Xu Hướng 5/2024 # Phẫu Thuật Ung Thư Vú Bị Tái Phát: Nguyên Dân Do Đâu? # Top 5 Yêu Thích

Các phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư vú

Nếu được phát hiện sớm, thông thường bác sĩ sẽ hướng người bệnh điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ung thư vú. Tùy vào kích thước và mức độ lây lan mà có thể lựa chọn hai phương pháp phẫu thuật sau:

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú là phương pháp cắt toàn bộ nhu mô tuyến vú, da tổn thương, núm vú, chỉ để lại cơ và da thành ngực. Phương pháp này áp dụng đối với ung thư vú giai đoạn sớm, tránh cho bệnh nhân không phải xạ trị, phù hợp với người ở xa và các trung tâm ung thư.

Tuy nhiên, đây là phương pháp phẫu thuật phức tạp, cần thời gian can thiệp kéo dài, có thể gặp nhiều biến chứng. Đặc biệt, phương pháp này ảnh hưởng nặng nề tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh do bị mất một bên vú.

Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú

Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú là lấy đi khối u và một phần nhu mô tuyến vú xung quanh nên vẫn giữ được kích thước gần như bình thường.

Phương pháp này tuy thời gian lành vết thương nhanh, có thể bảo tồn nguyên vẹn tuyến vú nhưng buộc phải trị xạ bổ trợ sau mổ để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.

Các yếu tố khiến phẫu thuật ung thư vú bị tái phát lại

Những yếu tố sau được cho là tăng nguy cơ tái phát của ung thư vú:

Giai đoạn và bản chất của ung thư vú lần đầu

Khối u kích thước lớn. Những người có khối ung thư kích thước càng lớn thì có nguy cơ tái phát càng cao.

Bờ cắt dương tính hay gần bờ khối u. Trong quá trình phẫu thuật cắt khối ung thư, phẫu thuật viên sẽ cố gắng lấy toàn bộ khối u và một phần mô lành xung quanh. Sau đó, toàn bộ khối này sẽ được làm xét nghiệm giải phẫu bệnh để xác định xem bờ cắt có còn tế bào ung thư không.

Bờ cắt không tồn tại tế bào ung thư gọi là bờ cắt âm tính. Nếu bờ cắt tồn tại tế bào ung thư (bờ cắt dương tính) hoặc bờ giữa khối ung thư và phần mô lành quá gần nhau, nguy cơ tái phát có thể tăng.

Ung thư vú dạng viêm có nguy cơ tái phát tại chỗ cao hơn.

Vài dạng ung thư vú có tiên lượng xấu hơn. Các loại ung thư không đáp ứng với điều trị hormone hay điều trị nhắm trúng đích (ung thư vú 3 âm tính) có tiên lượng xấu hơn các loại ung thư khác và có nguy cơ tái phát cao hơn.

Điều trị không đầy đủ

Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chọn thêm các phương pháp khác như hoá trị, xạ trị hoặc điều trị nội tiết. Tuỳ thuộc vào giai đoạn và bản chất tế bào ung thư mà lựa chọn phương pháp điều trị tiếp theo. Những điều trị này để đảm bảo tiêu diệt tối đa tế bào ung thư còn sót lại. Những bệnh nhân không điều trị đầy đủ thường có nguy cơ tái phát cao hơn.

Các yếu tố khác

Tuổi trẻ hơn. Những phụ nữ trẻ, đặc biệt dưới 35 tuổi khi mắc ung thư vú lần đầu, có nguy cơ cao hơn đối với tái phát.

Béo phì. Có chỉ số khối cơ thể cao hay béo phì cũng tăng nguy cơ tái phát.

Làm sao để nhận biết ung thư vú tái phát?

Sau khi điều trị ung thư vú, chị em nên tự khám vú tại nhà, kiểm tra vùng điều trị và bên vú còn lại. Khi có bất kỳ thay đổi nào, hãy báo ngay với bác sĩ điều trị.

Đồng thời, đừng quên kiểm tra tầm soát ung thư tái phát theo lịch trình của bác sĩ. Ngoài tái khám, bạn cũng đồng thời làm những xét nghiệm như nhũ ảnh, MRI hay siêu âm vú theo chỉ định. Ung thư vú dù tái phát nếu được phát hiện sớm sẽ cho kết quả điều trị tốt hơn.

Giải pháp phòng ngừa ung thư vú tái phát sau phẫu thuật

Người bệnh có thể tham khảo những cách giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú sau phẫu thuật như:

Điều trị đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Tiếp tục các liệu pháp điều trị sau phẫu thuật theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Những biện pháp đó có thể là:

Liệu pháp hormone: Điều trị với hormone sau phẫu thuật có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú tái phát. Phương pháp điều trị này hiệu quả với ung thư vú dương tính với thụ thể hormone. Quá trình điều trị này có thể kéo dài 5 năm hoặc hơn.

Hoá trị:Với những bệnh nhân có nguy cơ cao, hoá trị đã được chứng minh làm giảm khả năng tái phát. Đồng thời, bệnh nhân được điều trị với hoá trị cũng sống lâu hơn.

Xạ trị: Xạ trị có thể kết hợp trước hay sau phẫu thuật nhằm đạt được hiệu quả tối ưu trong việc điều trị. Bệnh nhân có khối u lớn hay ung thư vú dạng viêm ít bị tái phát hơn nếu được điều trị xạ trị.

Liệu pháp nhắm trúng đích: Khi ung thư vú dương tính cao với protein HER2, điều trị bằng liệu pháp nhắm trúng đích có thể giúp làm giảm nguy cơ.

Thay đổi lối sống

Giữ cân nặng khoẻ mạnh: Giữ cân nặng hợp lý, giảm cân nếu béo phì có thể giúp làm giảm nguy cơ tái phát.

Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục không chỉ giúp duy trì vóc dáng khoẻ mạnh còn giúp tinh thần phấn chấn hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính. Hãy chọn những bài tập vừa sức, phù hợp với bản thân để duy trì đều đặn.

Ăn uống lành mạnh: Các nghiên cứu đã chỉ ra: một chế độ ăn nhiều chất béo và calories sẽ làm tăng estrogen trong máu. Do đó, giảm lượng chất béo sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ. Tuy vậy, cần ăn uống đầy đủ chất, tăng cường rau xanh và vitamin. Tránh ăn kiêng quá mức để cơ thể thiếu chất.

Giảm cồn, không hút thuốc lá.