Phổ Biến 4/2024 # Tác Dụng Phụ Của Chích Ngừa Ung Thư Cổ Tử Cung Chị Em Cần Lưu Ý # Top 7 Yêu Thích

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư đứng thứ 2 ở phụ nữ về người mắc chỉ sau ung thư vú. Chính vì vậy việc chích ngừa ung thư cổ tử cung cũng là điều được nhiều chị em trẻ quan tâm đặc biệt. Vì vậy tìm hiểu việc chích ngừa này khá là quan trọng trong việc bảo đảm chích ngừa ung thư ở chị em được thành công. Bài viết này sẽ giải giúp bạn hiểu hơn về chích ngừa ung thư cổ tử cung cũng như tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung.

1. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

1.1. Mệt mỏi

Do tác động của những biến chứng đối với sức khỏe nên người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có sức hoặc không còn hứng thú với công việc.

1.2. Nôn và buồn nôn

Cùng với biểu hiện khó thở, nôn và buồn nôn cũng là một vấn đề mà bạn cần quan tâm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể là do tác dụng phụ của thuốc.

1.3. Ăn kém

Phần lớn bệnh nhân khi bước vào trong giai đoạn này đều cảm thấy chán ăn. Có thể là do tâm lý, tác động của các biến chứng bệnh, do quá trình tiêu hóa kém dẫn đến việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho có thể.

2. Tại sao cần chích ngừa ung thư cổ tử cung?

Cổ tử cung là bộ phận nối giữa tử cung và âm đạo ở nữ. Ung thư tử cung là bệnh làm cho các tế bào ở đây phát triển bất thường, không kiểm soát và tạo thành một khối u lớn. Qua những nghiên cứu khoa học, 99 % các bệnh nhân bị bệnh ung thư này đều có mặt của Human Papilloma Virus (HPV) là một loại virus gây khối u ở người. Vì vậy có thể nói nguyên nhân chính của căn bệnh này chính là do loại virus này gây nên.

Theo thống kê mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 14 trường hợp mắc mới và 7 trường hợp không qua khỏi vì căn bệnh này. Thông thường ung thư cổ tử cung xuất hiện ở những phụ nữ từ độ tuổi 40 trở đi. Nhưng virus HPV có thể đã có mặt trong người bệnh rất lâu, từ hàng chục năm trước đó. Vì lý do đó mà nữ từ những độ tuổi 9 đến 26 cần chủ động phòng tránh bệnh bằng việc chích ngừa ung thư cổ tử cung ngay bây giờ. Việc sử dụng vắc xin phòng ung thư cổ tử cung giúp cơ thể tạo ra kháng thể kháng virus HPV dẫn tới bệnh ung thư cổ tử cung. Virus này lây qua đường tình dục nên các chị em nên tiêm phòng trước lần quan hệ đầu tiên sẽ có hiệu quả tối đa.

3. Bao nhiêu tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung là tốt nhất?

Theo các khuyến cáo của chuyên gia thì nữ giới ở độ tuổi 9 đến 13 nếu tiêm vắc xin HPV sẽ có hiệu quả phòng ngừa ung thư cổ tử cung cao nhất. Tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyên những người ở độ tuổi 9-26 nên đi tiêm vắc xin này để đạt được kết quả tốt nhất. Với phụ nữ 26 tuổi trở nên và đã quan hệ tình dục thì vẫn có thể tiêm vắc xin này nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được tác dụng của vắc xin trong những trường hợp này.

4. Tác dụng của chích ngừa ung thư cổ tử cung

Ngày nay có 2 loại vắc xin có hiệu quả ngăn ngừa với virus HPV được cấp phép lưu hành. cả hai loại này đều được cấp phép lưu hành tại Việt Nam:

– Vắc xin ngừa 2 chủng HPV 16 và 18 có tên Cervarix

– Vắc xin ngừa 4 chủng HPV 16, 18 và 6, 11 có tên Gardasil

Cả 2 loại vắc xin này đều có các mảnh mô phỏng vỏ ngoài virus, nhưng không chứa virus nên chích ngừa vắc xin này không gây ra nhiễm HPV. Khi vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên chống lại các mảnh này. Do sự giống nhau với virus nên sau này virus HPV vào cơ thể sẽ bị hệ thống miễn dịch ngăn chặn.

Vắc xin HPV được dùng để chống lại virus HPV nhưng cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa các virus khác nhưng chưa được kiểm chứng về sức mạnh và thời gian tác dụng.

Sử dụng vắc xin này cho trẻ dưới 9 tuổi chưa được thử nghiệm. Vì vậy vắc xin này không được cấp phép hoặc khuyến cáo dùng cho trẻ em nữ dưới 9 tuổi.

5. Tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung thường gặp.

– Phản ứng thông thường nhất của vắc xin này sau khi tiêm là đau và sưng tại chỗ, không có các vấn đề nghiêm trọng hơn là sốt, chóng mặt, buồn nôn.

– Ngoài ra thì tác dụng bất lợi nhất của tiêm vắc xin này là ngất tại chỗ. Vì vậy người được tiêm sẽ được kiểm tra sau 15 phút tiêm vắc xin.

– Tác dụng phụ hiếm thấy của vắc xin là sốc phản vệ, nếu người tiêm vắc xin có những biểu hiện khó thở, da nổi đỏ, hôn mê hay co giật cần phải được cấp cứu ngay lập tức.

Chống chỉ định với vắc xin HPV

– Vắc xin HPV không được tiêm cho người đã bị sốc phải vệ trước đó bởi vắc xin HPV hoặc các loại vắc xin có thành phần tương tự.

– Người đang bị sốt cao trên 38 độ cũng không nên tiêm vắc xin

– Không khuyến cáo sử dụng vắc xin này với phụ nữ đang mang thai. Nếu phụ nữ mang thai sau khi tiêm mũi đầu tiên thì các mũi vắc xin còn lại cần được hoãn đến sau khi sinh trẻ. Vắc xin này vẫn có thể tiêm cho bà mẹ đang cho con bú vì đến nay chưa có báo cáo nghiêm trọng nào về các vấn đề sức khỏe của đối tượng trên.

Bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc của mọi người về vấn đề chích ngừa ung thư cổ tử cung. Tác dụng phụ của chích ngừa ung thư cổ tử cung cho cơ thể con người là không đáng kể. Vì lợi ích của bản thân, các bạn nữ trẻ nên đi chích ngừa ung thư cổ tử cung sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ hotline để được chuyên gia tư vấn miễn phí.