Đề Xuất 5/2024 # Tại Sao Hóa Trị Ung Thư Gây Rụng Tóc # Top 3 Yêu Thích

Tóc là bộ phận cơ thể có khả năng phân chia nhanh giống tế bào ung thư nên chịu ảnh hưởng của thuốc hóa trị, dẫn đến rụng tóc.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP HCM), cho biết hóa trị là dùng thuốc đặc trị cho từng loại ung thư – phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh. Theo dòng máu, thuốc có thể tới mọi cơ quan trong cơ thể nơi tế bào ung thư ẩn nấp. Hóa trị có nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân lo lắng, đặc biệt là rụng tóc.

Tế bào ung thư có khả năng sinh sản nhanh hơn tế bào lành nên hóa trị chủ yếu tác dụng trên các tế bào phân chia nhanh. Trong cơ thể, các nang chân lông, tóc có khả năng phân chia nhanh nên bị ảnh hưởng của thuốc. Bệnh nhân ung thư sau khi vô thuốc đặc trị thường sẽ bị rụng tóc khoảng hai tuần sau đó. Ngoài tế bào tóc, các tế bào da, niêm mạc cũng bị ảnh hưởng tương tự.

Theo bác sĩ Vũ, mức độ rụng tóc thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người. Có bệnh nhân sẽ ít bị rụng tóc hơn người khác. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc từng mảng. Ngoài tóc bị rụng, thuốc còn gây tình trạng tóc bị mỏng và dễ bị gãy hơn.

Cách giúp giảm nhẹ rụng tóc

Chủ động cắt tóc ngắn. Dùng khăn trùm đầu để tránh tóc vương vãi. Sử dụng tóc giả, nếu biết trước sẽ bị rụng tóc, có thể chủ động sử dụng tóc của mình làm tóc giả.

Dùng thiết bị làm lạnh da đầu cũng có thể giảm được độ nặng của rụng tóc. Thiết bị này hiện đã có tại Việt Nam nhưng chi phí còn cao và không ngăn được hoàn toàn tóc rụng.

Sử dụng dầu gội đúng cách, có thể dùng loại dành cho em bé sẽ êm dịu cho da đầu hơn. Không sử dụng thuốc nhuộm, máy sấy tóc, massage da đầu quá mức có thể làm tổn thương da đầu đang nhạy cảm.

Ngoài rụng tóc, bệnh nhân cũng dễ bị sạm da, nám da. Do đó chú ý tránh ánh nắng khi ra đường bằng cách dùng khẩu trang, quần áo, kem chống nắng.

Ăn đủ chất, uống nhiều nước.

Sau khi ngưng thuốc, tóc sẽ mọc lại, thường dày và xoăn hơn sau 4-6 tháng. Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ điều trị nhằm tránh các loại thuốc gây rụng tóc nếu có thể. Không nên lo sợ tác dụng phụ mà bỏ qua điều trị.

Lê Phương – Vnexpress

Bé trai 3 tuổi bị phù não, xuất huyết não rất nặng, bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 nghi ngờ chấn thương bất thường, mời công an điều tra.

Tối 15/1, bé ngủ một lúc thì co giật, tím tái rồi ngưng tim, ngưng thở, người nhà đưa vào Bệnh viện Quận Bình Tân. Các bác sĩ cấp cứu hơn 15 phút tim bé đập trở lại, chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 19/1, cho biết bé vào viện trong tình trạng hôn mê, mạch nhanh, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng yếu, nội khí quản sùi bọt hồng. Các bác sĩ hút đàm nhớt, đặt ống nội khí quản, truyền thuốc vận mạch ardenalin để duy trì nhịp đập trái tim, nâng huyết áp, an thần.

“Bé thiếu oxy não rất nặng, có một số vết bầm ở tay, chân”, bác sĩ Phương nói. Kết quả chụp CT não, ngực và bụng cho thấy bé phù não, xuất huyết não dưới màng cứng. Mức độ phù não nặng đến nỗi tăng áp lực nội sọ, làm cho não bị tụt, đường giữa bị đẩy lệch sang bên phải. Chức năng đông máu của bé cũng rối loạn.

Các bác sĩ hội chẩn, nghĩ nhiều đến nguyên nhân bé bị chấn thương não bất thường, mời công an điều tra. Bé tử vong ngày 18/1, dù các bác sĩ nỗ lực cứu chữa. “Để xác định chắc chắn nguyên nhân bé tử vong, cần giám định pháp y và kết luận của cơ quan điều tra”, bác sĩ Phương nói.

Gia đình cho biết bé sống cùng bố, xa mẹ từ lúc ba tháng tuổi. Gần đây bố bé phải vào viện chăm ông bà đang bệnh nặng, gửi bé cho một người dì chăm sóc.

Lê Phương – Vnexpress

“Bệnh nhân 1440

Bác sĩ Văn Công Minh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, cho biết bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Vĩnh Long đến nay đã 25 ngày. Lần xét nghiệm thứ 12 của bệnh nhân này hôm 15/1 kết quả âm tính sau 10 lần dương tính. Lần xét nghiệm thứ 13 dương tính trở lại, bệnh nhân hôm nay tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm.

“Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, không có triệu chứng ho sốt, không có bất thường”, ông Minh nói. Theo quy định, sau 3 lần xét nghiệm liên tiếp kết quả âm tính, bệnh nhân sẽ được công bố khỏi bệnh.

Tình trạng xét nghiệm âm – dương xen kẽ nhiều lần đã xảy ra ở nhiều bệnh nhân Covid-19. Người được ghi nhận xét nghiệm nCoV nhiều lần nhất kể từ đầu dịch đến nay, là “bệnh nhân 52” hồi tháng 5/2024. Cô gái 24 tuổi quê Quảng Ninh từ Anh về, đã xét nghiệm tổng cộng 23 lần. Trong một tháng điều trị đầu tiên, bệnh nhân này xét nghiệm 13 lần, kết quả do âm – dương tính lẫn lộn, trước khi xuất viện lần một. Năm ngày sau xuất viện, cô có kết quả xét nghiệm tái dương tính, phải nhập viện ở Quảng Ninh, xét nghiệm thêm 4 lần nữa. Các bác sĩ quyết định chuyển cô đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Tại đây, cô được xét nghiệm thêm 5 lần, mới đủ điều kiện khỏi bệnh.

“Bệnh nhân 1440” trong nhóm 6 người từ Myanmar nhập cảnh trái phép qua đường mòn lối mở sáng 24/12, về nhà ở xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ngay sau khi về đến gia đình, người nhà đã thông báo với công an địa phương để đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm, kết quả ngày 26/12 dương tính nCoV, được cách ly điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Vĩnh Long.

Ba người khác trong nhóm vượt biên cùng bệnh nhân này cũng mắc Covid-19, gồm cô gái ở Đồng Tháp (bệnh nhân 1452), hai nam thanh niên ở TP HCM là “bệnh nhân 1451” và “bệnh nhân 1453”.

Công an tỉnh Vĩnh Long khởi tố vụ án Làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm theo điều 240, Bộ luật Hình sự 2024.

Cửu Long – Vnexpress

Người phụ nữ 35 tuổi, tiêm filler (chất làm đầy) vào dái tai với mong muốn tai to như “tai Phật

Trước khi làm thủ thuật, người này tham khảo chi phí một số nơi. Giá dịch vụ này tại bệnh viện khoảng chục triệu đồng, thực hiện tại spa giá rẻ hơn. Chị chọn tiêm filler ở một spa. Nhân viên tư vấn nói rằng chỉ mất 10-15 phút tiêm filler, không đau đớn, không chảy máu, không biến chứng, sau tiêm 7 ngày thì dái tai sẽ đầy đặn, “hài hòa với các đường nét trên khuôn mặt và cải thiện tướng số”.

Tuy nhiên, sau khi tiêm fille, tai của chị đau, sưng tấy đỏ, biến dạng. Chị vào Bệnh viện Da liễu Trung ương khám, bác sĩ chẩn đoán vùng tai của chị có dấu hiệu nhiễm trùng.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, ngày 18/1 cho biết bệnh nhân này gặp biến chứng do tạo hình “tai Phật” tại các cơ sở làm đẹp không được cấp phép.

“May mắn là bệnh nhân tới viện sớm nên vùng tai viêm nhiễm chưa xảy ra hoại tử, chỉ cần phẫu thuật cắt lọc”, bác sĩ Quang nói. Bệnh nhân đang được theo dõi sau phẫu thuật, vùng tai có thể sẽ để lại sẹo lồi lõm, không được tự nhiên như ban đầu.

“Chất làm đầy không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, tiêm vào cơ thể dễ gây kích ứng, biến chứng nhiễm trùng”, bác sĩ Quang cảnh báo.

Kỹ thuật tiêm filler đòi hỏi cần được thực hiện bởi các bác sĩ đào tạo bài bản, cơ sở thẩm mỹ có trang thiết bị y tế đảm bảo vô trùng. Không ít trường hợp gặp họa sau khi tiêm chất làm đầy filler như mù mắt sau nâng mũi, hoại tử vòng một, vòng ba.

Lê Nga – Vnexpress