Xu Hướng 4/2024 # Vòm Họng Nổi Cục Là Bệnh Gì? Nguy Hiểm Như Thế Nào? # Top 4 Yêu Thích

Vòm họng nổi cục là một biểu hiện bất thường của vùng niêm mạc họng. Nó khiến cổ họng bị đau rát, cảm nhận khó nuốt và khó thở. Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu ở vùng cổ họng, khó khăn khi giao tiếp và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Viêm họng hạt

Viêm họng hạt là bệnh lý do sự nhiễm trùng ở phần hầu họng lâu ngày và tái phát nhiều lần. Tại cổ họng luôn có các hạch lympho giữ nhiệm vụ tiêu diệt những vi khuẩn và virus tấn công tại cổ họng, ngăn ngừa chúng xâm nhập gây hại cho cơ thể.

Tuy nhiên khi bệnh bị tái phát quá nhiều lần, những hạch lympho này có thể bị kích thích và hình thành những khối u trong vòm họng.

Với bệnh viêm họng hạt, thông thường người bệnh có thể trực tiếp quan sát ở phía sau của thành họng, nhận thấy những hạt nhỏ nổi lên khắp bề mặt với nhiều kích thước khác nhau. Những hạt nổi lên ở thành họng này thường không gây đau đớn nhưng gây cảm giác khó chịu, vướng víu tại họng và ngứa họng.

Viêm VA

VA có nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp trước những tác nhân bất lợi từ bên trong và bên ngoài tương tự như amidan. Chúng giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus gây tình trạng tổn thương phổi và nhiễm trùng cơ quan hô hấp dưới.

Khi vi khuẩn, virus tăng sinh với tốc độ chóng mặt khiến VA không kịp ngăn chặn và tiêu diệt sẽ bắt đầu hình thành viêm VA.. Ngoài ra, bệnh cũng có thể hình thành do hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, người mắc những bệnh lý về tai mũi họng khác kéo dài.

Khi bị viêm VA, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những hạt nhỏ tại niêm mạc họng và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Viêm VA còn biểu hiện kèm theo một số triệu chứng khác như sốt cao trên 39 độ, đau rát họng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đau đầu, ngạt mũi, ho khan,…

U lành vòm họng

U lành ở vòm họng cũng là một bệnh lý gây ra hiện tượng vòm họng nổi cục. Tuy nhiên bởi đây là khối u lành tính nên bệnh nhân không cần lo lắng quá nhiều về mức độ nguy hiểm của nó so với ung thư vòm họng.

Một số nhận biết tình trạng u vòm họng lành tính như: Khó thở, đau hàm, ngạt mũi, đau ở tai, cổ họng nghẹn ứ,… U lành ở vòm họng đều có thể điều trị dứt điểm nếu bệnh nhân tuân thủ phác đồ chữa trị đúng cách.

Ung thư vòm họng

Vòm họng nổi cục bất thường cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vòm họng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm đe dọa trực tiếp tới sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.

Ung thư vòm họng phát triển theo từng giai đoạn với dấu hiệu nhận biết đó là những nốt hạch ở cổ họng, ho ra máu,… Bệnh có thể kiểm soát tốt nếu ở giai đoạn đầu và càng về sau, tỷ lệ chữa trị thành công càng giảm.

Vòm họng xuất hiện cục có nguy hiểm không?

Vòm họng nổi cục có thể là biến chứng của nhiều bệnh lý, bởi vậy rất khó để xác định rằng tình trạng nổi cục đó có nguy hiểm tới tính mạng hay không. Người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý rằng nổi cục ở vòm họng rất có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng.

Ngoài tình trạng vòm họng nổi cục lớn, ung thư vòm họng còn biểu hiện một số triệu chứng như sau:

Hạch bạch huyết dưới hàm bị sưng: Sưng đau hạch bạch huyết ở phần dưới hàm và sau tai xuất hiện trên 70% ở những bệnh nhân bị ung thư vòm họng.

Ho khan, ho có đờm, dai dẳng lâu ngày không khỏi kèm theo hiện tượng có máu lẫn đờm khi ho.

Mũi chảy nhiều dịch nhầy kèm máu, thường trong tình trạng nghẹt mũi.

Giọng nói khàn đặc, khó nghe do khối u lớn chèn ép lên các dây thanh quản trong hộp thoại.

Cảm nhận đau nhức tại hốc mắt hoặc đau đầu do khối u chèn ép lên các dây thần kinh.

Ung thư vòm họng còn có khả năng di căn tương tự với những căn bệnh ung thư nói chung. Khi bệnh di căn, người bệnh sẽ cảm nhận được những ảnh hưởng mà chúng gây nên lên xương khớp, hệ miễn dịch, hệ hô hấp,…

Vòm họng nổi cục do bệnh lý ung thư gây ra hiện đang phổ biến hiện nay. Do đó người bệnh cần hết sức chú ý tới các dấu hiệu và chủ động khám chữa bệnh càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm.

Điều trị nổi cục tại vòm họng như thế nào?

Trước khi xác định những phương pháp điều trị bệnh, thông thường các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như những nguyên nhân gây ra. Từ đó có thể đưa ra những hướng chữa trị chính xác và đảm bảo tính hiệu quả lâu dài.

Tiến trình khám và chẩn đoán tình trạng bệnh được thực hiện theo các bước như sau:

Chẩn đoán sơ bộ: Tiến hành thăm hỏi sức khỏe và tiền sử các bệnh lý, quan sát vùng đầu, cổ nhằm xác định những vùng hạch bất thường. Những vị trí cần kiểm tra kỹ lưỡng như cổ, cằm, lưỡi, vòm họng. dưới hàm,…

Tiến hành nội soi họng: Bác sĩ sử dụng những dụng cụ nội soi chuyên dùng để khám vùng họng, giúp xác định vị trí của khối u và những bất thường tại niêm mạc họng nếu có.

Chụp X – quang: Giúp xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của khối u tới các vùng lân cận, kích thước cũng như vị trí cụ thể của khối u.

Đối với viêm họng hạt

Điều trị viêm họng hạt, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau để ngăn chặn nhiễm trùng lây lan và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày để tránh vi khuẩn có thể tăng sinh trở lại. Khi viêm họng hạt trở nặng, một số biện pháp phẫu thuật có thể được áp dụng.

Đối với viêm VA

Cũng giống như bệnh viêm họng, viêm VA ở mức độ nhẹ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị chủ yếu. Khi viêm VA bị tái phát thường xuyên và không có dấu hiệu giảm nhẹ sau khi đã chữa trị bằng thuốc, người bệnh cần được phẫu thuật nạo vét VA ngay.

Đối với u lành và ung thư vòm họng

Điều trị khối u lành tính và ung thư vòm họng khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với những bệnh lý trên. Bệnh nhân cần được sự thăm khám và theo dõi chặt chẽ từ những nhân viên y tế. Khối u cục sẽ được loại bỏ thông qua phẫu thuật cắt khối u, xạ trị và hóa trị nếu cần thiết.

Biện pháp phòng ngừa triệu chứng nổi cục tại họng

Vòm họng nổi cục gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cản trở hoạt động sống của con người, chúng cũng có thể gây nhiều biến chứng đe dọa tới tính mạng của mọi người. Bởi vậy, việc thăm khám, điều trị kịp thời và thực hiện biện pháp phòng ngừa, kiểm soát tình trạng này là điều hoàn toàn cần thiết.

Mọi người nên chú ý một số biện pháp sau trong thói quen sống hàng ngày:

Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày và sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, súc họng nhằm loại bỏ vi khuẩn trú ngụ trong họng.

Không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, gas gây hại cho cổ họng, không tiếp xúc với khói thuốc lá.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vùng tai, mũi, họng.

Uống nhiều nước mỗi ngày để duy trì sự trao đổi chất hiệu quả

Đeo khẩu trang kỹ càng khi phải đi ra ngoài, không nên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc nhiều khói bụi.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ và vitamin.

Không uống nước đá hay ăn đồ quá lạnh.

Tập luyện thể dục hàng ngày và vừa sức để nâng cao sức khỏe.

Tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh.

Không được tự ý mua thuốc uống điều trị mà chưa qua thăm khám kỹ càng.