Thịnh Hành 4/2024 # Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Đúng Nhất Hiện Nay # Top 9 Yêu Thích

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày là trình tự và những điều cần phải làm nhằm điều trị ung thư dạ dày hiệu quả nhất, bên cạnh việc hướng dẫn cách điều trị, cách sử dụng thuốc thì còn có hướng dẫn người bệnh có nhũng phương án dự phòng nếu như áp dụng phương pháp trước đó thất bại. Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm vì rất dễ làm ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh, chính vì thế, việc điều trị bệnh cần phải có một phác đồ cụ thể nhằm giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả như mong muốn. Để phác đồ điều trị căn bệnh này đạt hiệu quả tốt thì chúng ta cần phải có một số nhận định lâm sàng và cận lâm sàng và phác đồ điều trị bệnh cụ thể.

Nhận định lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư dạ dày

Đây chính là một trong nhiều căn cứ để có thể giúp các bác sĩ có hướng điều trị bệnh đúng đắn, hạn chế được những tác dụng phụ không đáng có và điều trị sát bệnh hơn, hạn chế nguy cơ tái phát cho người bệnh.

Chẩn đoán lâm sàng thấy người bệnh có những biểu hiện như sụt cân, đau thượng vị dạ dày, những triệu chứng rối loạn tiêu hóa; những triệu chứng u bướu như khó nuốt, xuất huyết tiêu hóa trên, nôn kéo dài; những biểu hiện bệnh muộn hơn như hạch thượng đòn, báng bụng, vàng da, hẹp môn vị dạ dày…

Chẩn đoán cận lâm sàng người bệnh có thể thực hiện nội soi dạ dày ( cần sinh thiết trên 6 mẫu để nhận định bệnh chính xác nhất); Siêu âm tổng quát ổ bụng, gan tận để chẩn đoán u bướu dạ dày; chụp Xquang dạ dày có cản quang; CT bụng để đánh giá khả năng di căn của khối u; một số xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm sinh học bướu hay Xquang phổi người bệnh cũng nên thực hiện đầy đủ dưới chỉ định của bác sĩ.

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ hội chẩn và đưa ra hướng điều trị bệnh thích hợp cho tình trạng bệnh, phù hợp với sức khỏe của người bệnh.

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày cụ thể

Chúng ta sẽ có phác đồ điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật và phác đồ hóa chất, mỗi phác đồ sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Phác đồ điều trị phẫu thuật dạ dày

Tùy vào mức độ xâm lấn của khối u mà chúng ta có thể chỉ cần cắt bỏ 1 phần dạ dày hoặc cắt bỏ hẳn dạ dày sau đó các bác sĩ nối ống thực quản với ruột non để quá trình tiêu hóa vẫn được thực hiện. Phẫu thuật là biện pháp được chỉ định nhiều và đây cũng là khâu cần phải được thực hiện nghiêm ngặt, phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày cần:

Chuẩn bị trước khi mổ. Trong phác đồ điều trị ung thư dạ dày trước phẫu thuật cần có một số biện pháp bù hoàn điện giải, máu phòng trường hợp bệnh nhân mất máu cần truyền máu; vệ sinh cơ thể và vùng mổ sạch sẽ; đặt ống sonde dung dịch bơm rửa sạch, thụt đại tràng và có biện pháp dự trù máu khi thực hiện phẫu thuật.

Chỉ định phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng khối u cũng như giai đoạn bệnh ung thư dạ dày sẽ có hướng chỉ định phẫu thuật phù hợp, có thể là phương pháp mổ truyền thống hoặc là phương pháp nội soi. Chỉ định mổ phẫu thuật tận gối hoặc phẫu thuật tạm bợ cho những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên và hẹp môn vị dạ dày; giai đoạn sớm thì áp dụng cắt niêm mạc dạ dày bằng phương pháp nội soi.

Tùy thuộc vào vị trí của khối u nguyên phát các bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định phẫu thuật đối với các trường hợp như:

Đối với những khối u ở 1/3 trên áp dụng phẫu thuật tận gốc cắt toàn bộ dạ dày hoặc cắt cực trên dạ dày, nạo hạch D2; phẫu thuật tạm bợ mở dạ dày da.

Đối với những khối u 1/3 giữa thì áp dụng phẫu thuật tận dốc cắt dạ dày toàn bộ và nạo hạch D2; phẫu thuật tạm bợ mở hỗng tràng

Đối với những khối u 1/3 dưới thì áp dụng phẫu thuật tận gốc cắt toàn bộ dạ dày, nạo hạch D2; phẫu thuật tạm bợ nối vị tràng

Đối với những khối u toàn bộ dạ dày thì áp dụng phẫu thuật tận gốc cắt toàn bộ dạ dày và nạo hạch D2, phẫu thuật tạm bợ mở hỗng tràng.

Điều trị sau mổ. Điều trị sau mổ cần có phương án bù nước, điện giải, đạm sau mổ hoặc truyền máu nếu như bệnh nhân mất máu quá nhiều. Dùng kháng sinh, các loại thuốc giảm đau, thuốc tăng miễn dịch từ 7-10 ngày như Cephalosporin và Metronidazole. Cần chăm sóc bệnh nhân sau mổ bằng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng, chăm sóc vệ sinh vết mổ, hướng dẫn bệnh nhân vận động và tháo sonde dạ dày …

Điều trị hỗ trợ. Hóa trị hỗ trợ áp dụng cho những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn IB, II, III đã thực hiện hỗ trợ, phác đồ hóa trị được sử dụng là ECF, ECX, DCF, DCX, X.

Hóa trị tạm bợ được áp dụng cho những bệnh nhân giai đoạn III không phẫu thuật, những bệnh nhân tái phát tế bào ung thư hoặc tế bào ung thư di căn. Phác đồ hóa trị được sử dụng là ECF, ECX, DCF, DCX.

Phác đồ hóa trị điều trị ung thư dạ dày

Phác đồ hóa trị cụ thể cho bệnh nhân ung thư dạ dày phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người bệnh, hóa trị được thực hiện theo chu kì, đối với những người bị bệnh ung thư dạ dày có thể được áp dụng một số phác đồ hóa chất như sau:

Phác đồ ECF thực hiện trong 3 tuần. Phác đồ này được dùng 3 loại thuốc chính với đường dùng truyền tĩnh mạch, Epirubicin liều dùng 50mg/ m2, ngày dùng N1; Cisplatin liều dùng 60g/ m2; ngày dùng N1; 5-FU liều dùng 1.000mg/m2, ngày dùng N1-4.

Phác đồ ECX dùng chu kì 3 tuần. Phác đồ này được dùng với 2 loại thuốc chính là cisplatin với liều dùng 60g/m2 truyền tĩnh mạch, ngày dùng N1; Capecitabine liều dùng 1250 mg/ m2 dùng uống chia làm 2 lần, ngày dùng 21N.

Phác đồ DCF dùng chu kì 3 tuần với Docetaxel dùng 75mg/m2 truyền tĩnh mạch, ngày dùng N1; Cisplatin dùng 75g/m2 truyền tĩnh mạch ngày dùng N1; 5-FU liều dùng 175 mg/m2 truyền tĩnh mạch, ngày dùng N1-5.

Phác đồ DCX dùng chu kì 3 tuần với Docetaxel truyền tĩnh mạch, liều dùng 75mg/m2, ngày dùng N1; Cisplatin truyền tĩnh mạch liều dùng 75mg/m2 ngày dùng N1; Capecitabine 1250mg/ m2 uống chia 2 lần, ngày dùng N1-21.

Phác đồ Irinotecan – Cisplatin, chu kỳ 3 tuần. Phác đồ này dùng Irinotecan 70mg/m2 truyền tĩnh mạch, ngày dùng N1, 15; Cisplatin dùng 80mg/m2 truyền tĩnh mạch, ngày dùng N2.

Người bệnh cũng có thể được áp dụng phác đồ hóa trị đơn chất với một số hóa chất như 5-FU, Capecitabine, Docetaxel, Irinotecan theo chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị hóa chất trong phác đồ điều trị ung thư dạ dày thì người bệnh cũng nên thăm khám bệnh để theo dõi diễn biến bệnh, trong 3 tháng đầu thì người bệnh mỗi tháng 1 lần cần tái khám định kì và sau đó nên thực hiện 6 tháng/ lần. Mọi hướng dẫn điều trị trong và sau quá trình điều trị bệnh thì các bạn nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.