơ hội gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, cam thảo giúp duy trì mức độ axit trong dạ dày từ đó nó kiểm soát trọng lượng cơ thể hiệu quả.

Theo các chuyên gia, tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm buồn nôn, khó tiêu và trào ngược axit. Bạn có thể nhai trực tiếp lá bạc hà hoặc nghiền nát thành nước uống.

Người bị viêm loét dạ dày nên dùng các món luộc thay vì các món chiên xào và bầu bí luộc là sự lựa chọn tuyệt vời với tính mát của chúng. Bầu bí luộc còn có tác dụng giảm đầy hơi, trào ngược axit rất hiệu quả.

Đặc tính chữa bệnh của húng quế đã được ca tụng trong các văn bản Ayurvedic (hệ thống chữa bệnh bằng các phương pháp tự nhiên), nhai một nắm lá mỗi ngày có tác dụng làm giảm nồng độ axit. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiền nát lá, sấy khô…

Trà hoa cúc được biết đến là loại thuốc thiên nhiên hết sức hiệu quả trong việc hỗ trợ và điều trị viêm loét dạ dày. Trà hoa cúc kết hợp với gừng tươi sẽ là bài thuốc “vàng” trong việc điều trị căn bệnh này. Theo các chuyên gia, đặc tính kháng viêm của gừng sẽ trung hoà các axit trong dạ dày làm tăng dịch tiêu hoá trong khi gingerol giảm khó chịu và buồn nôn. Gừng kết hợp với trà hoa cúc, một “liều thuốc” tự nhiên sẽ giúp cơn đau được xoa dịu một cách nhanh chóng.

Nghệ có chứa chất curcumin, một hợp chất có tác dụng chống oxy hóa và kích thích liền sẹo giúp làm dịu mà niêm mạc dạ dày và làm giảm đau nhức ở vùng dạ dày-ruột.

Đây được xem là loại gia vị có công dụng kỳ diệu lên bệnh nhân đau dạ dày. Sử dụng loại gia vị này có thể giúp điều trị buồn nôn, ợ nóng và trào ngược axit. Bạn có thể trộn bột đinh hương và mật ong hoặc uống với nước để làm giảm buồn nôn và nôn.

Ngoài nhóm thực phẩm tốt, còn có một số nhóm thực phẩm làm tăng sự tiết axit trong dạ dày của bạn và chúng phải được tiêu thụ với số lượng nhỏ hoặc tốt hơn hết là nên tránh. Một số các loại thực phẩm bao gồm thịt đỏ, thức ăn nhiều dầu mỡ, dưa chua, món ngọt, đồ uống có ga và các loại trái cây citric (cam, chanh, bưởi…). Hút thuốc và uống rượu cũng làm trầm trọng thêm viêm dạ dày. Hãy cẩn thận và hạn chế thói quen ăn uống của bạn để có một cuộc sống khỏe mạnh nhất.

DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY