Thịnh Hành 5/2024 # Tìm Hiểu Về Bệnh Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối # Top 9 Yêu Thích

Ở giai đoạn cuối, các tế bào ung thư đã xâm nhập vào phổi, xương, thận, tụy tạng, mạch máu, các hạch bạch huyết…

Giai đoạn này lại được chia thành 2 giai đoạn nhỏ:

IVA: Ung thư có nhiều kích cỡ khác nhau, đã lan từ gan tới các mạch máu, hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận nhưng chưa di căn xa.

IVB: Ung thư đã lan tới hầu hết các cơ quan xa.

1. Những biểu hiện của bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, khối u đã di căn vào hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Các triệu chứng giai đoạn này khá rõ rệt, bao gồm:

Buồn nôn và nôn.

Mệt mỏi kéo dài, chán ăn.

Giảm cân không rõ nguyên nhân.

Đau nhức xương.

Sưng bụng, chướng bụng, đau phía bên phải bụng.

Vàng da, vàng mắt, ngứa da.

Nhầm lẫn, mất trí nhớ.

Rối loạn giấc ngủ, không có khả năng tập trung.

Giảm tiểu cầu.

Phân nhạt màu.

Suy thận, xẹp phổi, và hôn mê.

2. Điều trị ung thư gan giai đoạn cuối ra sao?

Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ lan rộng của ung thư, sức khỏe người bệnh mà bác sĩ có chỉ định thích hợp. Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này là giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định hóa trị, xạ trị hoặc liệu pháp nhắm mục tiêu.

Hóa trị là việc dùng các thuốc để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phân chia của các tế bào ung thư. Thuốc được đưa vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đôi khi có thể được dùng dưới dạng thuốc viên.

Xạ trị là phương pháp thường được áp dụng trong quá trình điều trị ung thư gan giai đoạn cuối.

Điều trị đích. Sorafenib (Nexavar) là một loại thuốc được dùng để cản trở khả năng tạo ra các mạch máu mới của một khối u.

3. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối

Ngoài việc điều trị, yếu tố dinh dưỡng góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

3.1. Thực phẩm người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn

Để có lợi cho việc phục hồi chức năng gan, bệnh nhân ung thư gan nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ.

Sử dụng thực phẩm chay.

Các loại thực phẩm giàu protein cũng nên sử dụng ở mức độ vừa phải để tránh tạo áp lực cho gan.

Ăn nhiều rau, củ quả như cà rốt, bắp cải, súp lơ, cà chua, dưa chuột. Người bệnh cũng có thể thường xuyên ăn nấm hương, mộc nhĩ, đậu phụ, đậu nành, lạc, quả óc chó, hạt vừng.

Ăn các loại trái cây tươi như đào, táo, dưa hấu hay kiwi.

Ăn nhiều loại gạo, cộng với một số loại ngũ cốc khác như ngô, kê, đậu đỏ, đậu xanh.

Bổ sung vitamin A và vitamin C: với mỗi loại vitamin và khoáng chất nên được các bác sĩ đánh giá cho phù hợp với thể trạng và từng bệnh nhân.

Ăn nhiều bữa nhỏ để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa.

3.2. Thực phẩm người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nên kiêng?

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe thì người bệnh cũng cần tránh một số loại thực phẩm có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm giàu chất béo, đồ ngọt: Thức ăn nhiều chất béo như khoai tây chiên, bánh nướng, bánh ngọt… khi dung nạp vào cơ thể sẽ khó tiêu hóa gây áp lực cho dạ dày. Chúng còn khiến gan mệt mỏi trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Vì thế khi bị ung thư gan nên tránh những thực phẩm này, thay vào đó là những thực phẩm ít béo, ít ngọt.

Thực phẩm giàu protein: Những thực phẩm giàu protein như sữa, thịt lợn, thịt gia cầm, cá… Nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein có thể gan không xử lý kịp và tích tụ các chất thải độc hại ở gan và cơ thể, khiến bệnh ung thư gan nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh chú ý trong điều trị, dinh dưỡng, bệnh nhân cần được chăm sóc về mặt tinh thần. Bệnh nhân cần được quan tâm, hỏi han, giữ tinh thần vui vẻ.

4. Bệnh ung thư gan có lây không

Ung thư gan giai đoạn cuối có lây nhiễm không cũng là thắc mắc của nhiều độc giả khi tỷ lệ mắc căn bệnh ác tính này ngày càng gia tăng. Phải khẳng định rằng, các bệnh ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây nhiễm từ người này sang khác.

Tuy nhiên, vi rút viêm gan B, viêm gan C – 2 yếu tố hàng đầu gây ung thư gan có thể lây từ người bệnh sang người lành qua 3 con đường là đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Chính vì vậy, việc sợ ung thư gan lây nhiễm mà có các hành động như xa lánh, kì thị là việc làm không có căn cứ và không giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư gan.

Không có biện pháp phòng ung thư nào là tuyệt đối, tuy nhiên chú ý đến chế độ ăn uống, ăn nhiều rau xanh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cùng với tiêm phòng chủng vi rút viêm gan B và viêm gan C được coi là cách phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, với những người thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh cao cần thực hiện tầm soát ung thư gan định kì để phát hiện bệnh sớm ngay từ những biểu hiệu ban đầu.

5. Ung thư gan có di truyền không?

Cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc trước tình trạng ngày càng có nhiều trường hợp nhiều người trong cùng một gia đình đều mắc ung thư gan.

Chưa có báo cáo chính thức nào khẳng định ung thư gan di truyền. Đến nay con số ước tính ung thư gan di truyền chỉ chiếm 5 – 10%. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã khẳng định, những người có người thân trong gia đình mắc ung thư gan có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường. Đặc biệt đối với những trường hợp như: có cả người thân bên nội và bên ngoại mắc ung thư gan, độ tuổi mắc ung thư gan sớm (dưới 50 tuổi), người thân trong gia đình phát hiện bị lỗi gen di truyền.

Trong các yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc ung thư gan thì vi rút viêm gan B, viêm gan C có thể lây nhiễm nếu các thành viên trong gia đình không có cách bảo vệ bản thân.