Xem Nhiều 5/2024 # Dương Tính Vi Khuẩn Hp, Có Ung Thư Dạ Dày? # Top 0 Yêu Thích

Bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH (TP.HCM) cho biết nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là yếu tố hàng đầu gây viêm dạ dày hiện nay được ghi nhận ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

Vi khuẩn này lây chủ yếu qua đường ăn uống chung với người nhiễm HP. Kết quả nghiên cứu ghi nhận, 70% người Việt bị nhiễm vi khuẩn HP.

* Nếu một đứa trẻ dưới 5 tuổi nhiễm vi khuẩn HP từ bố mẹ của mình thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày của trẻ có cao không? Và việc điều trị HP của trẻ sẽ ra sao? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ không? (Khánh Nam, 45 tuổi, khanhnamphamnguyen@…)

– HP cũng là một yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày. Về Điều trị HP thì tùy phác đồ điều trị cho nhiều lứa tuổi, thể trạng nên bạn cứ yên tâm.

* Những dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày là gì? Khác gì với những triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày? Đêm đang ngủ đột nhiên bị thở dồn như người chạy bộ mệt kèm theo ợ hơi là ở vào giai đoạn nào của bệnh dạ dày? (Xuân Tuyền, 60 tuổi, huyện Nhà Bè, TPHCM, xuantuyen97@…)

– Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể không có triệu chứng hoặc chỉ khó tiêu, đau nhẹ thượng vị, buồn nôn hoặc chán ăn nên người bệnh thường vô tình phát hiện ra, sau khi đi nội soi dạ dày vì những dấu hiệu này. Muốn biết rõ giai đoạn nào cần đến bác sĩ nội soi.

* Viêm dạ dày ở vị trí hang vị có nguy hiểm không? Ung thư dạ dày thường xảy ra ở vị trí nào của dạ dày? (Ngọc Lam, 27 tuổi, TPHCM, lamngoc@…)

– Bất cứ vị trí nào cũng cần điều trị. Bất cứ vị trí nào của dạ dày cũng có thể xuất hiện ung thư dạ dày.

* Trong gia đình tôi có người mới mất do ung thư dạ dày. Cho tôi hỏi bệnh này có yếu tố di truyền không? Những thành viên còn lại trong gia đình nên làm gì lúc này, có nên đi tầm soát hết không? (Ngọc Long, 65 tuổi, Vũng Tàu, long.nguyenngoc@…)

– Đây là yếu tố nguy cơ nhưng không thể nói được. Bởi có những người có yếu tố nguy cơ nhưng không mắc ung thư. Những người không có yếu tố nguy cơ nhưng vẫn mắc ung thư. Đi tầm soát là điều cần làm.

* Tôi đang có thai ở tháng thứ 3 thì phát hiện ra ung thư dạ dày. Tôi phải làm sao? Nếu giữ thai có ảnh hưởng gì đến con của tôi không? (Thanh Thanh, 30 tuổi, TPHCM, thanhthanh.67@…)

– Tùy thuộc bạn bị ung thư vào giai đoạn nào. Cần kết hợp sản phụ khoa để ra quyết định. Bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến bác sĩ điều trị.

* Tôi 35 tuổi, do tính chất công việc phải thường xuyên đi tiếp khách, uống nhiều bia rượu, thức khuya… Cho tôi hỏi, ung thư dạ dày thường xảy ra ở những đối tượng và độ tuổi nào? Môi trường sống hiện tại của tôi có là một trong những nguy cơ không? (Đức Hạnh, 35 tuổi, Vũng Tàu, duchanhvt@…)

– Hút thuốc và uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt đối với các ung thư phần trên dạ dày gần thực quản. Tỷ lệ ung thư dạ dày gấp đôi ở người hút thuốc. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày tăng lên rõ rệt ở những người trên 50 tuổi.

Hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày ở độ tuổi 60 – 80. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng được phát hiện ở người trẻ tuổi ngày càng tăng và thường có tiên lượng xấu. Bạn nên thay đổi môi trường sống lành mạnh hơn.

* Tôi chuẩn bị bước vào đợt xạ trị ung thư dạ dày đầu tiên. Xạ trị sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống thường ngày của tôi? Những tác dụng phụ sẽ kéo dài trong bao lâu? (Nguyễn Thị Mai, 58 tuổi, Đồng Nai, nguyenmai.thi@…)

– Bên cạnh những lợi ích thì xạ trị cũng có nhiều bất lợi cho bệnh nhân, gây ra tác dụng không mong muốn cấp tính và mạn tính.

Tác dụng phụ cấp tính bao gồm kích ứng da hoặc tổn thương tại khu vực tiếp xúc với các tia bức xạ. Ví dụ như tổn thương các tuyến nước bọt hoặc rụng tóc khi bức xạ chiếu vào vùng đầu, mặt hoặc các vấn đề tiết niệu khi xạ trị vùng bụng dưới. Gây nhức mỏi, Buồn nôn. Để khắc phục tình trạng này, hiện đã có các loại thuốc giúp ngăn ngừa hoặc điều trị buồn nôn và ói mửa trong khi điều trị.

Tác dụng phụ muộn của xạ trị có thể xảy ra sau khi kết thúc liệu trình xạ trị và có thể tiến triển thành mạn tính, tùy thuộc vào khu vực của cơ thể được điều trị, bao gồm: xơ hóa (các mô bình thường bị biến thành các vết sẹo); tổn thương ống tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy và chảy máu; mất trí nhớ; vô sinh (không có khả năng sinh con); hoặc mắc thêm một bệnh ung thư thứ hai do tiếp xúc với bức xạ.

Tuy nhiên, trường hợp này hiếm gặp, vì ung thư thứ hai phát triển sau khi xạ trị phụ thuộc vào các phần của cơ thể được điều trị.

* Người sinh sống ở khu vực có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao thì cần tầm soát ung thư dạ dày. Tuy nhiên, làm sao tôi biết ai sinh sống ở khu vực có tỷ lệ cao ạ? (Thanh Lan, 55 tuổi, thanh.thanhlan@… )

Không loại trừ khu vực nào. Nếu có yếu tố nguy cơ, bạn nên đến bệnh viện tầm soát.

* Tôi bị viêm loét dạ dày lâu năm, hay bị xuất huyết dạ dày, đau dữ dội vùng thượng vị, toát mồ hôi, bụng cứng, mặt xanh xao, nôn và đại tiện có máu, phân màu đen… tôi có biểu hiện của tiền ung thư chưa và phải làm sao lúc này để phòng ngừa? (Mỹ Hạnh, 29 tuổi, myhanh@…)

– Đây là một trong dấu hiệu tiền Ung Thư, tổn thương viêm loét đường ống tiêu hóa nói chung. Lúc này bạn nên tới bệnh viện để khám làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết nếu cần để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

* Thưa bác sĩ, xuất huyết dạ dày lâu dài sẽ dẫn đến biến chứng gì nặng nhất? Có gây ra ung thư không? (Minh Nhân, 49 tuổi, nhan.doanminh@…)

– Đương nhiên xuất huyết dạ dày lâu dài sẽ dẫn đến biến chứng nặng, nguy hiểm như thiếu máu nặng, có thể tử vong, còn có gây ra ung thư thì không.

Nặng hay nhẹ tùy vào thời điểm bạn tiếp nhận. Xuất huyết tiêu hóa nặng thì còn đe dọa hơn cả Ung Thư. Chưa hẳn ung thư là nặng, vì có khi xuất huyết tiêu hóa quá nặng thì cũng có thể qua đời trước khi bị ung thư.

* Hiện nay, có nhiều phương pháp thúc đẩy ngăn ngừa bệnh lý về dạ dày như thiền, yoga… hoặc tập vật lý trị liệu. Bác sĩ vui lòng chia sẻ các hoạt động trên có giúp điều trị được bệnh dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày không? (Dũng Tiến, 34 tuổi, dungtien.pham@…)

– Bệnh lý dạ dày, viêm nhiễm nói chung là sự bất thường cán cân bảo vệ và hủy hoại. Thay đổi lối sống sinh hoạt sẽ tăng cường cán cân bảo vệ và loại bỏ yếu tố stress, nguy cơ, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh lý dạ dày. Ung thư thì điều trị đa mô thức nên cần sự kết hợp của nhiều phương pháp, chứ không thể đưa yoga, vật lý trị liệu như 1 khâu đại diện.

* Tỷ lệ mắc ung thư ở nhóm trẻ em hiện nay khá nhiều. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân từ đâu xảy ra như vậy? Làm sao để gia đình tôi có thể phòng tránh cho con mình sớm? (Hoàng Thịnh, 32 tuổi, thinh.nguyenhoang@…)

– Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống, sinh hoạt, thể dục đều đặn & thăm khám định kỳ.

* Từ đêm tới sáng tôi hay bị ợ nóng, có lúc như thức ăn bị chặn ở cổ, vùng thượng vị nong ran. Tôi có biểu hiện của bệnh về dạ dày thực quản không ạ? (Đức An, 46 tuổi, honguyenducan@…)

– Đây đúng là biểu hiện về bệnh dạ dày thực quản. Bạn nên tầm soát, thăm khám sớm.

* Tôi bị viêm loét dạ dày từ khi còn là sinh viên, suốt 5 năm được điều trị bằng thuốc nhưng đến khi sinh con liên tiếp 2 bé, tôi có đi nội soi kiểm tra nhưng không dùng thuốc, tình trạng này liên tiếp trong 8 năm, qua kết quả nội soi, tình trạng viêm ngày càng rộng hơn. Hiện tại tôi mang thai đứa con thứ ba, việ điều trị lại càng không thể. Liệu trong bao lâu nữa sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày ạ? (Duy Linh, 35 tuổi, duylinh.84@…)

– Vẫn có thuốc điều trị dạ dày cho bà bầu, mẹ cho con bú. Bạn nên theo sát quá trình điều trị bác sĩ đưa ra. Kết hợp điều trị từ nội khoa, sinh hoạt…ăn uống.