Phổ Biến 4/2024 # Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Viêm Xoang Và Cách Điều Trị # Top 6 Yêu Thích

Theo số liệu thống kê, viêm xoang chiếm khoảng 2 – 5% dân số và chiếm từ 25 – 30% trong tổng số các bệnh về tai mũi họng. Bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát do người bệnh chủ quan, và rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.

Bệnh viêm xoang hay còn gọi là viêm mũi xoang, xảy ra khi lớp niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi bị viêm. Do một nguyên nhân nào đó mà lớp niêm mạc bị phù nề, làm cho quá trình tiết dịch nhầy tăng lên và hệ quả làm cho các xoang bị tắc nghẽn.

Phân loại bệnh viêm xoang

Thông thường, người ta dựa vào vị trí mắc bệnh và thời gian mắc bệnh mà chia chúng thành những dạng khác nhau.

Dựa vào vị trí mắc bệnh mà chúng ta có thể chia ra thành các loại viêm xoang như sau:

Viêm xoang hàm

Viêm xoang sàng

Viêm xoang trán

Viêm xoang bướm

Viêm đa xoang

Dựa vào thời gian mắc bệnh, chúng lại được chia thành:

Viêm xoang cấp: Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm lạnh (hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, vùng mặt đau nhức…). Bệnh diễn tiến trong thời gian ngắn, các triệu chứng thường đột ngột xuất hiện và biến mất sau khoảng 10 – 14 ngày. Thường thì viêm xoang cấp sẽ khỏi trong thời gian dưới 4 tuần.

Viêm xoang bán cấp: Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân kéo dài từ 4 – 8 tuần

Viêm xoang mạn tính: Nếu viêm xoang cấp không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách làm cho các triệu chứng của bệnh kéo dài trên 8 tuần và có khi kéo dài dai dẳng trên 3 tháng.

Viêm xoang tái phát: Là tình trạng bệnh có thể tái phát nhiều đợt trong cùng một năm.

Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm xoang

Viêm xoang là một bệnh lý nhiễm trùng nên thường có những dấu hiệu như đau nhức, sốt, chảy dịch, nghẹt mũi hay điếc mũi. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh rất khó khăn vì những dấu hiệu đặc trưng của bệnh không rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu.

Bạn có thể phát hiện bệnh qua những dấu hiệu viêm xoang phổ biến sau đây:

Vùng xoang bị viêm sẽ có cảm giác đau nhức và tùy thuộc vào vị trí hốc xoang bị viêm mà người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng đó.

Viêm xoang hàm: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng má.

Viêm xoang trán: Người bệnh bị nhức giữa 2 lông mày, đau nhức trong khung giờ nhất định (thường là 10 giờ sáng).

Viêm xoang sàng trước: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt.

Viêm xoang sàng sau và xoang bướm: Người bệnh cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.

2. Hiện tượng chảy dịch

Khi bị viêm xoang, người bệnh sẽ thường xuyên có hiện tượng chảy dịch. Nếu bị viêm xoang trước, dịch sẽ chảy ra mũi trước, nếu bị viêm xoang sau dịch sẽ chảy xuống họng. Biểu hiện này khiến người bệnh bị khụt khịt, cảm thấy khó chịu ở cổ họng, muốn khạc nhổ liên tục. Tùy vào tình trạng bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt hay màu xanh, có mùi hôi rất khó chịu.

Nghẹt mũi thường xuyên cũng là dấu hiệu thường xuất hiện vào buổi tối khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng sớm tỉnh dậy. Người bệnh có thể nghẹt mũi 1 hoặc cả 2 bên, đồng thời thấy khó thở, khó chịu trong người và rất mệt mỏi. Khi mà ngạt mũi, tắc mũi có thể bệnh nhân phải thở bằng miệng, mũi mất khả năng ngửi và tạm thời không nhận biết được mùi.

Khi xoang bị viêm, nếu không được chữa trị đúng cách thì bệnh sẽ trở nặng, nó sẽ gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.

5. Những dấu hiệu bị viêm xoang khác

Ngoài những biểu hiện của viêm xoang kể trên còn có một số biểu hiện khác như:

Hắt hơi sổ mũi liên tục

Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Khi nghiêng người về phía trước sẽ có cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập.

Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh.

Người bệnh không thể tập trung và không muốn ăn.

Triệu chứng viêm xoang nặng là viêm thần kinh mắt dẫn tới mờ mắt.

Khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào của bệnh viêm xoang bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngay. Bởi nếu càng để lâu, viêm xoang sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm họng, viêm phế quản, biến chứng ở mắt, viêm màng não, biến chứng xương,…

Phương pháp điều trị viêm xoang

Nếu viêm xoang mũi cấp tính không được chữa trị sớm, chúng dễ chuyển sang viêm xoang mạn tính và tái phát nhiều lần. Việc chữa bệnh viêm xoang được cho là khá khó khăn bởi các dị nguyên gây dị ứng vẫn luôn tồn tại ở môi trường xung quanh nên việc kiểm soát bệnh lại càng khó khăn hơn.

Điều trị viêm xoang bằng phương pháp nội khoa

Nội khoa là phương pháp thường được áp dụng để điều trị cho các trường hợp bị viêm xoang cấp tính. Những loại thuốc được dùng bao gồm:

Kháng sinh

Thuốc chống viêm

Các loại thuốc co mạch chống xuất tiết

Thuốc kháng dị ứng

Việc dùng thuốc có thể giúp các triệu chứng được thuyên giảm nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thuốc quá nhiều hoặc dùng không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, việc điều trị bệnh bằng thuốc cần phải tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng.

Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nên hiện tượng nhờn thuốc, bệnh không những không được chữa khỏi mà còn làm nặng thêm. Nếu cần phải tiến hành rửa xoang hoặc bơm thuốc điều trị thì bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Chữa bệnh bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định cho các trường hợp sau:

Đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa nhưng không đem lại hiệu quả. Bệnh viêm xoang kéo dài nhiều năm, dai dẳng không khỏi.

Có sự bất thường ở vùng mũi xoang, chẳng hạn như polyp mũi có kích thước quá lớn, vách ngăn mũi bị lệch. Trong trường hợp này, cần phải thực hiện phẫu thuật để giải quyết căn nguyên.

Bệnh đã gây ra các biến chứng như viêm ổ mắt, chèn vào thần kinh thị giác.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có 30-40% bệnh nhân tái phát. Việc tái phát viêm xoang tùy theo cơ địa, tùy loại viêm xoang bệnh nhân mắc phải và tùy thuộc việc bệnh nhân có tuân thủ các hướng dẫn điều trị, theo dõi của bác sĩ hay không. Lưu ý, nếu bệnh nhân bị bệnh viêm xoang không được điều trị đúng mức có thể dẫn đến một số biến chứng như:

Viêm phế quản mãn tính hay lao phổi giả do mủ từ xoang viêm chảy xuống họng.

Bệnh nhân bị ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều…;

Viêm họng mạn: rát họng, vướng họng, thường phải nuốt liên tục nên đôi khi có cảm giác nghẹn thở;

Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: có thể do viêm xoang cấp hay mạn. Mắt bị mờ, thị lực giảm rất nhanh;

Viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ;

Viêm xương sọ;

Viêm màng não: bệnh nhân nhức đầu, cứng gáy, nôn…; viêm tắc tĩnh mạch hang: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy, lồi mắt, dãn tĩnh mạch vùng trán và mí mắt…; thậm chí bị áp xe não, viêm não.

Phòng bệnh viêm xoang từ cách sống và thói quen sinh hoạt

Luôn giữ ấm cơ thể nhất trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi.

Nếu thấy bị nghẹt mũi, sổ mũi cần phải có biện pháp xử lý ngay. Không được để tình trạng này kéo dài.

Đeo khẩu trang khi đi ra đường, đặc biệt là làm việc hoặc tới những nơi bụi bặm, nhiều hóa chất. Điều này không những giúp giữ ấm mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.

Vệ sinh mũi họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi thức dậy, sau mỗi bữa ăn. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ phòng bệnh viêm xoang hiệu quả.

Nếu mắc bệnh viêm xoang mãn tính cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý và tái khám định kỳ.

Không được tự ý dùng các loại thuốc xịt mũi, dung dịch nhỏ mũi khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau quả tươi, cá biển, các loại ngũ cốc nguyên hạt… Tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hay ăn các thức ăn không lành mạnh.

Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Rèn luyện thân thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng cho bản thân.

Tránh căng thẳng mệt mỏi.

Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hàng ngày để tránh các bệnh về tai mũi họng. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện mình bị viêm xoang cần đi khám ngay để được điều trị sớm, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.