Xem Nhiều 5/2024 # Người Bị Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì? # Top 1 Yêu Thích

Ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe là thắc mắc nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân quan tâm. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe rõ rệt.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào đến bệnh ung thư dạ dày?

Dinh dưỡng rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh ung thư dạ dày. Bệnh nhân cần đầy đủ calo, protein, vitamin và khoáng chất để duy trì sức khỏe tốt nhất, đủ khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị bác sĩ đưa ra: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Nhiều người có quan niệm rất sai lầm là nhịn đói để các tế bào ung thư, khối u không phát triển được, tuy nhiên trên thực tế điều này chỉ khiến bệnh nhân sớm suy kiệt sức khỏe mà thôi, còn các tế bào ung thư vẫn gia tăng và phát triển bình thường.

Khi bị bệnh, việc nên ăn gì, không nên ăn gì để cơ thể khỏe mạnh, ức chế sự phát triển của khối u là điều tất cả mọi người đều rất quan tâm.

Người bị ung thư dạ dày nên ăn gì?

Rau xanh: Rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp bệnh nhân ung thư dạ dày tiêu hóa tốt, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Người bệnh có thể chế biến bằng cách hầm nhừ hoặc xay nhuyễn, hoặc ép thành nước uống hàng ngày.

Thực phẩm giàu protein: Sữa, ăn nhiều trứng, phô mai, thịt gà, cá… Protein có vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận diện và sửa chữa tế bào. Nó cũng giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi bị bệnh. Do đó, người bị ung thư dạ dày nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều protein vào khẩu phần ăn của mình.

Nước lọc: Cung cấp đủ chất lỏng trong quá trình điều trị ung thư rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Người bị ung thư dạ dày nên uống khoảng 2 lít chất lỏng mỗi ngày.

Hoa quả

Hoa quả là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của người bệnh ung thư dạ dày. Vậy ung thư dạ dày nên ăn quả gì tốt nhất?

Mãng cầu: Mãng cầu chứa hàm lượng lớn các phytonutrients và chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh mạn tính và tiêu diệt tế bào ung thư, trong đó có ung thư dạ dày

Cam quýt: cam, bưởi, quýt ngọt… chứa chất chống oxy hóa như vitamin C, flavonoid… có khả năng ức chế sự phát triển của những mạch máu cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho các khối u. Đặc biệt, vitamin C giúp tăng cường chức năng miễn dịch với bệnh tật, đồng thời khôi phục một cách tự nhiên tác động tiêu cực do ung thư đem lại.

Nấm: Nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo, nấm lim xanh… chứa nhiều chất polysaccharide có tác dụng ức chế các tế bào ung thư, kích hoạt tế bào miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư dạ dày. Trong nấm có thêm selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cụ thể trong các loại nấm trên thì nấm lim xanh Quảng Nam – loại nấm thuộc dòng Nấm linh chi được đánh giá cao nhất. Ngoài chứa polysaccharide thì trong nấm còn nhiều dược chất khác: Beta Glucan, Triterpenes… hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u, giúp người bệnh giảm đau, ngủ ngon hơn. Loại nấm này thường sử dụng sắc nước uống trong ngày. Rất nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã sống thêm 5 – 10 năm nữa nhờ kiên trì sử dụng nấm lim xanh hàng ngày.

CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH TIÊN PHƯỚC

Địa chỉ: Thôn 4, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

Số điện thoại: 0982419526

Email: [email protected]

Người bị ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?

Các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh: xúc xích, thịt hun khói, thịt đông lạnh… chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản.

Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại dưa cà muối, hành…

Thực phẩm quá cứng, khô cản trở sự co bóp của dạ dày

Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ

Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…

Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…

Thức ăn chế biến mặn: Các nhà nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư.

Rượu, bia, cà phê

Có thể bạn cũng quan tâm: Ung thư dạ dày sống được bao lâu

Một số vấn đề người bệnh ung thư dạ dày cần chú ý?

Không uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày.

Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, ăn từ 4-6 bữa trở lên.

Thức ăn dành cho người ung thư dạ dày phải là thức ăn mềm được nấu mềm hoặc nấu chín nhừ như cháo, súp, các món hầm để người bệnh dễ hấp thu

Ăn chậm nhai kỹ, nghỉ ngơi tuyệt đối sau ăn.

Thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn và cách chế biến tránh trùng lặp để người bệnh luôn có cảm giác ăn ngon miệng,