Thịnh Hành 5/2024 # Bệnh Zona Thần Kinh Ở Mắt Có Nguy Hiểm Không, Cách Điều Trị? # Top 8 Yêu Thích

Bệnh zona thần kinh ở mắt là căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Và nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể để lại sẹo ở mắt và ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây mù.

Bệnh zona ở mắt nói riêng hay bệnh zona thần kinh nói chung là căn bệnh do vi rút varicella-zoster gây nên. Tuy nhiên, điểm khác của bệnh zona ở mắt là các nốt phát ban, phồng rộp xuất hiện chủ yếu ở trong và xung quanh mắt. Và nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thị lực.

I. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona ở mắt

Người bệnh chưa bao giờ bị thủy đậu có thể bị nhiễm vi rút thủy đậu và người bị zona chưa chắc đã bị thủy đậu nhưng ngược lại, người bị thủy đậu có nguy cơ mắc phải bệnh zona ở mắt khá cao. Ngoài ra, bệnh zona ở mắt hình thành có thể là do các yếu tố nguy cơ sau đây:

Người có độ tuổi từ 50 trở lên vì hệ thống miễn dịch cơ thể bắt đầu giảm dần

Hệ thống miễn dịch suy yếu do mắc phải các bệnh lý như HIV/AIDS hoặc ung thư

Sử dụng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp điều trị làm suy giảm hệ miễn dịch, chẳng hạn như hóa trị hoặc xạ trị

Căng thẳng, stress

II. Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở mắt

Khi mắc phải bệnh zona ở mắt, các phát ban phồng rộp sẽ hình thành trên mí mắt và trán, cũng có thể ở chóp hoặc một bên mũi. Thông thường, phát ban này có thể xuất hiện cùng với phát ban da hoặc sau đó vài tuần khi các mịn nước trên da biến mất. Bên cạnh triệu chứng phát ban, người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện của bệnh zona ở mắt như:

Đau rát hoặc đau nhói ở mắt

Trong mắt và xung quanh mắt có màu đỏ

Chảy nước mắt

Tầm nhìn mờ

Nhạy cảm với ánh sáng

Ngoài các biểu hiện này ra, bệnh nhân có thể bị sưng ở các bộ phận mắt. Nhìn chung, triệu chứng bệnh zona ở mắt thường xuất hiện nhanh và khiến người bệnh cảm thấy đau rát và khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Chính vì vậy, nếu gặp phải các biểu hiện bất thường này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chăm sóc. Tốt nhất nên điều trị càng sớm càng tốt tránh bệnh chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

III. Biến chứng của bệnh zona ở mắt

Thông thường, phát ban phồng rộp ở mắt sẽ biến mất sau đó vài tuần. Tuy nhiên, cơn đau rát do bệnh gây ra vẫn có thể kéo dài sau đó vài tuần hoặc vài tháng, gây tổn thương dây thần kinh. Tình trạng này thường gặp nhiều nhất ở người cao tuổi. Và ở hầu hết mọi người, cơn đau thần kinh sẽ trở nên tốt hơn theo thời gian. Nhưng, nếu bệnh không được cải thiện sớm có thể gây các biến chứng sau đây:

Mắt khô, có thể để lại sẹo ở giác mạc hoặc mí mắt, bội nhiễm hoặc sụp mí mắt, lâu dần có thể dẫn đến hoại tử kết mạc, giác mạc, liệt dây thần kinh, nguy hiểm hơn là dẫn đến mù vĩnh viễn.

Ở một số trường hợp, bệnh zona ở mắt có thể gây biến chứng đau tai, mất vị giác, tê liệt hoặc mất cảm giác trên mặt.

Biến chứng viêm tai, mũi và họng, rất dễ gây điếc

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não hoặc viêm màng não.

Bệnh zona ở mắt gây biến chứng nguy hiểm ở nhóm đối tượng nào?

Bệnh zona ở mắt đặc biệt nghiêm trọng ở một số đối tượng như:

Người có hệ miễn dịch suy yếu

Phụ nữ mang thai

Trẻ sinh non

IV. Chẩn đoán bệnh zona thần kinh ở mắt

V. Điều trị bệnh zona thần kinh ở mắt

Bệnh zona thần kinh ở mắt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần can thiệp y khoa sớm. Để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng vi rút như acyclovir (Zovirax), famciclovir (Famvir) và valacyclovir (Valtrex). Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn vi rút lây lan, đồng thời giúp các mụn nước nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng giảm đau và giúp phát ban lặn nhanh hơn.

Bệnh nhân bắt đầu sử dụng thuốc trong vòng 3 ngày kể từ khi phát ban xuất hiện để giúp giảm triệu chứng bệnh và phòng tránh biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, để giảm đau và sưng ở mắt, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc steroid dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc viên. Mặt khác, một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng nhằm giúp giảm đau thần kinh.

VI. Biện pháp phòng ngừa bệnh zona ở mắt

Một trong những cách phòng ngừa bệnh zona ở mắt hiệu quả nhất là người bệnh nên tiêm vắc – xin. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã khuyến nghị người cao tuổi, nhất là độ tuổi trên 50 nên tiêm vắc – xin phòng ngừa bệnh zona. Bởi vắc – xin sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh zona lên đến 50% và làm giảm tỷ lệ tổn thương dây thần kinh lâu dài tới 60%.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên hạn chế, tốt nhất nên tránh tiếp xúc với những người chưa bị thủy đậu, phụ nữ đang mai thai hoặc người có hệ thống miễn dịch suy yếu, vì zona là bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, để giảm thiểu cơ hội lây truyền vi rút gây bệnh, bệnh nhân nên lưu ý những điều sau:

Không nên gãi ngứa tránh làm phát ban trên da bị trầy xước

Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt nên rửa tay bằng dung dịch nước khử trùng sau khi chạm vào phát ban

Bệnh zona ở mắt là có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Vì vậy, để ngăn ngừa bệnh tái phát và triển tiển theo chiều hướng xấu, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị theo đúng chỉ định của chuyên viên y tế. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể phòng tránh bệnh zona ở mắt và các biến chứng không mong muốn xảy ra bằng cách tiêm phòng vắc – xin.